6. Kết cấu đề tài
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trƣờng Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đƣợc thành lập từ năm 1982 với tiền thân là trƣờng Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. Ngày 09/09/1982, Trƣờng đƣợc thành lập theo Quyết định số 986/CNTP của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm với tên gọi: Trƣờng Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. Trƣờng có nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật cho các cơ sở thuộc ngành Công nghiệp Thực phẩm ở phía Nam. Ngày 03/05/1986, trƣờng đổi tên thành: Trƣờng Trung học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM theo quyết định số 25/CNTP/TCCB của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm. Trƣờng có nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kinh tế, kỹ thuật hệ Trung học cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp thuộc ngành Công nghiệp Thực phẩm ở các tỉnh, thành phố phía Nam.
Ngày 02/01/2001, trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đƣợc thành lập theo Quyết định số 18/QĐ-BGD&DT-TCCB của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở nâng cấp trƣờng Trung học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. Nhiệm vụ của trƣờng giai đoạn này là đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kinh tế, kỹ thuật có trình độ Cao đẳng và các trình độ cấp thấp hơn nhƣ Trung cấp chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 23/02/2010, trƣờng Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đƣợc thành lập theo Quyết định số 284/QĐ-TTg, ngày 23/02/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp từ Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. Khi chính thức trở thành trƣờng đại học, các nhiệm vụ chính của trƣờng giai đoạn này là: Đào tạo các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề; đào tạo lại và đào tạo nâng cao; đào tạo sau đại học khi đủ điều kiện; nghiên cứu – triển khai ứng dụng công nghệ; hợp
tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trƣờng chú trọng vào nhiệm vụ phát triển và bồi dƣỡng đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành Công nghiệp – Thực phẩm cho xã hội, tham gia tích cực vào công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc.
2.1.2. Tình hình hoạt động của trường
2.1.2.1. Về quy mô đào tạo
Nhà trƣờng chú trọng các điều kiện để phát triển quy mô gắn liền với nâng cao chất lƣợng đào tạo. Trƣờng thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho các ngành và nhu cầu học tập ngày càng lớn của xã hội. Lƣu lƣợng sinh viên hiện nay khoảng 17.000 em và sẽ tiếp tục tăng ở cả ba hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (xem hình 2.1). Nhìn vào hình 2.1 có thể thấy lƣợng sinh viên có sự tăng dần qua các năm, chứng tỏ trƣờng đã từng bƣớc khẳng định đƣợc giá trị thƣơng hiệu của mình đối với xã hội. Đối tƣợng tuyển sinh của trƣờng qua các năm chủ yếu là sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, thể hiện mục tiêu đào tạo của trƣờng là cung ứng đội ngũ nhân lực kỹ thuật chất lƣợng cao, tay nghề giỏi. Kể từ năm 1999, trƣờng mới bắt đầu đào tạo cử nhân cao đẳng. Hình 2.1 còn thể hiện ở cột mốc năm 2006, số lƣợng sinh viên có sự giảm sút. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 – 2012 sau đó, lƣu lƣợng sinh viên nhập học vào trƣờng bắt đầu tăng trở lại. Năm 2010 trƣờng bắt đầu tuyển sinh hệ đại học.
Hình 2.1: Lƣu lƣợng sinh viên giai đoạn 1990 – 2012 của nhà trƣờng
(Nguồn: Phòng Công tác Chính trị Học sinh Sinh viên trường ĐHCNTP TP.HCM)
2.1.2.2. Về đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên chính là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị thƣơng hiệu của trƣờng. Hiện toàn trƣờng có 549 cán bộ, trong đó số giảng viên cơ hữu có 365 ngƣời. Số giảng viên đạt trình độ Phó giáo sƣ –Tiến sĩ là 7 ngƣời, Tiến sĩ và Nghiên cứu sinh là 26 ngƣời, Thạc sỹ và Cao học là 204 ngƣời, Cử nhân đại học là 125 và Thợ bậc cao là 3 (xem hình 2.2).
Hình 2.2: Trình độ đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHCNTP TPHCM đến 2012
2.1.2.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Nhà trƣờng luôn quan tâm, coi trọng việc xây dựng, bồi dƣỡng trình độ đội ngũ giảng viên đầu ngành và những cán bộ trẻ có năng lực, đặc biệt chú ý nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Nhà trƣờng đã có những hoạt động nhƣ tổ chức mở lớp bồi dƣỡng Nghiệp vụ sƣ phạm dành cho giảng viên theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mở lớp rèn luyện kỹ năng dạy nghề cho các giáo viên phụ trách khối lớp nghề. Ngoài ra, nhà trƣờng còn cử giảng viên, cán bộ nhân viên đi học tập ở nƣớc ngoài nhằm khảo sát, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm đào tạo của các nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore… Cho đến nay, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ đã có những thành tựu nhất định. Chất lƣợng giảng viên, cán bộ nhân viên đƣợc nâng cao rõ rệt, phƣơng pháp giảng dạy mới với phƣơng tiện dạy học tiên tiến đang nhanh chóng thay thế cho phƣơng pháp giảng dạy lạc hậu, thụ động. Trình độ đội ngũ và cán bộ quản lý ngày càng đƣợc nâng lên rõ rệt. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp nâng cao giá trị thƣơng hiệu của trƣờng ĐHCNTP TPHCM.
2.1.2.4. Về công tác thực hiện chế độ, chính sách
Nhà trƣờng đã thực hiện các chính sách về nâng ngạch, nâng bậc lƣơng, tiền thƣởng, chế độ ƣu đãi, chế độ dạy thêm giờ đối với giảng viên, cán bộ nhân viên của trƣờng theo đúng chế độ, chính sách ban hành. Thu nhập bình quân của giảng viên, cán bộ công nhân viên năm sau đều tăng hơn năm trƣớc. Hàng năm nhà trƣờng đều tổ chức cho toàn thể giảng viên, cán bộ viên chức đi tham quan, du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nhà trƣờng thực hiện quy chế dân chủ trong tất cả các tiêu chuẩn thi đua, chỉ tiêu phấn đấu, mức độ khen thƣởng, kỷ luật đối với giảng viên, cán bộ, công nhân viên và sinh viên, bảo đảm tính công khai dân chủ thông qua các kỳ Hội nghị Công chức và Đại
hội Công đoàn hàng năm.
2.1.2.5. Về kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất
Đây chính là một thế mạnh của trƣờng trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Trong các năm qua, trƣờng đã thực hiện kết hợp công tác đào tạo với lao động sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm khoa học gắn với ngành nghề nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện, đồng thời có thêm nguồn thu phục vụ cho dạy và học.
Trƣờng đã đầu tƣ cải tạo lại Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm, trang bị thêm các thiết bị, dụng cụ tiên tiến để cho sinh viên thực tập thực hành, thƣờng xuyên tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực tế, thực tập tốt nghiệp tại các công ty, nhà máy. Nhờ vậy sinh viên sẽ có cơ hội làm quen với thực tế sản xuất, kỹ năng thực hành nghề đƣợc nâng cao.
2.1.2.6. Về công tác biên soạn chương trình, giáo trình
Công tác này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và khả năng cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ đào tạo của trƣờng. Trong những năm qua nhà trƣờng đã tập trung biên soạn lại toàn bộ chƣơng trình đào tạo các bậc học (trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng liên thông, đại học) theo hƣớng gắn với nhu cầu thực tế của xã hội phù hợp với xu thế thời đại.
2.2.Thực trạng giá trị thƣơng hiệu ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM
2.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát
Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức này cũng đƣợc tiến hành tại Tp.HCM ứng với 3 nhóm đối tƣợng đƣợc khảo sát, nghiên cứu này có 3 mẫu với kích thƣớc khác nhau. Tuy mẫu đƣợc khảo sát với các nhóm đối tƣợng khác nhau nhƣng có cùng đặc tính – đã biết trƣờng đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu 1: thực hiện với nhóm đối tƣợng là sinh viên ở các khoa hệ đại học của trƣờng. Với nhóm đối tƣợng này, đã có 450 bảng câu hỏi (xem phụ lục 1A) đƣợc phát ra. Sau khi kiểm tra có 398 bảng (88%) đƣợc hoàn tất, còn lại 52 bảng (12%) trong đó có 37 bảng bị thất lạc và 15 bảng không đạt yêu cầu.
Mẫu 2: thực hiện đối với nhóm đối tƣợng là giảng viên nhà trƣờng. Với nhóm đối tƣợng này có 220 bảng câu hỏi (xem phụ lục 1B) đƣợc phát ra. Kết quả thu lại đƣợc 212 bảng (96%) đạt yêu cầu, còn 8 bảng (4%) bị thất lạc
Mẫu 3: thực hiện đối với nhóm doanh nghiệp có sinh viên của trƣờng đang làm việc. Phát ra 220 bảng câu hỏi (xem phụ lục 1C) nhƣng chỉ nhận đƣợc 187 bảng (85%) đạt yêu cầu.
Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu với phần mềm SPSS 16, tác giả có đƣợc bộ dữ liệu sơ cấp với 398 sinh viên; 212 giảng viên và 187 doanh nghiệp. Thống kê đặc điểm mẫu nhƣ sau:
Bảng 2.1: Thống kê mẫu khảo sát
Tần số Tỷ lệ % % tích lũy Sinh viên Giới tính Nam 160 40,2 40,2 Nữ 238 59,8 100,0 398
Giảng viên trường
Giới tính
Nam 72 34,0 34,0
Nữ 140 66,0 100,0
212
Thâm niên công tác
<= 1 năm 47 22,2 22,3 2-4 năm 105 105 49,5 71,7 >=5 năm 60 28,3 100,0 212 Doanh nghiệp Hình thức sở hữu Nhà nƣớc 31 15,7 15,7 Thƣơng mại/cổ phần 102 51,5 67,2 Liên doanh 12 6,1 73,3 Khác 53 26,7 100,0 198
Quy mô công ty
<= 100 ngƣời 95 48,0 48,0
>100-300 ngƣời 71 35,9 83,0
>300 ngƣời 32 16,1 100,0
2.2.2. Thực trạng giá trị thương hiệu trường ĐHCNTP TPHCM
2.2.2.1. Đối với sinh viên
Nếu nhƣ trên thế giới, việc quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu giáo dục đại học đã đƣợc quan tâm từ nhiều thập kỷ trƣớc thì ở Việt Nam, phải đến đầu những năm 1990, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng thì các trƣờng đại học Việt Nam nói chung, trƣờng ĐH CNTP TP.HCM nói riêng mới quan tâm đến thƣơng hiệu của mình. Những viên gạch đầu tiên cho quá trình truyền thông thƣơng hiệu của trƣờng mới chỉ là việc thiết kế những website sơ sài mang tính thông tin hơn là quảng bá, thiết kế logo, slogan, tổ chức các cuộc thi, hoạt động về thể thao văn hóa cho sinh viên… Những yếu tố đó phần lớn mang tính hình thức và giá trị thông tin tối thiểu hơn là quảng bá thƣơng hiệu thực sự. Nguyên nhân chính là do sinh viên chƣa thực sự đƣợc xem là “khách hàng” của dịch vụ giáo dục của nhà trƣờng. Vì là trƣờng công lập nên tình trạng cầu vƣợt cung trong thời gian khá dài, ngay cả khi trƣờng chƣa đƣợc nâng cấp lên trƣờng đại học, nhà trƣờng không cần bỏ tiền ra cho khâu quảng bá, PR (quan hệ công chúng) mà vẫn đảm bảo lƣợng sinh viên tuyển sinh hàng năm. Khác với các trƣờng đại học dân lập khác, thay vì phải chi tiền cho các hoạt động xúc tiến quảng bá thì trƣờng ĐH CNTP TP.HCM luôn xảy ra hiện tƣợng cầu tìm đến cung.
Bên cạnh đó, đối với các sinh viên khi đƣợc hỏi lý do chọn trƣờng ĐHCNTP TP.HCM, câu trả lời nhận đƣợc đều khá bị động. Phần lớn sinh viên đăng ký thi đại học là do sự tƣ vấn từ các anh chị lớn, là cựu sinh viên của trƣờng mà không hề có sự tìm hiểu các trƣờng khác hay tự tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Điều đó cho thấy yếu tố nhận biết thƣơng hiệu chƣa có tác động mạnh mẽ đối với tân sinh viên. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng, các cựu sinh viên cũng là một kênh quảng cáo khá hiệu quả cho thƣơng hiệu trƣờng ĐHCNTP TP.HCM nhƣng hiện nay vẫn chƣa đƣợc sự quan tâm và khai thác đúng mức từ phía nhà trƣờng.
Đồng thời, khi tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi, bằng phép phân tích thống kê mô tả (Xem thêm phụ lục 2), ta có các giá trị sau:
Bảng 2.2: Thực trạng Nhận biết thƣơng hiệu đối với sinh viên Điểm 1 2 3 4 5 Trung bình Độ lệch chuẩn Biến quan sát 1. Có biết 3% 5% 19,6% 32,9% 39,5% 4,0075 1,03220 2. Dễ dàng nhận biết 5,5% 16,8% 38,4% 24,6% 14,7% 3,2588 1,07449 3. Dễ dàng phân biệt 5,5% 12,1% 37,2% 27,4% 17,8% 3,3995 1,08282 4. Nhớ và nhận biết logo 4,3% 15,8% 28,1% 30,4% 21,4% 3,4874 1,11937 5. Dễ dàng hình dung 6,5% 16,6% 30,2% 29,4% 17,3% 3,3442 1,13989
(Nguồn: kết quả khảo sát)
Bằng phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp phép tính tần suất, bảng trên cho ta thấy: Đối với biến Nhận biết thƣơng hiệu, cả 5 biến quan sát đều đạt giá trị trên 3, tức trên mức trung bình. Tuy nhiên, vì nhóm sinh viên đƣợc khảo sát này hiện đang là sinh viên của trƣờng, nên việc tìm hiểu thông tin về trƣờng trƣớc khi đăng ký vào học là chuyện tất yếu. Do đó, yếu tố nhận biết thƣơng hiệu cũng chƣa thể hiện đƣợc sức mạnh của giá trị thƣơng hiệu của trƣờng.
Qua số liệu ở bảng 2.3 ta thấy phần lớn sinh viên khi đã vào học tại trƣờng đều đánh giá chất lƣợng cảm nhận khá thấp. Ba yếu tố đạt giá trị dƣới mức trung bình liên quan đến: đào tạo kỹ năng mềm, tính phù hợp của chƣơng trình đạo tào và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, hai yếu tố đào tạo kỹ năng mềm và tính phù hợp của chƣơng trình đào tạo có độ lệch chuẩn thấp nhất, chứng tỏ rằng phần lớn các đối tƣợng đƣợc khảo sát có sự cảm nhận là khá giống nhau.
Bảng 2.3: Thực trạng Chất lƣợng cảm nhận đối với sinh viên Điểm 1 2 3 4 5 Trung bình Độ lệch chuẩn Biến quan sát 1. Dễ lựa chọn ngành học 5% 11,1% 36,2% 34,7% 13,1% 3,3970 1,01286
2. Nhiều chƣơng trình đào
tạo kỹ năng mềm 16,1% 37,2% 31,7% 12,1% 12,1% 2,4874 0,99803
3. Chƣơng trình đào tạo
phù hợp thời đại 7,5% 26,1% 39,9% 22,6% 3,8% 2,8894 0,96427
4. Cơ sở hạ tầng tốt 18,6% 24,6% 40,5% 13,6% 2,8% 2,5729 1,02781
5. Đội ngũ giảng viên tận
tâm 4,8% 10,6% 46,2% 33,9% 4,5% 3,2286 0,87535
(Nguồn: kết quả khảo sát)
Bảng 2.4: Thực trạng Ham muốn thƣơng hiệu đối với sinh viên Điểm 1 2 3 4 5 Trung bình Độ lệch chuẩn Biến quan sát 1.Thích hơn các trƣờng công lập khác 19,6% 29,9% 39,4% 5,5% 5,5% 2,4749 1,04224 2. Thích học ở CNTP hơn các trƣờng khác 16,6% 28,4% 42,7% 9,3% 3% 2,5377 0,97440 3. Học ở CNTP phù hợp hơn các trƣờng khác 12,1% 21,1% 48% 17,1% 1,8% 2,7538 0,93608
4. Nếu chọn lại, tôi vẫn
chọn CNTP 26,1% 34,9% 30,7% 7% 1,3% 2,2236 0,95635
5. Học ở CNTP xứng đáng với mức học phí bỏ ra
33,9% 25,1% 30,2% 7,3% 3,5% 2,2136 1,09825
Từ việc cảm nhận chất lƣợng đào tạo tại trƣờng không cao, dẫn đến việc ham muốn thƣơng hiệu cũng bị đánh giá khá thấp. Một thực tế khá nghịch lý là các sinh viên đang học ở trƣờng, nhƣng sự ham muốn đối với thƣơng hiệu của nhà trƣờng thì đạt dƣới mức trung bình. Từ đó, một câu hỏi đặt ra cho lãnh đạo nhà trƣờng là: yếu tố nào thật sự để thu hút sinh viên vào trƣờng học?
Bảng 2.5: Thực trạng Trung thành thƣơng hiệu của sinh viên Điểm 1 2 3 4 5 Trung bình Độ lệch chuẩn Biến quan sát 1. CNTP là sự lựa chọn
đầu tiên của tôi 31,7% 36,7% 24,4% 5,8% 1,5% 2,0879 0,96006
2. Tôi cố gắng thi đậu vào
CNTP 30,9% 33,9% 30,2% 3,8% 1,3% 2,1055 0,93027 3. Tôi không chọn trƣờng khác nếu đã trúng tuyển vào CNTP 24,6% 27,9% 33,2% 13,1% 1,3% 2,3844 1,03367 4. Sẵn sàng tƣ vấn cho
ngƣời khác thi vào CNTP 16,6% 19,6% 39,4% 17,8% 6,5% 2,7814 1,11998
(Nguồn: kết quả khảo sát)
Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 1, lòng trung thành của thƣơng hiệu trong lĩnh vực giáo dục chính là sự sẵn giới thiệu cho ngƣời quen để theo học tại trƣờng hoặc sẵn sàng tiếp tục học tại trƣờng đối với các chƣơng trình học cao hơn. Theo số liệu, tất cả bốn câu hỏi trong yếu tố lòng trung thành thƣơng hiệu đều đạt giá trị dƣới mức trung bình (nhỏ hơn