0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Hiệu ứng phi tuyến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO DUNG LƯỢNG, TỐC ĐỘ TUYẾN THÔNG TIN QUANG (Trang 33 -34 )

IV. KỸ THUẬT BÙ TÁN SẮC

1.2. Hiệu ứng phi tuyến

Khi cường độ truyền trong sợi quang lớn như trong các hệ thống WDM sẽ gây ra các hiệu ứng phi tuyến. Sự phụ thuộc của chiết suất thuỷ tinh vào cường độ ánh sáng có thể gây ra pha của tín hiệu quang bị điều biến bởi chính

Tốc độ Gbít/s Sợi S-SMF(km) Sợi NZ-DSF(km)

2,5 1000 3400

10 60 200-400

cường độ của nó ( hiệu ứng tự điều biến pha SPM) hoặc bởi cường độ của các kênh lân cận (điều biến pha chéo XPM) hoặc có thể sinh ra bước sóng trội tại các bước sóng khác trong hệ thống WDM ( hiệu ứng trộn bốn sóng FWM). Các hiệu ứng phi tuyến không tác động một mình mà tương tác với tán sắc theo nhiều cách. Do tán sắc thể của sợi quang nên các quá trình điều chế pha sinh ra bởi SPM hoặc XPM sẽ gây ra méo dạng tín hiệu và jitter định thời. Tuy nhiên việc xác định chính xác sự tác động giữa phi tuyến và tán sắc là một công việc khó. Việc chọn sợi quang có tán sắc cao có thể lại cho phép giảm sự tác động của hiệu ứng XPM vì giá trị tán sắc cao có thể làm giảm khoảng cách mà tại đó ở các xung ở các kênh tương tác với nhau, đồng thời hiệu suất của FWM lại phụ thuộc vào sự phối hợp pha giữa các kênh tham gia quá trình này và nó sẽ lớn nhất khi không có tán sắc.

2. Hệ thống thông tin quang được quản lý tán sắc

Qua phần trên cho thấy, đối với các hệ thống thông tin quang tốc độ cao khoảng cách lớn cần thiết phải sử dụng biên pháp bù tán sắc hợp lý không chỉ quản lý tán sắc mà còn quản lý cả phi tuyến của hệ thống. Một nguyên tắc chung cho việc quản lý tán sắc và phi tuyến hiệu quả là giữ cho tán sắc cục bộ đủ cao để giảm các hiệu ứng phi tuyến trong khi đảm bảo rằng tán sắc tích luỹ tổng cộng là sát gần tới 0 đối với mỗi kênh trên toàn tuyến.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO DUNG LƯỢNG, TỐC ĐỘ TUYẾN THÔNG TIN QUANG (Trang 33 -34 )

×