1000 P Trong đó:
3.1.2. Sinh trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây sau này. Thân chính sinh trưởng tốt sẽ là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển tốt đặc biệt là sự phát triển của cành và lá. Mặt khác, nó còn phản ánh khả năng tổng hợp và tích luỹ chất khô trong cây.
Ở cây lạc, sự tăng trưởng chiều cao cây chính là kết quả của sự tăng trưởng của thân từ khi cây lạc nảy mầm đến khi thu hoạch. Theo dõi sự tăng trưởng chiều cao thân chính của 5 giống lạc qua các thời kỳ thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 3.2. Chiều cao thân chính bình quân qua một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống lạc nghiên cứu.
Đơn vị: cm TKSTPT Giống BĐ ra cành C1 Chớm
hoa Hoa rộ Đâm tia Quả non
BĐ có quả già L14 (đch) 3,30 5,59 10,84 19,37 30,38 32,35 L16 3,70 5,27 11,99 23,28 34,68 39,70 L20 3,59 5,87 14,94 27,15 36,90 39,72 L24 3,76 5,30 9,85 17,91 30,00 32,47 QĐ12 4,15 7,32 17,77 29,04 36,29 38,36 LSD0,05 0,36 0,76 1,16 3,47 3,18 3,52 CV% 5,1 6,9 4,7 7,9 5,0 5,1
Theo bảng 3.2 cho thấy, thời kỳ bắt đầu ra cành cấp 1 có sự chênh lệch không lớn lắm chiều cao cây giữa các giống. Theo chúng tôi thì thời kỳ này cây chủ yếu sống nhờ vào chất dinh dưỡng trong hai lá tử diệp ở 15 ngày đầu nên sự tăng trưởng chiều cao chưa thấy rõ. Chiều cao thân chính bình quân dao động từ 3,30cm - 4,15cm. Giống L14 đối chứng cho chiều cao cây thấp nhất (3,30cm), mang sai khác có ý nghĩa với các giống khác. Giống cho chiều cao cây lớn nhất là QĐ12 (4,15cm).
Thời kỳ chớm hoa, chiều cao cây dao động 5,27cm (giống L16) đến 7,32cm (giống QĐ12). Ở thời kỳ này, các giống không có sự sai khác lớn mức có ý nghĩa về chiều cao.
Nhưng đến thời kỳ ra hoa rộ, chiều cao giữa các công thức đã có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt. Chiều cao cây của 5 giống ở thời kỳ này dao động từ 9,85cm - 17,77cm. Giống có chiều cao cây trội hơn hẳn là giống QĐ12 (17,77cm) và thấp nhất là giống L24 (9,85cm). Lúc này, do bộ rễ đã phát triển hoàn chỉnh, hiệu quả hoạt động của vi khuẩn nốt sần cao, diện tích lá tăng nhanh, tạo chất khô nhiều nên có mức tăng trưởng chiều cao lớn hơn hai thời kỳ trước. Sinh trưởng tốt vào giai đoạn này là bước chuẩn bị tiềm lực cho sinh trưởng, phát triển ở thời kỳ tiếp theo để đạt năng suất cao.
Vào thời kỳ đâm tia, chiều cao của các giống dao động 17,91cm - 29,04cm. Ở thời kỳ này, hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất đồng thời diễn ra hai hoạt động sinh trưởng dinh dưỡng (tích luỹ khá cao, diện tích lá lớn) và hoạt động sinh trưởng sinh thực nên tốc độ tăng trưởng chiều cao rất nhanh, đặc biệt giống QĐ12 (29,04cm), đến giống L20 (27,15cm), sau đó là giống L16 (23,28cm), L14 đối chứng (19,37cm) và giống thấp nhất là L24 (17,91cm). Sự sai khác của các công thức đều ở mức có ý nghĩa trong đó giống có sự sai khác nhất so với giống đối chứng là QĐ12.
Vào thời kỳ quả non, chiều cao của các giống dao động 30cm - 36,90cm. Hai giống có chiều cao thân chính lớn nhất là L20 (36,90cm) và QĐ12 (36,29cm). Giống có chiều cao cây thấp nhất là L24 (30cm) chưa có sự sai khác so với L14 đối chứng song cả hai đều biểu hiện sự sai khác với ba giống còn lại.
Thời kỳ bắt đầu có quả già, quá trình tăng trưởng chều cao cây cũng như sự phát triển của cành lá trên cây giảm xuống do cây lạc chủ yếu tập trung dinh dưỡng tích lũy vào hạt. Chiều cao thân chính của các giống nằm trong khoảng 32,35cm (giống L14 đối chứng) đến 39,72cm (giống L20).
Sự tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lạc được thể hiện rõ qua biểu đồ 3.1.