Những mong muốn

Một phần của tài liệu Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi thiếu niên (Trang 29)

Đến 161/300 cha mẹ mong muốn con xem mình như một người bạn và chia sẻ suy nghĩ với mình. Nhưng trách nhiệm của bậc cha mẹ thật sự nặng nề nên việc có thể vừa làm cha mẹ vừa làm bạn với con có thể gọi là chuyện không thể. Tâm lí con luôn tạo một bức tường ngăn cách vô hình nhưng chắc chắn để có thể bảo vệ những bí mật của mình khỏi cha mẹ.

149/300 cha mẹ muốn con mình tự lập. Nó cho thấy không phải cha mẹ hoàn toàn không muốn con tự quyết định mọi chuyện, thoái mái mà chỉ là họ chưa cảm thấy yên tâm. Cha mẹ muốn có mình có kinh nhiệm tốt để đối mặt với cuộc sống

Chỉ có một số ít cha mẹ (23/300) là hài lòng với con của mình. Ta thấy được rằng cha mẹ có rất nhiều đòi hỏi dành cho con của mình.

Phụ huynh hay đặt ra một “tiêu chuẩn” cho con mình và luôn kỳ vọng con mình sẽ đạt được tiêu chuẩn đó, điều này khiến con cái cảm thấy bị áp lực và căng

thẳng. Cộng thêm tâm lý bất thường hiện tại, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bùng nổ tuổi dậy thì.

Của con với cha mẹ

259/500 học sinh muốn cha mẹ bình tĩnh hơn.

242/500 học sinh muốn cha mẹ để mình tự quyết định việc cá nhân. 240/500 học sinh muốn cha mẹ hạn chế cấm đoán mình.

229/500 học sinh muốn cha mẹ lắng nghe mình.

227/500 học sinh muốn cha mẹ suy nghĩ thoáng, bớt cổ hủ hơn. 204/500 học sinh muốn cha mẹ xem họ như người lớn.

170/500 học sinh muốn cha mẹ ít quản lí mình hơn, thoải mái hơn.

152/500 học sinh muốn cha mẹ quan tâm, dành nhiều thời gian cho mình hơn. 130/500 học sinh muốn cha mẹ bộc lộ suy nghĩ của họ cho mình biết.

Nếu nói cha mẹ có yêu cầu cao về con mình thì con cái có yêu cầu rất cao về cha mẹ. Con mong muốn có người cha, người mẹ hoàn hảo.

Tỉ lệ giữa từng mong muốn không chênh lệch nhau nhiều. Mong muốn có tỉ lệ học sinh muốn ở cha mẹ ít nhất là con muốn cha mẹ bộc lộ suy nghĩ, cảm giác của mình cho con biết. Nhiều nhất là bình tĩnh hơn trong mọi việc. Cha mẹ thường hay chỉ xét đến kết quả mà không màng đến quá trình thực hiện. Nên khi nhận được một kết quả (hoặc hậu quả) không đúng ý cha mẹ thì con thì họ sẽ cảm thấy thất vọng và lo lắng, dẫn đến tâm lý sợ hãi, từ đó tự tạo ra khoảng cách giữa mình và cha mẹ.Nhưng ở biểu đồ “BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁCH XỬ SỰ KHI XẢY RA XUNG ĐỘT CỦA CHA MẸ”thì tỉ lệ cha mẹ cho rằng mình đã cư xử nhẹ nhàng là nhiều nhất. Ta thấy được sự mâu thuẩn ở đây. Sao con cái lại mong muốn cha mẹ bình tĩnh hơn khi họ đã cảm thấy mình đã cư xử nhẹ nhàng, bình tĩnh khi xảy ra xung đột. Qua đó ta rút ra được rằng cả cha mẹ và con cái chưa có sự nhận định chính xác về hành động khi xung đột đang diễn ra.

Hai mong muốn chiếm tỉ lệ nhiều nhì và ba là con mong muốn cha mẹ để con tự quyết định chuyện cá nhân và hạn chế cấm đoán con. Tâm lý con cái ở lứa tuổi này luôn mong muốn được thoải mái, tự do, thoát khỏi sự bao bọc của cha mẹ. Con xem việc cha mẹ quan tâm, lo lắng cho mình như một việc gì đó rất phiền phức, lo xa. Những mong muốn chiếm ti lệ học sinh đồng ý cao như: muốn cha mẹ suy nghĩ thoáng, ít quản lí, xem con như người lớn, ủng hộ con. Đều cho thấy được mong muốn thoát khỏi sự bao bọc của cha mẹ để tùy ý làm gì mình thích ở độ tuổi này ra rất cao.

Hai mong muốn chiếm tỉ lệ học sinh đồng ý nhất là cha mẹ dành nhiều thời gian cho mình hơn và bộc lộ suy nghĩ của họ. Ta thấy được cũng còn một số con cái

muốn hiểu và thân thiết với cha mẹ mình hơn. Nhưng nhìn tổng quát, con số đó không nhiều so với số muốn “tự do”.

2. 2 Giải pháp 2.2.1. Thỏa hiệp

Cha mẹ và con có thể cùng đặt ra yêu cầu cho đôi bên. Cha mẹ nên cố gắng đừng để yêu cầu thành áp đặt hoặc mệnh lệnh ép buộc con phải tuân theo. Cả con cái cũng nên suy nghĩ xem mình phải hoàn thành nhiệm vụ nào mới có thể đi theo con đường mình muốn.

Tình huống 1: Cậu con trai đam mê truyện tranh. Cha mẹ lo sợ rằng cậu sẽ không dành nhiều thời gian cho học tập nên cấm cậu xem truyện và chỉ dành thời gian cho học. Cậu không chịu và đã diễn ra tranh cãi kịch kiệt với cha mẹ mình.

Tình huống 2: Cậu con trai đam mê truyện tranh. Cha mẹ lo sợ rằng cậu sẽ không dành nhiều thời gian cho học tập nên cấm cậu xem truyện và chỉ dành thời gian cho học. Cậu bình tĩnh nói với họ rằng: “Con đảm bảo với cha mẹ rằng kết quả học tập của con sẽ không đi xuống nên mong cha mẹ hãy cho con tiếp tục sở thích của mình. Con sẽ phân bối ổn định thời gian học và chơi.”

Tình huống 3: Cậu con trai đam mê truyện tranh. Cha mẹ lo sợ rằng cậu sẽ không dành nhiều thời gian cho học tập nên đã nói với cậu: “Cha mẹ sẽ không cấm đoán sở thích của con nhưng con phải đảm bảo chuyện học hành vẫn tốt.”

Câu chuyện sẽ đi theo chiều hướng tốt với tình huống 2 và 3. Cha mẹ cũng nên có những thỏa hiệp vừa sức con mình.

2.2.2. Tôn trọng nhu cầu độc lập của con

Sai lầm lớn nhất của cha mẹ là nhìn nhận sự xung đột tâm lý với con giống như một cuộc chiến giành quyền kiểm soát và quyền ra quyết định. Nên họ không thừa nhận những ý kiến, suy nghĩ của con nếu chính họ không cho là đúng. Đừng quá gay gắt mà hãy tôn trọng quyết định của con cái trong khuôn khổ nhất định.

2.2.3. Hiểu và tôn trọng lẫn nhau

Một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột thường gặp nhất là thiếu hiểu biết về sự cần thiết cũng như những lợi ích của việc biết tôn trọng lẫn nhau. Sự thiếu tôn trọng lẫn nhau qua rất nhiều sự việc thông thường hằng ngày mà hầu như cha mẹ và con đều xem là nhỏ nhặt.

Tình huống 1: Con đang xem tivi. Cha mẹ tự ý chuyển sang kênh khác xem chương trình mình thích mà không để ý đến suy nghĩ hay cảm giác của con.

Tình huống 2: Con đi học về gặp cha mẹ mình mà không thưa hỏi. Đi luôn lên phòng.

Thông thường, con và cha mẹ không lưu tâm nhiều lắm khi những sự việc như thế diễn ra thường xuyên nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là sự việc trôi qua mà không để lại ấn tượng gì. Khi chúng ta bắt đầu bày tỏ sự tôn trọng qua cách ứng xử trong từng sự việc chúng ta thường sẽ nhận lại được những hưởng ứng tích cực tương ứng.

2.2.4. Cùng tìm điểm chung của nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách giải quyết mâu thuẫn triệt để nhất là để hai phía cha mẹ và con cái cần tìm được một chỗ đứng chung hay một điểm chung để cùng đồng ý. Kéo gần khoảng cách hai thế hệ. Sau đó mới giải quyết được bất đồng, tạo lòng tin ở nhau.

Nhưng giải pháp này khó thực hiện bởi việc thay đổi quan điểm của một người về một khía cạnh không phải là dễ. Cần có thời gian để chấp nhận điều đó. Con và cha mẹ nên thông cảm lẫn nhau.

Đây là cách giải quyết triệt để nhất cũng nhu cần thời gian lâu nhất, bởi vì cha mẹ cần thời gian tìm hiểu tính cách của con cũng như ngược lại con cái cũng cần thời gian tìm hiểu cha mẹ rồi từ đó mới tìm ra được điểm chung. Cha mẹ nào cũng muốn điều tốt nhất cho con tuy nhiên,ý tưởng về thứ tốt nhất của họ nằm khác xa với những ý tưởng về thứ tốt nhất của bản thân mình cho nên cần tìm hiểu cha mẹ nghĩ thế nào để tìm ra được thứ gì là tốt nhất cho bản thân

2.2.5. Tìm hiểu sở thích của con

Cha mẹ muốn hiểu con cái mình hơn nên chủ động bỏ thời gian ra để tìm hiểu sở thích của con. Đừng chỉ nhìn bề ngoài mà đã bảo con có sở thích nhảm nhí hoặc cấm đoán con theo đuổi đam mê của mình. Con ở lứa tuổi này rất ít nghĩ đến chuyện thân thiết với cha mẹ mình hơn nên cha mẹ phải tốn công sức mà cố gắng tìm hiểu con.

Tình huống1: Con rất thích một bộ truyện tranh nhưng cha mẹ lại nói đó là nhảm nhí. Không tôn trọng sở thích của con khiến con nổi nóng. Dẫn đến xung đột.

Tình huống 2: Con rất thích một bộ truyện tranh nên chú tâm vào nó nhiều. Ít dành thời gian cho cha mẹ và học tập. Cha mẹ đã bỏ thời gian ra xem bộ truyện đó và cũng hiểu được phần nào lý do con mình lại thích nó đến vậy. Họ nói với con rắng: “Cha mẹ cũng đã thử xem bộ truyện đó rồi. Cũng khá thú vị đó con.” Rồi con và cha mẹ có thể có một điểm chung cùng trò chuyện, tha thiết hơn. Cha mẹ sau đó có thể nói với con rằng: “Nhưng con cũng đừng bỏ bê chuyện học hành.”

2. 3 Kết luận và kiến nghị

Qua khảo sát 500 học sinh và 300 phụ huynh học sinh về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi thiếu niên thì có thể bước đầu rút ra kết luận:

Trong gia đình ngày nay, tình trạng diễn ra xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con đang rất gay gắt. Xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều bắt đầu từ sự bất đồng quan điểm do sự cách biệt của hai thế hệ.

Hầu hết cha mẹ và con đều chưa có cách giải quyết xung đột tâm lý. Tình hình này sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu tình trạng này cứ kéo dài. Xung đột sẽ ngày càng gay gắt hơn nếu cha mẹ và con cái không tìm ra điểm chung có thể cùng đồng tình.

Có sự khác biệt về mức độ diễn ra xung đột tâm lý dựa vào giới tính con.

Dù áp dụng tốt những giải pháp giúp hạn chế xảy ra xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con nhưng không thể hoàn toàn ngăn chặn. Xung đột tâm lý diễn ra là điều tất yếu trong gia đình vì sự thay đổi quan điểm qua thời gian là không thể ngăn cản được.

Với đề tài này, trong hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng khảo sát sang học sinh và phụ huynh các trường THCS trên địa bàn quận 7 và các vùng lân cận (huyện Nhà Bè, quận 4,…) để có thể so sánh mức độ xảy ra xung đột giữa các đối tượng học sinh và phụ huynh khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kế Hào(2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học lứa tuổi sư phạm,

Đại học Sư phạm, TPHCM.

2. Đỗ Hạnh Nga(2005), Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở về nhu cầu độc lập, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý học, Hà Nội.

3. Nguyễn Xuân Thức(2011), Tâm lí học đại cương, Đại học Sư phạm, TPHCM. 4. Nguyễn Xuân Thức(2005), “Xung đột tâm lý trong giao tiếp nhóm bạn bè của

học sinh tiểu học”, Tạp chí Tâm lý học, 3 (72), tr.21-24. ● Website

5. Linh Nguyễn, Cha mẹ - con cái và những xung đột tâm lý, 10/11/2014,

http://afamily.vn

Một phần của tài liệu Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi thiếu niên (Trang 29)