I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ
3. Xuất phát từ mục tiêu trên các doanh nghiệp việt nam đề ra định hướng
định hướng sản xuất như sau
- Đa dạng hóa chủng loại gạo với nhiều loại khác nhau để có thể đáp ứng các nhu cầu của thị trường thế giới. Chúng ta đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhưng phải mang tính tích cực, càng ngày càng có nhiều chủng loại tốt, cấp cao, đặc sản phù hợp với nhu cầu thị hiếu của các thị trường gạo trên thế giới.
- Đa phương hóa thị trường tiêu thụ gạo, xác định và có sự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo mang tính chiến lược, lâu dài bằng ổn định số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá. Khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thị trường quen thuộc và truyền thống của mình.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều hình thức tổ chức tham gia
xuất khẩu để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu ở mọi nơi, mọi lúc, mọi quy mô của khách hàng. Như vậy đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ
chế linh hoạt mềm dẻo thích ứng với kịp thời những biến động của thị
trường.
- Tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại đa phương và song phương để tạo cơ hội thâm nhập và khai thác các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo.
- Kinh doanh gạo cũng như mọi hàng hoá khác đều phải phù hợp với
quy luật kĩ thuật thị trường. Từ đó xây dựng mọi cơ sở nền tảng cho xuất
khẩu gạo phù hợp với nhu cầu thị trường và tập quán thương mại.
II. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA VIỆT NAM
1.Đối với phát triển sản xuất
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu gạo trong những năm tới đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong đầu tư phát triển, chuyển từ đầu tư tăng diện tích và sản lượng gạo sang đầu tư cho phát triển gạo chất lượng cao có nhiều tiềm năng xuất khẩu hơn cũng như khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới bằng các giải pháp cơ bản sau:
- Quy hoạch từng vùng trồng các giống lúa khác nhau để tránh sự lai
tạp giữa các loại giống lúa khi cùng trồng xen lẫn trong cùng một vùng, cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa để phục vụ cho xuất khẩu sang từng thị trường khác nhau. Giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng diện tích gạo có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước và
kế hoạch cụ thể ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản
xuất lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa
học kỹ thuật. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất, cung ứng và ứng
dụng các giống lúa mới… Tăng cường phối hợp giữa nghiên cứu và khuyến nông các giống lúa chất lượng cao và nâng cao hiệu quả phối hợp hành động
với mục tiêu nâng cao năng suất và mở rộng nguồn cung giống lúa, từ đó có thể thu hút nông dân.
- Củng cố vấn đề quyền sử dụng đất sao cho đất có thể được tập trung dồn thửa nhằm có được quy mô sản xuất lớn hơn song vẫn không ảnh hưởng
đến quyền sở hữu. Điều này góp phần giảm chi phí phân loại và giúp cho
việc kiểm soát chất lượng gạo.
- Nới lỏng các quy định về mục đích sử dụng đất, cho nông dân được tự
do chọn lựa đối tượng canh tác để tối đa hóa nguồn thu nhập theo tín hiệu
thị trường.