trong nhà và nuôi ở điều kiện ngoài trời
Qua thời gian triển khai thí nghiệm chúng tôi thấy, biên độ dao động nhiệt độ hằng ngày của môi trường nuôi tảo ngoài trời là khá lớn, ở trong khoảng 29–350C. Đối với tảo Spirulina platensis thì khoảng nhiệt độ này thích hợp cho sự phát triển(Tador & Robert, 1998). Trong khi đó, thí nghiệm trong nhà nhiệt độ luôn ổn định ở mức 27 0C.
Bảng 3.8: Sự biến động pH của môi trường nuôi tảo trong quá trình thí nghiệm
Thí nghiệm PH
Cực đại Cực tiểu Trung bình
Trong nhà 9.83 ± 0.05 8.50 ± 0.03 9.24 ± 0.07
Ngoài trời 10.20 ± 0.10 8.50 ± 0.03 9.56 ± 0.09
(Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±)
Qua bảng 3.5 cho thấy: pH ở thí nghiệm nuôi tảo trong nhà và nuôi tảo ngoài trời đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tảo Spirulina
platensis. Ở thí nghiệm nuôi tảo trong nhà pH buổi chiều và pH buổi sáng có
sự dao động không đáng kể nhờ cường độ ánh sáng và nhiệt độ nuôi tảo luôn ổn định. Còn ở thí nghiệm nuôi tảo ngoài trời, pH buổi sáng và pH buổi chiều có sự dao động tương đối lớn là do buổi chiều nhiệt độ tăng, ánh sáng mạnh, tảo hấp thụ CO2 mạnh làm cho pH tăng cao.
Khi nuôi tảo ở điều kiện ngoài trời, ở ngày nuôi thứ nhất: pH sáng là 8.5, pH chiều là 8.8. Ở ngày nuôi thứ 16: pH sáng là 9.8, pH chiều là 10.2 (trước khi tảo đạt mật độ cực đại hai ngày). Còn khi nuôi tảo ở điều kiện trong phòng thí nghiệm, ở ngày nuôi thứ nhất: pH sáng là 8.5, pH chiều là 8.6 và ở ngày nuôi thứ 23: pH sáng là 9.75, pH chiều là 9.83(trước khi tảo đạt mật độ cực đại một ngày) pH tỷ lệ thuận với mật độ tế bào tảo. Khi mật độ tế bào tảo tăng thì pH tăng và khi mật độ tế bào tảo giảm thì pH cũng giảm. Như vậy, pH là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tảo. Trong thí nghiệm, pH luôn nằm trong khoảng thích hợp (8.5–10.2) cho sự phát triển của tảo.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm 3 chúng tôi đã thu được tốc độ sinh tăng trưởng về mật độ của tảo nuôi trong các điều kiện khác nhau, các kết quả thu được có trên bảng 3.6 và hình 3.3.
Bảng 3.9: Tốc độ sinh trưởng về mật độ của quần thể tảo Spirulina platensis khi nuôi trong phòng thí nghiệm và nuôi ở ngoài trời
0 0.20 ± 0.008 0.20 ± 0.003 1 0.38 ± 0.020 0.37 ± 0.021 2 0.53 ± 0.030 0.46 ± 0.015 3 0.66 ± 0.040 0.56 ± 0.027 4 0.68 ± 0.012 0.77 ± 0.045 5 0.71 ± 0.013 1.02 ± 0.035 6 0.73 ± 0.031 1.11 ± 0.030 7 0.89 ± 0.010 1.24 ± 0.028 8 1.00 ± 0.025 1.35 ± 0.025 9 1.10 ± 0.040 1.43 ± 0.028 10 1.12 ± 0.025 1.50 ± 0.021 11 1.15 ± 0.031 1.58 ± 0.030 12 1.23 ± 0.035 1.66 ± 0.022 13 1.28 ± 0.017 1.79 ± 0.026 14 1.34 ±0.026 1.84 ± 0.045 15 1.45 ± 0.016 2.00 ± 0.040 16 1.49 ± 0.020 2.34 ± 0.035 17 1.58 ± 0.021 2.47 ± 0.037 18 1.64 ± 0.030 2.58 ± 0.030 19 1.71 ± 0.013 2.54 ± 0.060 20 1.9 ± 0.023 2.41 ± 0.051 21 1.95 ± 0.025 22 2.03 ± 0.035 23 2.15 ± 0.035 24 2.20 ± 0.026 25 2.16 ± 0.040 26 2.01 ± 0.036
(Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±)
Ở điều kiện nuôi tảo Spirulina platensis ngoài trời:. Tảo đạt mật độ cực đại vào ngày nuôi thứ 18 là 2.58 (OD420nm) và đạt tốc độ sinh trưởng âm (T = - 0.02) vào ngày nuôi thứ 19 ngay sau khi đạt mật độ cực đại.
Ở điều kiện phòng thí nghiệm : Tảo đạt mật độ cực đại vào ngày nuôi thứ 24 là 2.20 (OD420nm) và đạt tốc độ sinh trưởng âm (T = - 0.03) ngay sau khi đạt mật độ cực đại.
Hình 3.3: Đường cong sinh trưởng của tảo Spirulina platensis nuôi trong phòng thí nghiệm và nuôi ngoài trời
Qua bảng 3.9 và hình 3.3 cho thấy: Khi nuôi tảo ở cùng điều kiện mật độ ban đầu, môi trường dinh dưỡng và thể tích nhưng nuôi ở điều kiện trong phòng thí nghiệm và ngoài trời thì tảo có tốc độ sinh trưởng, chu kỳ phát triển và đạt mật độ cực đại khác nhau. Qua các kết quả trên bảng 3.6 và hình 3.3 chúng ta có thể thấy, nuôi ở điều kiện ngoài trời tảo có tốc độ sinh trưởng và mật độ cực đại cao hơn so với nuôi ở điều kiện phòng thí nghiệm. Chu kỳ phát triển của tảo nuôi ngoài trời (17.67 ngày) ngắn hơn so với nuôi trong phòng thí nghiệm (24 ngày). Trong 3 ngày đầu tảo nuôi ở điều kiện phòng thí nghiệm tảo có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với nuôi ngoài trời là vì nguồn tảo gốc đưa vào nuôi thí nghiệm trước đó đã được nuôi trong phòng thí nghiệm, do đó khi đưa ra ngoài trời tảo cần có thời gian để thích nghi với điều kiện nuôi mới. Khi nuôi trong phòng thí nghiệm nhiệt độ luôn ổn định ở mức 270C, còn ở điều kiện ngoài trời nhiệt độ dao động trong khoảng 29-350C. Theo Tador & Robert
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 Ngày nuôi M ật độ tế bà o O D 4 20n m Phòng TN Ngoài trời
(1998 ) thì khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của tảo Spirulina platensis là 30-350C. Do đó khi nuôi ngoài trời có nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp hơn cho sự sinh trưởng và phát triển của tảo, nên tảo có tốc độ sinh trưởng và mật độ cực đại cao hơn khi nuôi ở trong phòng thí nghiệm.
Bảng 3.10: Kết quả phân tích LSD0.05 về mật độ cực đại và thời gian đạt mật độ cực đại
Thí nghiệm Mật độ cực đại Thời gian đạt mật độ cực đại(ngày)
Trong phòng thí nghiệm 2.20a ± 0.035 17.67a ± 0.58
Ngoài trời 2.58b ± 0.055 24.00b ± 1.00
(Các chữ cái a,b khác nhau trong cùng cột có sự khác nhau với P<0,05 độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±)
Kết quả phân tích LSD0.05 về mật độ cực đại cho thấy: khi nuôi ở điều kiện trong phòng thí nghiệm và ở điều kiện ngoài trời tảo đạt mật độ cực đại khác nhau với sự sai khác có ý nghĩa thống kê(P<0,05) kê. Trong đó, nuôi ở điều kiện ngoài trời tảo đạt mật độ tối ưu(2.28) cao hơn so với nuôi trong nhà là 2.20(OD420nm).
Kết quả phân tích LSD0.05 về thời gian tảo đạt sinh khối tối ưu cho thấy: khi nuôi tảo ở điều kiện trong phòng thí nghiệm và nuôi ở ngoài trời thì tảo có chu kỳ phát triển khác nhau và sự sai khác đó có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
Từ kết quả trên cho thấy, các kết quả thu được trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 khi đưa vào ứng dụng để nuôi tảo Spirrulina platenssis ở điều kiện ngoài trời thu được kết quả tốt hơn. Điều này mở ra triển vọng rất tốt đối với việc ứng dụng các kết quả đã nghiên cứu ở thí nghiệm 1 và thí nghiêm 2 vào nuôi sinh khối tảo Spirulina platensis ở điều kiện ngoài trời.
Bảng 3.11: Kết quả phân tích LSD0.05 về tốc độ sinh trưởng của tảo khi nuôi ở điều kiện trong phòng thí nghiệm và ở ngoài trời.
(T ±σ)
Trong nhà 0.091 a ± 0.0021
Ngoài trời 0.125b ± 0.0010
(Các chữ cái a, b, c khác nhau trong cùng cột có sự khác nhau với p < 0.05, độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±)
Qua kết quả phân tích LSD0.05 về tốc độ sinh trưởng tương đối trung bình theo ngày trong suốt chu kỳ nuôi của tảo cho thấy: khi nuôi ở điều kiện ngoài trời tảo có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với nuôi ở điều kiện trong nhà tương ứng với các giá trị là 0.125/ngày và 0.091 /ngày. Và sự sai khác về tốc độ sinh trưởng khi nuôi tảo ở điều kiện nuôi khác nhau có ý nghĩa thống kê(P<0.05).