1000 P Trong đó:
3.1.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lạc
Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống nhưng cũng bị biến động theo mùa vụ và các yếu tố kỹ thuật tác động. Trong đời sống của mình, cây lạc trải qua hai thời kỳ sinh trưởng chính là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây lạc còn thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định trực tiếp đến năng suất cá thể và năng suất cuối cùng của ruộng lạc. Do đó, nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lạc có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thời vụ trồng lạc hợp lý cho từng vùng để phù hợp với cơ cấu cây trồng trong năm.
Kết quả theo dõi thí nghiệm thu được ở bảng sau:
Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống lạc nghiên cứu
Đơn vị: Ngày TKSTPT Giống L14 L16 L20 L24 QĐ12 Gieo đến mọc 9 8 9 8 8 Bắt đầu ra cành cấp 1 14 16 14 15 14 Chớm hoa 33 33 32 32 31 Ra hoa rộ 37 41 38 37 36 Đâm tia 45 50 46 49 46
Giai đoạn quả non 66 71 68 69 67
Bắt đầu có quả già 92 96 93 94 92
Thu hoạch 106 111 108 109 106
Qua bảng số liệu 3.1. cho thấy, thời kỳ từ gieo hạt đến thời kỳ mọc do thí nghiệm được bố trí gieo trồng khi điều kiện thời tiết ấm áp và sử dụng biện pháp che phủ nilon đảm bảo được độ ẩm giúp các giống lạc nảy mầm nhanh và đều sau 8 - 9 ngày.
Thời kỳ bắt đầu ra cành cấp 1, không có sự sai khác về thời gian giữa các giống là mấy. Ở thời kỳ này có thời gian từ khi hạt nảy mầm đến thời kỳ bắt đầu ra
cành cấp 1 của các giống dao động từ 14 - 16 ngày. Trong đó, 3 giống ngắn nhất là L14, L20 và QĐ12 (14 ngày), sau đó là giống L16 và L24 (15 ngày).
Thời gian từ khi hạt nảy mầm đến thời kỳ chớm hoa của các giống dao động 31 - 33 ngày. Trong đó, giống có thời gian ngắn nhất là QĐ12 (31 ngày), rồi đến L16, L24 (32 ngày) và cuối cùng là 2 giống L14 và L20 (33 ngày).
Đến thời kỳ ra hoa rộ, chưa có sự sai khác so với công thức đối chứng. Thời gian từ khi hạt nảy mầm đến ra hoa rộ của các giống dao động 36 - 40 ngày. Trong đó, giống có thời gian ngắn nhất là QĐ12 (36 ngày), sau đó là 2 giống L14 và L24 (37 ngày), rồi đến giống L20 (38 ngày) và dài nhất là giống L16 (40 ngày).
Đến thời kỳ đâm tia, đã có sự sai khác rõ hơn về thời gian giữa các giống. Giống L20 và QĐ12 chưa có sự sai khác so với giống L14 đối chứng (46 ngày) song cả ba đều có thời gian sai khác với L24 (49 ngày) và L16 (50 ngày). Thời gian từ khi hạt nảy mầm đến ra thời kỳ đâm tia của các giống dao động 46 - 50 ngày. Giống L14, L20 và QĐ12 không có sự khác biệt nhau ở thời kỳ này nhưng giống L16 và L24 có thời gian đâm tia chậm hơn. Trong đó, ngắn nhất là 3 giống L14, L20 và QĐ12 (46 ngày), sau đó là giống L24 (49 ngày) và dài nhất là giống L16 (50 ngày).
Thời gian từ khi hạt nảy mầm đến ra thời kỳ bắt đầu có quả non của các giống dao động 66 - 70 ngày. Trong đó, giống có thời gian ngắn nhất là L14 đối chứng (66 ngày), giống QĐ12 (67 ngày), rồi đến giống L20 (68 ngày), L24 (69 ngày) và dài nhất là giống L16 (70 ngày).
Thời gian từ khi hạt nảy mầm đến ra thời kỳ bắt đầu có quả già của các giống dao động 92 - 95 ngày. Trong đó, giống có thời gian ngắn nhất là L14 và QĐ12 (92 ngày), L20 (93 ngày), L24 (94 ngày) và cuối cùng là giống L16 (95 ngày).
Tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lạc biến động từ 106 - 111 ngày. Trong đó, 2 giống có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống L14 đối chứng và giống QĐ12 (106 ngày), tiếp đến là giống L20 (108 ngày), L24 (109 ngày) và giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống L16 (110 ngày).
Vậy các giống lạc khác nhau thì có thời gian sinh trưởng, phát triển khác nhau. Có sự khác nhau đó chủ yếu là do đặc điểm di truyền của từng giống quyết định. Tuy
nhiên, thời gian các giai đoạn của các giống lạc không có sự khác nhau nhiều. Tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lạc biến động từ 106 - 111 ngày cho thấy các giống đều phù hợp với vụ xuân ở Hà Tĩnh.