Chuyển dịch cơ cấu lao động nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn tỉnh vĩnh long hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

3.3Chuyển dịch cơ cấu lao động nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo

3.3

3.33.3 ChuyChuyChuyChuyểểểểnnnn ddddịịịịchchchch ccccơơơơ ccccấấấuấuuu laolaolaolao độđộngđộđộngngng ---- nghnghnghnghềềềề nghinghinghinghiệệệệpppp ởởởở nnnnôôôôngngngng ththththôônôônnn ttttỉỉỉỉnhnhnhnh VVĩĩĩĩnhVVnhnhnh LongLongLongLong theotheotheotheo h

h

hhướướướướngngngng CNHCNH ---- HCNHCNH HHHĐĐĐĐHHHH

3.3.1 Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Trước hết, cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động so cho phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng. Hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, trên cơ sở điện khí hóa, cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cần quy hoạch các vùng chuyên canh, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn với phương châm đưa công nghiệp gắn với các vùng nguyên liệu, với thị trường nông thôn, tạo sự liên kết gắn bó giữa công nghiệp với nông nghiệp và thu hút lao động dư thừa trong nông

thôn. Trước mắt cần tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ như: rau quả, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, cơ điện nông thôn, dệt may… khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới. Phát triển các ngành dịch vụ.

3.3.2 Nâng cao chất lượng lao động nông thôn

Đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cần mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp đào tạo với khuyến nông, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng địa phương nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp. Đối với những lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa bàn nông thôn. Theo hướng này cần sớm tiến hành quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn nông thôn. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng được đào tạo. Phát triển các hình thức đào tạo ngắn ngày tại cơ sở, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển đào tạo nghề cho nông thôn. Mở rộng các hình thức xuất khẩu lao động nông thôn tham gia vào các chương xuất khẩu lao động.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long cần tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong thời gian tới. Đây là hình thức tạo việc làm và xã hội hóa giải quyết việc làm dựa trên các quan hệ kinh tế thị trường, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của các địa phương, hướng đi tới phát triển đa dạng sản phẩm hàng hóa ở nông thôn. Hiện nay trên địa bàn nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long đồng thời tồn tại các loại hình kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình. Trong những năm gần đây, trong khi khả năng tạo việc làm và duy trì việc làm của kinh tế tập thể ngày càng giảm thì kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân tỏ ra có nhiều ưu việt trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long chưa tương xứng tiềm năng, cần tăng cường đầu tư để phát triển kinh tế và khả năng tạo việc làm. Việc đầu tư cho ngành nghề và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ chưa được quan tâm đúng mức cả về chủ trương và giải pháp nên chưa

tạo được những tiền để vật chất cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu. Để thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn phát triển trong thời gian tới cần có sự đầu tư của Nhà nước, thay đổi môi trường và điều kiện để thu hút nguồn vốn trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển ngành nghề trên địa bàn nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn tỉnh vĩnh long hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 45)