Văn hoá giáo dục y tế

Một phần của tài liệu Tĩnh gia trong công cuộc đổi mới 1986 2003 (Trang 25 - 27)

Với chủ trơng phát triển kinh tế không tách rời khỏi phát triển văn hoá xã hội. Trong thời gian này (1986 - 1990) công tác văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến theo hớng tích cực. Huyện chủ trơng thực hiện việc xây dựng gia đình văn hoá với nội dung sản xuất giỏi, chấp hành các chủ trơng, đờng lối của Đảng và Nhà nớc, gia đình thuận hoà, đoàn kết, thực hiện kết hôn đúng pháp luật, chống tệ nạn tảo hôn, đa thê, đánh đập phụ nữ, bạc đãi ngời giả, đặc biệt Tĩnh Gia còn làm rất tốt kế hoạch hoá gia đình: gia đình có từ 1-2 con và hạ tỷ lệ phát triển dân số năm 1989 là 2,2% đến năm 1990 chỉ còn 2%.

Đảng bộ huyện đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, quan tâm cổ vũ phong trào động viên giúp đỡ thiết thực các đối tợng chính sách nhất là thơng binh gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.Từ năm 1988 đến năm 1990 huyện đã xây dựng 7 ngôi nhà tình nghĩa, hỗ trợ hàng năm 120 tấn gạo và các vật dụng khác, xây dựng quỹ tình nghĩa với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, ủng hộ giúp đỡ các gia đình cán bộ và chiến sỹ đang chiến đấu ngoài biên giới, hải đảo, ngời già neo đơn, trẻ em mồ côi, nhân dân vùng bị thiên tai mất mùa, khó khăn.

Để giảm bớt các tệ nạn xã hội, để làm cho tình hình an ninh chính trị ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân, huyện đã thực hiện tơng đối tốt giải quyết việc làm cho ngời lao động bằng việc phân công lại lực lợng lao động phù hợp với cơ chế quản lý mới, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, chủ động giải quyết 58.000 lao động trong nông nghiệp và 11.000 lao động phi công nghiệp. [ 2,11]

Huyện đã vận động và tổ chức quần chúng tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể tạo nên khối thống nhất trong toàn dân để thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh của Trung ơng trong công cuộc đổi mới.

Về mặt giáo dục thì Huyện uỷ đã nhận thức rất đúng việc bồi dỡng và phát triển nhân tố con ngời - Nhân tố con ngời lại càng đợc nhấn mạnh và xác định tầm quan trọng để tiến hành tốt hơn nữa sự nghiệp đổi mới quê hơng. Chính vì vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhất định song huyện vẫn đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất ở các nhà trờng. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho những ngời trực tiếp dạy học, nhất là ở vùng xa xôi, miền núi khó khăn. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch đào tạo. Do đó mà sỉ số học sinh ở các cấp học và các ngành học đợc ổn định và từng bớc nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện, hoàn thành kế hoạch xoá nạn mù chữ và phổ cập cấp 1 vào năm 1990 và xây dựng xong cơ sở bồi dỡng giáo viên của huyện, năm 1988 xây dựng xong trờng phổ thông trung học ở phía Nam.

Huyện đã tiến hành nâng cao các hoạt động văn hoá, văn nghệ, nhất là văn hoá quần chúng và nếp sống mới ở cơ sở. Trớc mắt Tĩnh Gia còn xác định chú trọng củng cố và tổ chức quy chế quản lý hoạt động của các bộ môn trong ngành văn hoá từ huyện đến cơ sở.

Còn về công tác y tế thì Tĩnh Gia đã mở rộng đợc mạng lới và nâng cao chất lợng. Tu sửa đầu t có cả sự đóng góp của nhân dân và Nhà nớc trong việc nâng cấp cơ sở và thiết bị y tế ở các trạm xá xã, bệnh viện đa khoa Huyện để khám, chữa bệnh góp phần bảo vệ, chăm sóc tăng cờng sức khoẻ cho nhân dân, nhất là bà mẹ và trẻ em. Tuyên truyền các phong trào thể dục thể thao quần chúng, tuyên truyền để nhân dân phòng chống các dịch bệnh kịp thời. Huyện còn đẩy mạnh nuôi trồng chế biến thuốc nam, quản lý sử dụng nguồn thuốc tân dợc, đảm bảo cho các cơ sở y tế kịp thời khám, chữa bệnh cho nhân dân, ứng phó có hiệu quả với mọi loại bệnh đột xuất, hoàn thành các đợt tiêm chủng và mở rộng cho các cháu trong độ tuổi.

Mặc dù đã rất cố gắng trong điều kiện có thể để đạt đợc những thành tựu đáng khích lệ, nhng trong quá trình thực hiện các mục tiêu về văn hoá xã hội, giáo dục, y tế còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại cha khắc phục đợc đó là: Việc thực

hiện công tác đền ơn đáp nghĩa và các phúc lợi xã hội còn thấp, vấn đề kế hoạch hoá nhìn chung còn mang tính chất hình thức, tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn cao. Tuy trong xã hội đã phần nào giải quyết đợc việc làm cho lực lợng lao động thừa nhng nguồn lao động mà huyện có so với sự phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu việc làm cha cân xứng.

Đặc biệt, về giáo dục thì mặc dù có đầu t nhng cơ sở vật chất còn thiếu thốn,các cấp học còn rời rạc, đời sống giáo viên, cán bộ giáo rất thấp nên dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong chiến lợc phát triển giáo dục.

Còn về y tế thì mức độ đầu t còn hạn chế, việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân còn ở diện hẹp, mạng lới y tế ở cấp xã hoạt động còn yếu. Các hiện tợng tiêu cực trong ngành y tế còn gây nhiều phiền hà cho ngời bệnh.

Một phần của tài liệu Tĩnh gia trong công cuộc đổi mới 1986 2003 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w