Cùng tìm điểm chung của nhau

Một phần của tài liệu Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi thiếu niên (Trang 34)

Cách giải quyết mâu thuẫn triệt để nhất là để hai phía cha mẹ và con cái cần tìm được một chỗ đứng chung hay một điểm chung để cùng đồng ý. Kéo gần khoảng cách hai thế hệ. Sau đó mới giải quyết được bất đồng, tạo lòng tin ở nhau.

Nhưng giải pháp này khó thực hiện bởi việc thay đổi quan điểm của một người về một khía cạnh không phải là dễ. Cần có thời gian để chấp nhận điều đó. Con và cha mẹ nên thông cảm lẫn nhau.

Đây là cách giải quyết triệt để nhất cũng nhu cần thời gian lâu nhất, bởi vì cha mẹ cần thời gian tìm hiểu tính cách của con cũng như ngược lại con cái cũng cần thời gian tìm hiểu cha mẹ rồi từ đó mới tìm ra được điểm chung. Cha mẹ nào cũng muốn điều tốt nhất cho con tuy nhiên,ý tưởng về thứ tốt nhất của họ nằm khác xa với những ý tưởng về thứ tốt nhất của bản thân mình cho nên cần tìm hiểu cha mẹ nghĩ thế nào để tìm ra được thứ gì là tốt nhất cho bản thân

2.2.5. Tìm hiểu sở thích của con

Cha mẹ muốn hiểu con cái mình hơn nên chủ động bỏ thời gian ra để tìm hiểu sở thích của con. Đừng chỉ nhìn bề ngoài mà đã bảo con có sở thích nhảm nhí hoặc cấm đoán con theo đuổi đam mê của mình. Con ở lứa tuổi này rất ít nghĩ đến chuyện thân thiết với cha mẹ mình hơn nên cha mẹ phải tốn công sức mà cố gắng tìm hiểu con.

Tình huống1: Con rất thích một bộ truyện tranh nhưng cha mẹ lại nói đó là nhảm nhí. Không tôn trọng sở thích của con khiến con nổi nóng. Dẫn đến xung đột.

Tình huống 2: Con rất thích một bộ truyện tranh nên chú tâm vào nó nhiều. Ít dành thời gian cho cha mẹ và học tập. Cha mẹ đã bỏ thời gian ra xem bộ truyện đó và cũng hiểu được phần nào lý do con mình lại thích nó đến vậy. Họ nói với con rắng: “Cha mẹ cũng đã thử xem bộ truyện đó rồi. Cũng khá thú vị đó con.” Rồi con và cha mẹ có thể có một điểm chung cùng trò chuyện, tha thiết hơn. Cha mẹ sau đó có thể nói với con rằng: “Nhưng con cũng đừng bỏ bê chuyện học hành.”

2. 3 Kết luận và kiến nghị

Qua khảo sát 500 học sinh và 300 phụ huynh học sinh về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi thiếu niên thì có thể bước đầu rút ra kết luận:

Trong gia đình ngày nay, tình trạng diễn ra xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con đang rất gay gắt. Xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều bắt đầu từ sự bất đồng quan điểm do sự cách biệt của hai thế hệ.

Hầu hết cha mẹ và con đều chưa có cách giải quyết xung đột tâm lý. Tình hình này sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu tình trạng này cứ kéo dài. Xung đột sẽ ngày càng gay gắt hơn nếu cha mẹ và con cái không tìm ra điểm chung có thể cùng đồng tình.

Có sự khác biệt về mức độ diễn ra xung đột tâm lý dựa vào giới tính con.

Dù áp dụng tốt những giải pháp giúp hạn chế xảy ra xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con nhưng không thể hoàn toàn ngăn chặn. Xung đột tâm lý diễn ra là điều tất yếu trong gia đình vì sự thay đổi quan điểm qua thời gian là không thể ngăn cản được.

Với đề tài này, trong hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng khảo sát sang học sinh và phụ huynh các trường THCS trên địa bàn quận 7 và các vùng lân cận (huyện Nhà Bè, quận 4,…) để có thể so sánh mức độ xảy ra xung đột giữa các đối tượng học sinh và phụ huynh khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kế Hào(2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học lứa tuổi sư phạm,

Đại học Sư phạm, TPHCM.

2. Đỗ Hạnh Nga(2005), Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở về nhu cầu độc lập, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý học, Hà Nội.

3. Nguyễn Xuân Thức(2011), Tâm lí học đại cương, Đại học Sư phạm, TPHCM. 4. Nguyễn Xuân Thức(2005), “Xung đột tâm lý trong giao tiếp nhóm bạn bè của

học sinh tiểu học”, Tạp chí Tâm lý học, 3 (72), tr.21-24. ● Website

5. Linh Nguyễn, Cha mẹ - con cái và những xung đột tâm lý, 10/11/2014,

http://afamily.vn

Một phần của tài liệu Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi thiếu niên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w