Hình tợng không thời gian và các dạng thức tồn tại.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn r tagore qua khảo sát tập truyện mây và mặt trời (Trang 27 - 31)

3.1.1. Giới thuyết khái niệm.

Cho đến nay, các khái niệm không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật đã không còn xa lạ trong nghiên cứu, thởng thức nghệ thuật. Tuy nhiên, cách hiểu về nó vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau. Thực tế đó đòi hỏi chúng tôi phải giới thuyết lại khái niệm làm điểm tựa cho việc khảo sát không thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của R.Tagore.

3.1.1.1. "Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật" [15; 42]. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trờng nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn. Trờng nhìn, điểm nhìn đó có thể rộng và cũng có thể hẹp.

Không gian trong tác phẩm văn học có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất (không gian tự nhiên) bên ngoài, nhng không dễ nhận thấy nh cái khung của một bức tranh, sân khấu của một vở diễn. Trong không gian này có cách thể hiện riêng và cách tổ chức thế giới theo một ý nghĩa riêng. Sự tổ chức thế giới theo một ý nghĩa riêng đó thể hiện tính chất của một thế giới tinh thần.

Không gian trong tác phẩm văn học còn phân chia thành những ranh giới giá trị và do gắn với điểm nhìn, trờng nhìn, môi trờng hoạt động - không gian nghệ thuật trở thành phơng tiện chiếm lĩnh hệ thống; đồng thời do gắn với ý nghĩa giá trị, không gian trở thành ngôn ngữ, biểu tợng nghệ thuật.

Trong lịch sử văn học, không gian không chỉ biểu hiện ở kích thớc, tầm nhìn gần xa mà quan trọng hơn là biểu hiện ở phơng diện định tính. Không gian trong thần thoại, sử thi, cổ tích, trong thơ, trong tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết tâm lý xã hội... là những đại lợng rất khác nhau về chất.

Không gian nghệ thuật là một biểu hiện chủ quan, ớc lệ gắn liền với cách cảm thụ và quan niệm về thế giới của ngời nghệ sĩ.

3.1.1.2. Thời gian nghệ thuật: Cũng nh không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù hình thức của tác phẩm nghệ thuật, thể hiện phơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật.

Thời gian nghệ thuật là thời gian đợc cảm thụ bằng tâm lý qua chuỗi liên tục các biến cố có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật. Bản thân thời gian là một đối tợng của sự cảm nhận một chủ đề, đề tài của văn học.

Thời gian trong văn học đợc biểu hiện bởi nhiều phơng tiện (các trạng từ chỉ thời gian, các từ chỉ giai đoạn thời gian, các dấu hiệu thời gian...). Nhng điều quan trọng không phải là cách biểu thị thời gian mà là ở quan niệm, cách hiểu thời gian của chủ thể nghệ sĩ.

Cũng tơng tự nh không gian nghệ thuật, trong các thể loại, các thời đại văn học, các tác giả có cá tính - thời gian nghệ thuật có những hình thức khác nhau.

Từ khái niệm không - thời gian nghệ thuật nh trên, chúng ta có thể thấy rằng, ở phơng diện hình thức nghệ thuật, không - thời gian có một vai trò và ý nghĩa vô vùng quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật. Nó là một bộ phận không thể thiếu trong kết cấu hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Trớc hết, nó là phơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nhân vật và hệ thống các biến cố có ý nghĩa thẩm mỹ của tác phẩm. Nói cách khác, không - thời gian nghệ thuật có vai trò làm nền cho sự xuất hiện của nhân vật, sự phát triển vận động của cốt truyện.

Mặt khác, xét ở góc độ định tính thì không - thời gian nghệ thuật bao giờ cũng đợc tổ chức theo một ý đồ nghệ thuật nhất định của chủ thể sáng tạo. Vì thế nó là một phơng tiện bộc lộ cách nhìn cuộc sống của nhà văn. Với ý nghĩa này, không - thời gian nghệ thuật có t cách là một "ngôn ngữ" nghệ thuật của tác phẩm văn chơng (tính quan niệm của không - thời gian nghệ thuật). Đối lập không gian tù hãm, thời gian quẩn quanh ở Nhớ rừng của Thế Lữ và không gian bát ngát tự do trong Đất nớc của Nguyễn Đình Thi trong văn học Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận ra nội dung quan niệm của không - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

Thời gian và không gian nghệ thuật không tách rời nhau trong tác phẩm, vì thế có thể xem xét một cách tổng hợp qua phạm trù không - thời gian. Nhng

chúng vẫn có thể xem xét riêng vì phơng thức, phơng tiện biểu hiện của chúng có những nét riêng.

3.1.2. Các dạng thức tồn tại của không - thời gian nghệ thuật.

Không - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học, tuỳ từng thể loại, trào lu, dòng văn học và cá tính sáng tạo của chủ thể nghệ sĩ, có rất nhiều dạng thức tồn tại khác nhau.

Đứng ở góc độ bút pháp tổ chức có thể quy không - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm vào hai dạng: Không - thời gian hiện thực và không - thời gian lãng mạn.

Phân chia ra không - thời gian hiện thực và không - thời gian lãng mạn thực chất là sự phân chia trên cơ sở những ranh giới giá trị của không - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.

Không - thời gian hiện thực, thờng đó là không - thời gian mang tính tiểu thuyết, không - thời gian chứa đầy những lực cản, đòi hỏi con ngời phải nỗ lực để vợt qua.

Ngợc lại, không - thời gian lãng mạn thờng là không - thời gian của ớc vọng, của tình yêu hạnh phúc, của tơng lai, không - thời gian không có những rào cản. ở trong đó, trong không - thời gian ớc vọng đó, con ngời không cần đến nỗ lực, không phải nếm trải cũng đạt tới mục đích của mình.

ở góc độ thể loại, không - thời gian nghệ thuật có các dạng thức tồn tại nh không - thời gian thần thoại, không - thời gian cổ tích...

Xuất phát từ cơ sở thi pháp học thì không - thời gian thần thoại có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Không - thời gian thần thoại có một tính chất đặc thù, đó là tính hoang sơ hoang dã của nơi xuất phát đầu tiên của các sự kiện nh đất trời cha phân giới, trời sụp phía Đông Nam, núi, hồ, hang (nơi ở của thần linh và của thú vật nguy hiểm - quái vật). Một tính chất khác nữa của không gian thần thoại đó là tính chất h ảo (sự xuất hiện và biến mất của các hiện tợng tự nhiên).

Cùng với không gian gắn với bản chất thần thoại đó, thời gian thần thoại cũng có tính đặc thù của nó: "Trong thần thoại không có thời gian thuần tuý nằm ngoài hoặc xuyên qua sự vật một cách trừu tợng" [14; 74]. Thời gian thần

thoại gắn chặt với sự vật là các thần linh thể hiện các hiện tợng tự nhiên và chức năng của chúng, thời gian có tính tuần hoàn, quay vòng tròn của các sự vật một cách vĩnh viễn nh chính sự vĩnh viễn của các thần linh.

Thần thoại là sản phẩm của ngời nguyên thuỷ. Ngời nguyên thuỷ thờng đồng nhất bản chất sự vật với cội nguồn sự vật, do đó trong thần thoại rất nhiều chuyện về sự khởi đầu, phát sinh, làm cho thời gian thần thoại trở thành thời gian của sự sáng tạo. Hầu hết nhân vật đều có tính khởi đầu. Thời gian thần thoại đối lập với thời gian lịch sử, bởi lịch sử là sự vận động và phát triển của xã hội và nhân cách cá nhân mà hai yếu tố ấy thần thoại cha có.

Một đặc trng thi pháp nữa của thần thoại đó là tính không liên tục, tính "đứt đoạn" của thời gian nghệ thuật (ý niệm thời gian lịch sử là một thời gian liên tục không cho phép đứt đoạn và mang tính nhân quả rõ rệt). Trong thần thoại, tính đứt đoạn, ngẫn nhiên của thời gian làm cho các sự kiện hành động diễn ra nh trong một giấc mơ. Tính chất ngẫu nhiên, không liên tục của thời gian thần thoại đợc biểu hiện trong tác phẩm bằng hàng loạt các trạng từ có tính chất không xác định nh "bỗng nhiên", "bèn", "đột nhiên", "tự nhiên"...

Không - thời gian cổ tích lại có những đặc trng thi pháp khác với không - thời gian thần thoại.

Một đặc điểm thi pháp quan trọng của không gian truyện cổ tích đó là không gian "không có sức cản đối với hành động của con ngời" [D.Likhasov - 15; 46]. Mọi vật trong truyện cổ tích đều không trở ngại cho hoạt động của con ngời và con ngời có thể khắc phục không gian mà không phải gắng sức mệt nhọc gì.

Điều đáng chú ý nữa là nhân vật cổ tích không có không gian riêng của mình nh trong tiểu thuyết (không gian trong tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại chứa đầy lực cản đối với số phận con ngời, buộc con ngời phải chủ động vợt qua bằng tất cả tính tích cực của mình).

Hình thức thời gian trong truyện cổ tích lại là hình thức thời gian có tính chất khép kín. Ta không biết đợc câu chuyện xảy ra vào thời nào - chẳng hạn chuyện có vua, có cung vua nhng không biết là vua thời nào và cung vua ở đâu (Tấm Cám, Thạch Sanh...). Đặc điểm này cùng với một số đặc điểm khác tạo nên tính chất hoang đờng thần kỳ cho câu chuyện.

Thời gian trong cổ tích gắn liền với chuỗi sự kiện, đợc tính bằng bản thân sự kiện và tính liên tục của sự kiện. Mỗi lần bắt đầu bằng "Một hôm...", "ít lâu sau...", "Mãi sau...", "Đến lúc...", "Từ đó..."... thời gian gần nh trùng với thời gian sự kiện đợc kể. Truyện không có thời quá khứ, thời tơng lai, tất cả chỉ là một hiện tại kéo dài, khi sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết.

Không - thời gian nghệ thuật của thần thoại, cổ tích là cơ sở vận dụng để sáng tạo nên những tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn có không - thời gian nghệ thuật mang màu sắc huyền thoại ở những tác giả a sử dụng thủ pháp này. Các nhà văn có sở trờng sử dụng huyền thoại vận dụng lại không - thời gian thần thoại, cổ tích với một quan niệm định tính mới độc đáo trong sáng tác hiện đại của mình. Không - thời gian huyền thoại đợc vận dụng trở thành ngôn ngữ, trở thành hình tợng biểu đạt một ý nghĩa mới, một quan niệm nhân sinh hiện đại.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn r tagore qua khảo sát tập truyện mây và mặt trời (Trang 27 - 31)