I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ
5. Về quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu gạo giai đoạn
Để đáp ứng yêu cầu và tình hình thực tế trong giai đoạn tới, ngày
4/4/2001 Chính phủ đã có quyết định số 46/2001/QĐ - TTg về xuất khẩu
hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005. Theo tinh thần của nghị quyết này sẽ bãi bỏ cơ chế hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng như việc quy định doanh nghiệp đầu tư xuất khẩu. Đây là một bước đột phá mới trong cơ chế chính sách, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế được xuất khẩu gạo chỉ cần có đăng ký kinh doanh ngành hàng
lương thực hoặc nông sản.
Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số thị trường có sự
thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước (hợp đồng
Chính phủ) Bộ NN&PTNN kết hợp với Bộ Thương Mại sau khi trao đổi với
Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp làm đại diện
giao ký kết hợp đồng. Sau đó sẽ phân chia số lượng ký kết được trên cơ sở
lượng lúa hàng hoá của các địa phương để Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh trực
tiếp giao cho các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện, có tính đến quyền lợi của các doanh nghiệp ký kết hợp đồng.
Cũng theo quyết định này Thủ Tướng Chính Phủ sẽ xét, quyết định
các biện pháp cần thiết có thể nhằm can thiệp một số các có hiệu quả vào thị trường lúa gạo nhằm đảm bảo lợi ích của nông dân ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước. Giảm bớt khó khăn với hoạt động sản xuất và lưu thông lúa gạo. Kế hoạch trả nợ và viện trợ của Chính Phủ hàng năm sẽ được thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ.
Việc khuyến khích tự do xuất khẩu trong cơ chế thị trường rất có thể phát sinh cạnh tranh vô tổ chức giữa một số doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu. Do vậy, việc quản lý theo quyết định 46 cần phải cân nhắc tính toán
kỹ lưỡng nhằm bảo đảm phát huy cao nhất khả năng chủ động của các
doanh nghiệp trong xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kĩ
thuật quốc tế. Đồng thời, trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, Chính Phủ cần quan tâm đến các vấn đề như:
- Khắc phục biểu hiện ỷ lại vào Nhà nước hoặc phó thác cho các doanh
nghiệp. Chính Phủ cần tăng cường đàm phán thương mại song phương, đa
phương để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, công tác thị trường
xuất khẩu và nhập khẩu cần được gắn kết chặt chẽ với nhau.
- Tăng cường công tác thông tin về giá cả hàng hoá và các dịch vụ về thị trường. Phổ biến kịp thời các cơ chế chính sách của nhà nước, dự báo về chiều hướng cung cầu hàng hoá và dịch vụ, các thông tin chiến lược, chiến thuật và các biện pháp của nhà nước. Trên cơ sở đó sẽ nâng cao hiệu ứng và tính linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong
nước. Để có thể giải pháp ứng phó quốc tế điều tiết nguồn cung trong các điều kiện cụ thể… Nhằm tác động vào thị trường và giá có lợi cho ta.