Thí nghiệm chọn mật độ nuôi ban đầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mật độ ban đầu đến sự phát triển của tảo spirulina platensis nuôi trong nước khoáng (Trang 32 - 36)

trong thí nghiệm 1, yếu tố mật độ nuôi tảo ban đầu cũng có một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm 2 và thu được các kết quả như sau:

Hình 3.2: Đường cong sinh trưởng của quần thể tảo Spirulina platensis nuôi với các mật độ ban đầu khác nhau

Qua hình 3.2 cho thấy: khi nuôi tảo ở cùng môi trường dinh dưỡng, cùng điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và chế độ sục khí nhưng ở các mật độ nuôi ban đầu khác nhau, tảo có chu kỳ phát triển, tốc độ sinh trưởng và mật độ cực đại đạt được là khác nhau. Trong phạm vi thí nghiệm này cho thấy: Mật độ nuôi ban đầu tỷ lệ nghịch với chu kỳ phát triển của tảo và tỷ lệ thuận với mật độ cực đại mà tảo đạt được. Có nghĩa: khi mật độ ban đầu càng cao thì thời gian nuôi tảo càng ngắn và mật độ cực đại đạt được càng cao.

Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng về mật độ của quần thể tảo Spirulina platensis khi nuôi ở các mật độ ban đầu khác nhau

Ngày nuôi

Mật độ ban đầu (OD420nm)

0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0 0.10± 0.20± 0.30± 0.40± 0.50± 1 0.22±0.048 0.36±0.030 0.50±0.015 0.71±0.007 0.78±0.020 2 0.37±0.020 0.47±0.028 0.66±0.027 0.83±0.035 1.00±0.007 3 0.45±0.10 0.58±0.016 0.88±0.006 1.03±0.030 1.09±0.005 4 0.57±0.10 0.73±0.025 1.12±0.035 1.27±0.030 1.41±0.045 5 0.63±0.10 0.90±0.075 1.26±0.021 1.46±0.037 1.59±0.058 6 0.73±0.015 1.05±0.014 1.41±0.056 1.61±0.025 1.75±0.020 7 0.84±0.21 1.29±0.021 1.66±0.025 1.82±0.008 1.86±0.020 8 0.91±0.025 1.47±0.016 1.79±0.045 1.96±0.021 2.30±0.029 9 0.98±0.016 1.61±0.030 1.83±0.035 2.34±0.035 2.18±0.035 10 1.12±0.013 1.74±0.035 1.89±0.051 2.63±0.016 2.36±0.025 11 1.23±0.015 1.83±0.018 2.03±0.060 2.77±0.013 2.69±0.033 12 1.27±0.006 1.96±0.011 2.22±0.047 2.89±0.020 2.86±0.021 13 1.42±0.022 2.03±0.035 2.38±0.030 3.02±0.015 3.00±0.025 14 1.61±0.014 2.22±0.020 2.48±0.040 3.04±0.018 3.02±0.015 15 1.64±0.017 2.42±0.021 2.66±0.028 3.04±0.016 2.89±0.092 16 1.73±0.026 2.55±0.011 2.80±0.060 2.97±0.024 2.75±0.029 17 1.84±0.015 2.68±0.025 2.95±0.045 2.77±0.020 18 1.91±0.015 2.78±0.051 2.97±0.013 19 1.97±0.010 2.89±0.020 2.92±0.008 20 1.89±0.24 2.80±0.045 2.87±0.025 21 1.75±0.027 2.71±0.051

(Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±)

Qua bảng 3.5: ở 5 mức mật độ ban đầu khác nhau, tảo có tốc độ sinh trưởng khác nhau và đạt mật độ tối ưu khác nhau. Trong đó: Ở mật độ ban đầu 0.10(OD420nm) tảo đạt mật độ cực đại là 2.03(OD420nm) vào ngày nuôi thứ 19.33. Ở mật độ ban đầu 0.20(OD420nm) tảo đạt mật độ cực đại 2.89(OD420nm) vào ngày nuôi thứ 18.67. Ở mật độ ban đầu 0.30 (OD420nm), tảo đạt mật độ cực đại vào ngày nuôi thứ 17.67 là 2.97 (OD420nm). Tảo bắt đầu tàn lụi vào ngày nuôi thứ 18.

Ở mật độ ban đầu 0.40 (OD420nm) tảo đạt mật độ cao hơn so với mật độ ban đầu 0.50 (OD420nm), theo thứ tự là: 3.04 và 3.01(OD420nm) vào ngày nuôi

thứ 15.33 và 14.33.

Bảng 3.6: Kết quả phân tích LSD0.05 về mật độ cực đại tảo đạt được

Mật độ ban đầu (OD420nm) Mật độ cực đại X ±σ Thời gian đạt mật độ cực đại(ngày) 0.40 3.04a ± 0.045 15.33a ± 1.155 0.50 3.02a ± 0.031 14.33a ± 1.154 0.30 2.97ab ± 0.025 17.67b ± 1.000 0.20 2.89b ± 0.041 18.67bc ± 0.571 0.10 1.97c ± 0.026 19.33c ± 0.057

(Các chữ cái a, b, c khác nhau trong cùng cột có sự khác nhau với p < 0.05, độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±)

Qua kết quả phân tích LSD0.05 về mật độ cực đại tảo đạt được khi nuôi ở các thang mật độ ban đầu khác nhau cho thấy: mật độ cực đại của tảo đạt được khi nuôi ở mật độ ban đầu 0.50; 0.40 và 0.30 (OD420nm), sự sai khác không có ý nghĩa thống kê(P>0.05). Mật độ cực đại của tảo khi nuôi ở ban đầu 0.20 (OD420nm) sự sai khác có ý nghĩa thống kê(P<0.05) với mật độ ban đầu 0.50, 0.40 và 0.10(OD420nm) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê(P>0.05) với mật độ ban đầu 0.30 (OD420nm) Còn mật độ cực đại tảo đạt được khi nuôi ở mật độ ban đầu 0.10(OD420nm), sự sai khác có ý nghĩa thống kê(P<0.05) với mật độ cực đại đạt được khi nuôi tảo ở 4 thang mật độ ban đầu là: 0.20; 0.30; 0.40 và 0.50(OD420nm) ở thí nghiệm 2.

Kết quả phân tích LSD0.05 về thời gian tảo đạt sinh khối tối ưu khi nuôi ở các thang mật độ ban đầu khác nhau cho thấy: Thời gian đạt mật độ cực đại khi nuôi tảo ở mật độ ban đầu 0.20(OD420nm) với mật độ ban đầu 0.10(OD420nm) và mật độ ban đầu 0.30(OD420nm) sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Nhưng sự sai khác về mật độ cực đại khi nuôi tảo ở mật độ ban đầu 0.10(OD420nm) và 0.30 (OD420nm) có ý nghĩa thống kê (P<0.05) Thời gian tảo đạt mật độ cực đại khi nuôi ở mật độ ban đầu 0.40 (OD420nm)và 0.50 (OD420nm) sự sai khác không có ý nghĩa thống kê(P>0.05) nhưng sự sai khác có ý nghĩa

thống kê(P<0.05) với mật độ cực đại ở các thang mật độ ban đầu 0.10; 0.20; 0.30(OD420nm).

Bảng 3.7: Kết quả phân tích LSD0.05 về tốc độ sinh trưởng của tảo khi nuôi ở các mật độ ban đầu khác nhau.

Mật độ ban đầu(OD420nm) Tốc độ sinh trưởng (T ±σ) 0.10 0.103a ± 0.0021 0.20 0.123b ± 0.0010 0.30 0.126b ± 0.0015 0.40 0.121b ± 0.0020 0.50 0.117b ± 0.0036

(Các chữ cái a, b, c khác nhau trong cùng cột có sự khác nhau với p < 0.05, độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±)

Kết quả phân tích LSD0.05 về tốc độ sinh trưởng của tảo nuôi ở các mật độ ban đầu khác nhau cho thấy: tốc độ sinh trưởng ở mật độ ban đầu 0.10(OD420nm) sai khác có ý nghĩa thống kê(P<0.05) với các thang mật độ 0.20; 0.30; 0.40; 0.50(OD420nm) ở thí nghiệm 2. Tốc độ sinh trưởng của tảo giữa các mật độ ban đầu 0.20; 0.30; 0.40 và 0.50(OD420nm) sự sai khác không có ý nghĩa thống kê(P>0.05).

Từ kết quả thu được ở thí nghiệm 2 về tốc độ sinh trưởng, thời gian đạt mật độ cực đại và sinh khối tối ưu, chúng tôi chọn mật độ ban đầu 0.20(OD420nm) để tiếp tục làm thí nghiệm 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mật độ ban đầu đến sự phát triển của tảo spirulina platensis nuôi trong nước khoáng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w