Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn tỉnh vĩnh long hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

3.1Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

3.1

3.13.1 PhPhPhPháááátttt tritritritriểểểểnnnn kinhkinhkinhkinh ttttếếếế nnnnôôôôngngngng ththththôôônônnn ggggắắắắnn vnn vvvớớớớiiii gigigiảgiảảảiiii quyquyquyquyếếếếtttt viviviviệệệệcccc llllàààmàmmm chochochocho ngngngngườườiiii laoườườ laolaolao độđộđộđộngngngng n

n

nnôôôôngngngng ththththôôôônnnn ởởởở ttttỉỉỉỉnhnhnhnh VVVVĩĩĩĩnhnhnhnh Long.Long.Long.Long.

3.1.1 Việc làm của người lao động nông thôn trong ngành trồng trọt và chăn nuôi Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất hiện có. Thâm canh là con đường đúng đắn, là phương thức canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Đối với các nước tiên tiến, quá trình thâm canh đồng thời là quá trình giải phóng lao động nông nghiệp, còn đối với tỉnh Vĩnh Long cũng như nước ta quá trình thâm canh lại lá quá trình thu hút lao động. Thực tế cho thấy đầu tư lao động sống cho thâm canh lúa ở tỉnh Vĩnh Long vẫn đang có hiệu quả. Với cơ chế khoán khoán sản phẩm, người lao động thực hiện phương châm “lấy công làm lãi” đã đầu tư lao động sống nhiều hơn để làm đất kỹ, gieo mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ, đúng thời vụ, làm cỏ nhiều lần, tưới tiêu tốt, bón phân tốt theo nhu cầu sinh trưởng của cây lúa đã góp phần tăng đáng kể năng suất và sản lượng. Đặc biệt đối với các hộ nghèo, do vốn ít, các khâu khác trong quy trình kỹ thuật không được thực hiện chặt chẽ, nên khả năng tăng năng suất lúa còn rất lớn. Nếu thực hiện các khâu trên có thể tăng năng suất lúa gấp 1,5 – 2 lần. Mở rộng diện tích gieo trồng là một trong những hướng quan trọng để tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên mỗi vùng có điều kiện tự nhiên nhất định, do vậy mỗi địa phương trong các vùng nông thôn của thành phố cần từng bước bố trí lại cơ cấu cây trồng, cụ thể là:

- Cây lương thực: Đầu tư thâm canh, sử dụng các giống lúa năng suất, chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ canh tác hiện đại nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Ngoài cây lúa, phát triển các loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn… tại các vùng đất chuyên canh.

-Cây thực phẩm: Mở rộng diện tích gieo trồng các loại rau, đậu thực phẩm, chú trọng phát triển những loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao và cho sản phẩm hàng

hóa như: Cà chua, hành, đậu bắp, dưa chuột và một số cây làm nguyên liệu hàng hóa cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu… Hình thành các vùng cây thực phẩm tập trung chuyên canh, sản xuất theo công nghệ cao, hiện đại, trồng trong nhà kín, che chắn gió, sương muối. Xây dựng vùng rau sạch trong khu vực như xà lách xoan Bình Minh, vùng chuyên canh rau sạch Phước Hậu ( Long Hồ),...

- Cây công nghiệp: Mở rộng diện tích trồng cây đặc sản cho thu nhập cao như : Bưởi Năm roi Mỹ Hòa ( Bình Minh ), Cam sành Tam Bình, cam Xoàn,... Hiện toàn tỉnh có khoảng 47.700 ha cây lâu năm. Trong đó diện tích cây ăn trái gần 40 ngàn ha. Sản lượng trái cây của Vĩnh Long hàng năm gần 400 ngàn tấn.Chú trọng cung cấp các loại cây giống chất lượng cao cho các hộ gia đình. Như vậy, việc đầu tư lao động sống cho sản xuất nông nghiệp cũng như việc cải tạo đồng ruộng, làm cỏ nhiều lần, bón phân đúng kỹ thuật… để tăng khối lượng sản phẩm vẫn cần tăng thêm lao động sống. Đó là biện pháp để tăng thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân. Xu hướng này tuy ngược với quy luật phổ biến của các nước trong quá trình đưa nông nghiệp đi lên sản xuất lớn theo hướng CNH, HĐH nhưng lại phù hợp với nền nông nghiệp, nông thôn nước ta. Vì vậy, ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long còn có khả năng thâm canh tăng năng suất lao động mà lao động dư thừa còn lớn, ngành nghề chậm phát triển, thì xu hướng tăng chi phí lao động sống là hướng đi có hiệu quả cần được nghiên cứu và vận dụng. Thu nhập của người nông dân còn thấp do đó để mở rộng diện tích gieo trồng cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đầu tư thủy lợi bảo đảm nguồn nước tưới tiêu, các chính sách thích hợp về thuế nông nghiệp và phân phối sản phẩm đặc biệt là các khoản cho tăng vụ. Những chính sách của Nhà nước cho họ niềm tin vào quá trình sản xuất mà họ phải đầu tư sức lao động, thời gian và nguốn vốn của bản thân.

Do khả năng đầu tư của hộ nông dân có hạn, diện tích lúa vụ ba không tăng nên vô hạn. Do vậy phát triển chăn nuôi là biện pháp quan trọng để tăng thu nhập và tăng thêm việc làm cho nông dân. Để thực hiện giải pháp này cần ổn định đàn lợn, tăng nhanh đàn bò thịt, đảm bảo cung cấp giống có chất lượng cao, phát huy hình thức chăn nuôi gia cầm trong hộ gia đình,tăng nhanh số lượng gia súc gia cầm hàng hóa và nuôi thử nghiệm một số loại vật nuôi có giá trị cao như: dê, rắn mối, ba ba thịt,...để đa dạng hóa vật nuôi.

3.1.2 Việc làm của người lao động nông thôn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

Việc làm của người lao động nông thôn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm theo hướng đa dạng hóa:

- Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gạo, ngô, củ: Đầu tư cho các doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình sản xuất các loại sản phẩm đa dạng như: bột các loại, bánh kẹo các loại… đầu tư dây chuyền sản xuất mì ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền… Và các sản phẩm khác.

- Chế biến các sản phẩm rau, quả cao cấp, bảo quản thực phẩm… phục vụ xuất khẩu. Áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư để phát triển sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, trước hết là nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, các cơ sở chế biến nông sản và hàng tiêu dùng quy mô nhỏ, đáp ứng yêu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu. Phát triển một số ngành nghề ở địa bàn nông nghiệp và ngoại thành, các cơ sở xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, trực tiếp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho dân cư. Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Long còn có thể tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ nông nghiệp như: Di chuyển dần các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ra khu vực ngoại thành của tỉnh để lao động nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc làm vì phần lớn ngành sản xuất vật liệu xây dựng là lao động thủ công sản xuất gạch, ngói, khai thác cát. Đầu tư phát triển các sản phẩm mới như gốm cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn,… nhằm thu hút lao động nông thôn được đào tạo nghề có việc làm. Đầu tư nâng cấp hệ thống dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp hiện có nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở, tăng cường đầu tư hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, hệ thống chợ…

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn tỉnh vĩnh long hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 42)