Nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56)

10. Cấu trúc khóa luận

3.1.Nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu

mẫu giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.

Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã phỏng vấn giáo viên câu hỏi sau:

Theo thầy (cô), có những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo bé?

Qua trò chuyện, quan sát trực tiếp các hoạt động giữa cô và trẻ tôi đƣợc biết nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

-Nguyên nhân chủ quan:

+ Do trình độ giáo viên còn hạn chế, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức chƣa cao.

+ Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ cao xong kinh nghiệm trong công tác giáo dục còn hạn chế.

+ Do áp lực công việc dẫn đến hinh mẫu và chuẩn mực của giáo viên cũng bị ảnh hƣờng. Khi giáo dục, cô chƣa thực sự gần gũi với trẻ nên hiệu quả giáo dục chƣa cao.

51

+ Giáo viên chƣa sử dụng hết các đồ dùng trực quan có ở lớp một cách có triệt để mà chỉ sử dụng rất ít hoặc sử dụng nhƣng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả đồ dùng trực quan nên việc tạo hứng thú, tập trung chú ý trong học tập cho trẻ lứa tuổi này rất khó.

+ Một số giáo viên vẫn hạn chế hiểu biết về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

+ Các nội dung giáo dục đạo đức thƣờng chỉ đƣợc đề cập ở cuối tiêt học, giáo viên chỉ dặn dò, giáo dục trẻ một cách máy móc. Chƣa tạo đƣợc hứng thú hay tính tự nguyện từ trẻ.

-Nguyên nhân khách quan:

+ Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức đã có sự phối hợp từ gia đình trẻ nhƣng chƣa cao. Nhiều phụ huynh chƣa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho trẻ. Trong thực tế còn tồn tại một số gia đình không quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhƣ: Không cần thiết trẻ phải chào hỏi, không chú ý đến hành vi của trẻ, có những hành vi sai nhƣng ngƣời lớn không uốn nắn hoặc không chỉ ra chỗ sai cho trẻ... hoặc ngƣợc lại,có những gia đình lại dùng hình thức giáo dục rất không sƣ phạm nhƣ: Đánh đập, quát mắng trẻ, cƣỡng ép trẻ thực hiện...

+ Ban giám hiệu nhà trƣờng và giáo viên chƣa thống nhất trong việc sử dụng các phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho trẻ.

+ Do tính cách trẻ ở mỗi cháu là khác nhau nên việc giáo dục đạo đức gặp khó khăn.

+ Nhà trƣờng và các cấp quản lí đã có sự đầu tƣ quan tâm, nhƣng cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đủ cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn hiện nay.

+ Số lƣợng trẻ trong lớp khá đông. Mỗi lớp có tới gần 50 trẻ mà chỉ có 2 cô đứng lớp nên tạo nhiều áp lực trong công việc. Hơn nữa, trong lớp một số

52

cháu chƣa học qua lớp bé, hoặc chuyển từ cơ sở khác đến nên trẻ còn tự ti, nhút nhát.

+ Việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi nhằm hình thành đạo đức cho trẻ còn khó khăn.

+ Trẻ bị ảnh hƣởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại nhƣ: Internet, tivi, các trò chơi điện tử…

+ Trẻ đƣợc sống trong môi trƣờng quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trƣờng xung quanh

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân:

-Giáo viên thiếu kiến thức về tâm lí lứa tuổi mầm non.

-Do trình độ của giáo viên còn hạn chế nên việc sử dụng, phối hợp các nội dung, phƣơng pháp, hình thức dạy học còn chƣa thật hiệu quả.

-Do sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình còn chƣa hiệu quả, chƣa thống nhất trong giáo dục trẻ.

-Do tác động không tốt từ môi trƣờng.

3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

Từ những nguyên nhân trên, chúng tối đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

3.2.1. Với nhà trường và các cấp quản lí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà trƣờng và các cấp quản lí cần phải quan tâm và cần thật sự sát sao hơn nữa đến việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức của giáo viên tại các lớp học, thống nhất các phƣơng pháp, hình thức dạy học sao cho việc giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao nhất.

- Đầu tƣ hơn nữa về cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị đồ dùng để dạy học và kết hợp với các phƣơng tiện dạy học hiện đại, xây dựng bài giảng điện tử, bổ sung chuyện tranh máy chiếu....

53

- Các giáo viên thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, khuyễn khích sự sáng tạo của giáo viên trong các hoạt động dạy bằng cách tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên với sự sáng tạo đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên dự nhiều giờ dạy mẫu với những hình thức dạy học mới.

- Ban giám hiệu nhà trƣờng cần chăm lo hơn nữa đến đời sống của giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Cụ thể nhƣ: Tăng mức lƣơng, tiền thƣởng, quan tâm đến đời sống gia đình của từng thành viên, động viên chị em yên tâm công tác để mỗi giáo viên có thể toàn tâm toàn ý với công tác giáo dục.

- Nâng cao đội ngũ giáo viên, tuyển dụng thêm nhiều giáo viên để giảm nhẹ áp lực công việc cho các giáo viên ở từng lớp.

3.2.2. Với giáo viên mầm non.

* Giáo viên phối hợp với phụ huynh phải công bằng, công khai với trẻ.

Lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã có ý thức bản ngã của riêng mình. Giai đoạn này trẻ biết đánh giá và tự đánh giá cao.

Trẻ đánh giá hành vi, thái độ của ngƣời xung quanh. Đó là hành vi đúng hay sai, tốt hay xấu, có đƣợc mọi ngƣời tán thành hay không. Đồng thời trẻ cũng tự đánh giá những việc làm của bản thân theo những nhận xét và đánh giá của ngƣời khác.

Vì thế giáo ciên phải luôn công bằng, công khai với tất cả các trẻ trong lớp. Từ quá trình dạy học đến chăm sóc phải đảm bảo các trẻ đƣợc đối xử nhƣ nhau. Bên cạnh đó cũng cần đƣa ra những lời khen chê đúng ngƣời, đúng việc và đúng lúc.

Trẻ đặt niềm tin vào giáo viên, nên nếu giáo viên không làm đƣợc điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti vào bản thân, cảm thấy mặc cảm khi cô quan tâm, yêu thƣơng và luôn đối xử tốt với một bạn nào đó trong lớp chỉ vì cô quý bạn đó hơn.

Ví dụ: Trong giờ chơi cô phát nhiều đồ chơi cho một bạn vì nhà bạn đó đóng góp nhiều tiền hơn.

Trƣờng hợp này cô đã gây tác động xấu đến trẻ. Trẻ không đƣợc cô quan tâm sẽ tự ti, mặc cảm. Đồng thời trẻ đƣợc cô quan tâm sẽ luôn coi mình

54

là trung tâm, mình là nhất. Vì thế cô phải phân phát đồ chơi cho tất cả các cháu, các cháu sẽ vui chơi cùng nhau.

Cô phải công bằng, công khai với trẻ trong mọi tình huống. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phối hợp với phụ huynh, đảm bảo công bằng, công khai với trẻ trong tất cả các hoạt động khi ở nhà. Với em và với mọi ngƣời xung quanh. giáo dục cho trẻ hiểu là em thì sẽ đƣợc các anh, chị nhƣờng nhịn hay anh, chị thì phải quan tâm, chăm sóc nhƣờng nhịn em.

Có nhƣ vậy giáo viên mới nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

* Giáo viên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

Trẻ mẫu giáo lớn có tính bắt chƣớc rất cao. Trẻ luôn học, nhìn và làm theo những hành động của ngƣời lớn đặc biệt là những ngƣời trẻ yêu thƣơng.

Khi ở trƣờng, cô giáo luôn là tấm gƣơng để trẻ noi theo. Trẻ tin và nghe theo những gì cô dạy và đƣợc học từ cô, cả những hành động mà cô làm. Vì thế giáo viên phải là tấm gƣơng sáng cho trẻ noi theo.

Giữa các giáo viên với nhau, các cô phải giao tiếp có văn hóa, mọi mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên phải hòa đồng. Tôn trọng và tin tƣởng nhau. Về ăn mặc sao cho phù hợp với đặc thù công việc và giản dị tránh diêm dúa, không hợp hoàn cảnh.

Giữa cô và trẻ, cô phải ân cần, quan tâm trẻ. Luôn thể hiện tình yêu thƣơng, chăm sóc trẻ chu đáo nhẹ nhàng.

Ví dụ: Khi trẻ chơi, cô đến bên trẻ chơi cùng trẻ.

Thời gian của trẻ ở lớp là chủ yếu, vì thế trẻ sẽ học hỏi rất nhiều từ cô. Cô phải luôn là tấm gƣơng sáng cho trẻ noi theo. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phối hợp với phụ huynh để thống nhất nội dung và phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho trẻ. Những ngƣời thân trong gia đình cũng phải là tấm gƣơng sáng để trẻ noi theo. Có nhƣ thế thì giáo dục đạo đức cho trẻ mới đạt hiệu quả cao.

* Giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi.

Vui chơi đối với trẻ mẫu giáo lớn có ý nghĩa quan trọng. Vì thế giáo viên tại các trƣờng mầm non nên thƣờng xuyên tổ chức cho trẻ đƣợc tham gia các hoạt động vui chơi.

55

Qua vui chơi trẻ vừa đƣợc chơi vừa đƣợc học. Các trò chơi sẽ giúp trẻ thích thú và tiếp thu các kiến thức đƣợc học một cách nhanh nhất. Thông qua chơi trẻ đƣợc bộc lộ tính cách con ngƣời của chính mình.

Nhất là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Nó đƣợc coi là xã hội ngƣời lớn thu nhỏ, trẻ sẽ đƣợc đóng vai và thực hiện các công việc của ngƣời lớn theo những gì trẻ thấy và trẻ sáng tạo ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên nên thƣờng xuyên tổ chức cho trẻ đƣợc tham gia các hoạt động vui chơi. Thông qua đó giáo dục đạo đức cho trẻ. Giáo viên là ngƣời tổ chức và hƣớng dẫn luật chơi, cách chơi cho trẻ. Giáo dục cho trẻ chơi nhƣ thế nào là có đạo đức.

Ví dụ: Trẻ phải chơi đúng luật.

Trẻ biết đoàn kết với các bạn cùng chơi, không tranh giành đồ chơi của các bạn khác.

Trong quá trình chơi giáo viên cần tạo điều kiện cung cấp cho trẻ những đồ dùng, đồ chơi để trò chơi của trẻ đƣợc phong phú. Giáo viên cũng cần đa dạng hóa các trò chơi cho trẻ.

Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần nhận xét kết quả và quá trình chơi của trẻ. Nhận xét đúng, khách quan. Giáo viên khuyến khích những bạn chơi tốt và động viên những bạn chơi chƣa tốt. Chỉ ra điểm đúng sai trong trò chơi của các bé.

Ví dụ: Sau khi trẻ chơi trò chơi đóng vai “ Bác sĩ khám bệnh”. Giáo viên phải chỉ ra đƣợc trong quá trình chơi bác sĩ đã ân cần với bệnh nhân chƣa, có quan tâm đến bệnh nhân không, có sử dụng đúng đồ dùng của bác sĩ không?

* Giáo viên phối hợp với gia đình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động lao động.

Một nội dung quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn là giáo dục tính tự lập. Trẻ có thể tự làm những việc theo khả năng của mình.

Khi giáo dục đạo đức cho trẻ ở trƣờng, giáo viên cần cho trẻ tham gia các hoạt động lao động hay tự làm những việc theo sức của trẻ. Các hoạt động lao động chỉ là những việc làm hết sức đơn giản nhƣ: Kê bàn khi ăn, chia bát cho bạn, giúp cô lau bàn hay nhổ cỏ ở vƣờn hoa của trƣờng, bỏ rác đúng nơi quy định.

56

Qua những hoạt động lao động đơn giản mà vừa sức ấy, trẻ đƣợc làm, đƣợc tự lập trong cuộc sống của chính mình. Nhất là những lời khen, lời động viên của cô giáo khi trẻ làm đƣợc một công việc nào đó. Trẻ sẽ thích, sẽ hứng thú các công việc lao động hàng ngày một cách tự nhiên mà không bị ép buộc.

Giáo viên cần phối hợp với gia đình trẻ, không chỉ cho trẻ tham gia các hoạt động ở trên lớp ở trƣờng mà còn tạo điều kiện cho trẻ đƣợc tham gia lao động ở nhà. Các hoạt động nhƣ: Nhặt rau, quét nhà...Trẻ sẽ vui thích tham gia cùng.

Khi đƣợc lao động trẻ sẽ yêu lao động, biết trân trọng những thành quả lao động và biết yêu ngƣời lao động.

Ví dụ: Bé cùng mẹ nấu cơm. Đến bữa cơm trẻ sẽ thấy vui khi mọi ngƣời ăn những món ăn mà mẹ cùng bé nấu. Trẻ sẽ thích và muốn đƣợc giúp mẹ nhiều hơn nữa.

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Vấn đề giáo dục đạo đức hiện nay đang là điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Thế hệ trẻ đang có những xu hƣớng suy thoái về đạo đức, xuống cấp về lối sống, có lối sống buông thả, phóng đãng, ích kỉ, thiếu trách nhiệm… Đây là tình trạng đáng báo động mà Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội đang tìm cách khắc phục, nhiệm vụ quan trọng nhất là thuộc về các cấp học. Nhà trƣờng không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức mà phải giáo dục trẻ đạo đức làm ngƣời, kiên trì bồi đắp cho học sinh lòng nhân ái, tính trung thực, tinh thần tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, biết trọng đạo lí và sống có kỉ luật. Việc giáo dục này phải diễn ra ngay từ lứa tuổi mầm non. Giai đoạn trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách sau này của trẻ. Tại các sơ sở giáo dục mầm non đã sử dụng đa dạng các phƣơng tiện, phƣơng pháp và hình thức khác nhau để thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ.

Việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt đucợc hiệu quả. Nhờ có sự hợp tác thống nhất quan điểm giáo dục đạo đức giữa nhà trƣờng, giáo viên và gia đình trẻ. Sự cố gắng, nỗ lực giảng dạy của các giáo viên mầm non. Các giáo viên đã sử dụng đa dạng các phƣơng tiện, phƣơng pháp và hình thức khác nhau để thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn trong việc giáo dục đạo đức tại các cơ sở trên.Nhƣ tỉ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn còn chiếm tỉ lệ gần 20%. Sự phối hợp giữa giáo viên, Ban giám hiệu và gia đình trẻ đã có nhƣng chƣa cao. Việc vận dụng các phƣơng pháp và hình thức của giáo viên cơ sở còn chƣa hợp lí.

58

Một số giáo viên còn chƣa nắm vững đƣợc tâm lí trẻ, và nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn. Bên cạnh đó trong quá trình giáo dục trẻ còn chƣa hứng thú với tiết dạy của cô.

2.Kiến nghị

Từ thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc tôi xin đề xuất một số kiến nghị với hy vọng sẽ khắc phục đƣợc những hạn chế còn tồn tại trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại các cơ sở trên.

2.1. Về phía trường mầm non

- Ban giám hiệu nhà trƣờng cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, thông qua các lớp học đạo tạo từ xa, các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp vụ giao lƣu giữa các trƣờng.

- Ban giám hiệu nhà trƣờng cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức hiện nay để nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56)