Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh
3.2.3. Về phía hộ gia đình nông dân
Để có thể tiếp thu được những tiến bộ khoa học và công nghệ, người nông dân phải nâng cao trình dộ dân trí thông qua chương trình phổ cập giáo dục do Nhà nước đề ra.
Phổ cập giáo dục phổ thông cho học sinh nông thôn nhất là các vùng khó
khăn, miền núi. Xoá mù chữ cho mọi người. Tổ chức các chương trình giáo
dục chuyên ngành ,khuyến nông cho nông dân bằng các kênh truyền hình,
truyền thanh, internet cho mọi người có nhu cầu. Cấp học bổng cho con em nông dân đi học ở các trường kỹ thuật và khuyến khích họ trở về công tác ở
nông thôn. Mở trường dạy nghề ở địa phương khuyến khích các hình thức
hợp tác, tổ chức cộng đồng của nông dân các loại tổ chức khuyến nông tự
nguyện để chuyển giao và tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
Chuyển sang sản xuất hàng hoá hộ nông dân có nhu cầu thực sự trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để có khả năng sản xuất ra những nông sản có khả năng cạnh tranh trên thị trường, cho nên mỗi người nông dân cần phải nâng cao trình độ để có thể tiếp nhận những tiến bộ khoa học công nghệ một cách chủ động, tiếp thu những kỹ thuật mới đồng thời người nông dân cần phải tham gia vào các hiệp hội nghề nghiệp (hội nông dân ); người nông dân phải tự trang bị cho mình những kiến thức sản xuất trực tiếp trên
đồng ruộng như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật; những kiến thức về sửa chữa, bảo quản máy móc kỹ thuật, bảo quản chế biến nông sản,
Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh doanh
kỹ năng dịch vụ... để tiếp thu nhanh những phương thức, kỹ thuật chuyển giao khoa học công nghệ .
Nhà nông với sự hỗ trợ của của nhà nước, khoa học, phải tự chuyển thành người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, có kiến thức thị trường, có khả
năng quản lý và nhất là phải có tinh thần cộng đồng cao.
Kết luận
Liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân là một tất yếu khách quan và là xu thế của thời đại. Người nông dân muốn sản phẩm của mình có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế đòi hỏi phải liên kết với các nhà khoa học để có giống tốt, kỹ thuật nuôi trồng... Quan hệ liên kết này đã đóng góp vào những thành tựu vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta trong những năm qua: sản lượng lương thực liên tục tăng, sản phẩm làm ra không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu như gạo, cà phê, chè, cao su, hồ tiêu...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn có một số hạn chế như: quan hệ
liên kết giữa khoa học và sản xuất chưa thực sự gắn kết chặt chẽ, có khoảng cách lớn, đôi khi còn quay lưng lại với nhau; nhiều kết quả của nghiên cứu
Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh doanh
khoa học chưa được áp dụng vào thực tiễn hoặc có những nghiên cứu khoa học khi được áp dụng vào lại không mang lại hiệu quả... Do Nhà nước chưa có những chính sách tạo điều kiện cho nhà khoa học hăng say nghiên cứu để
tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Mặt khác, nghiên cứu chưa gắn với nhu cầu của nông dân khiến họ bị động trong tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ ... Từ đó đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước ( Trung ương, địa phương ), của các ngành cũng như bản thân từng hộ để tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
……..NXB Thống Kê - 2002
……..Tác giả :Đặng Kim sơn – Hoàng Thu Hiền
2.Đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình
……..NXB Khoa học Xã hội
……..Tác giả : Nguyễn Hữu Đạt 3. Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường
……..NXB Khoa học xã hội
……..Tác giả : Dương Bá Phượng
4. Kinh tế nông nghiệp
……..NXB Tài Chính
……..Tác giả: Nguyễn Đình Hợi
5.Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh
……..NXB Tài Chính
……..Tác giả : Nguyễn Đình Hợi
6. Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn
……..NXB Nông nghiệp - 1996
Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh doanh
……..NXB Nông nghiệp