3 RM418 TCGCGTATCGTCATGCATAG GAGCACAT ATGCCAC GTACG 4RM21560CCGTGCTTT GA ATT G ACT
3.1.2. Khảo sát đa hình tại vị trí QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông.
hạt trên bông.
Đa hình giữa hai giống lúa có thể được phát hiện bằng chiều dài khác nhau của các đoạn lặp lại được khuếch đại bởi phản ứng PCR khi sử dụng cùng một cặp mồi SSR. Việc nhận dạng đa hình ADN giữa các giống cho gen và nhận gen với chỉ thị liên kết chặt là điều kiện tiên quyết để có thể sử dụng chỉ thị phân tử nhằm phát hiện sự có mặt của gen cần chuyển trong các cá thể con
Dòng KC25 có mang QTL/gen (Yd7) quy định tăng số hạt trên bông. Nhằm mục đích tìm kiếm chỉ thị có thể sử dụng để phát hiện gen Yd7 trong các cá thể con lai chúng tôi tiến hành phản ứng PCR với ADN của các giống lúaNPTl và KC25.
Sử dụng 6 chỉ thị SSR nằm ở vị trí của gen và về hai phía của gen Yd7
trên nhiễm sắc thể số 7. Đã xác định được 3 chỉ thị cho đa hình giữa giống NPT1 và KC25 là RM445, RM500, RM21615. Kết quả được thể hiện qua Hình 3.2. RM445 1 2 3 4 5 6 RM21615 1 2 3 4 5 6 RM500 1 2 3 4 5 6
Hình 3.2. Kết quả khảo sát đa hình ADN giữa giống NPT1 và dòng KC25 với chỉ thị RM445, RM500, RM21615
(4-NPT1: 5-KC25)
Quan sát hình 3.2 ta thấy các chỉ thị RM445, RM500, RM21615, đường chạy số 5 (mẫu ADN của giống KC25) xuất hiện băng DNA cao hơn băng ở đường chạy số 4 (mẫu ADN của dòng NPT1). Sự chênh lệch về vị trí các băng ADN ở các đường chạy 4 với 5 thể hiện đa hình giữa dòng NPT1 với giống KC25.
3.2. Thảo luận
Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong nghiên cứu về tính trạng tăng năng suất lúa, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải chứng minh về cơ chế phân tử quy định tính hình thành các tính trạng năng suất. Hầu hết tất cả các tính trạng năng suất bao gồm số bông trên khóm, số hạt trên bông, và khối lượng hạt biểu hiện nhiều biến dị liên tục trong quần thể di truyền hoặc ngay giữa các giống đã được thương mại, là tính trạng đó do nhiều gen hay QTL quy định. Cơ sở dữ liệu Gramene đã lưu trữ và xác định hàng ngàn QTL/gen liên quan đến tính trạng năng suất từ nghiên cứu lập bản đồ chi tiết và đa số
các QTL này có hiệu ứng di truyền nhỏ, gây nhiều khó khăn xác định thông qua phân tích đột biến.
Gần đây các nhà khoa học tại trường Đại học Nagoya Nhật Bản đã thành công ứng dụng chỉ thị phân tử để chuyển QTL/gen Gual quy định tính trạng tăng năng suất vào một số giống lúa trồng đại trà. Kết quả cho thấy các giống lúa mang QTL/gen Gual góp phần tăng năng suất 20-25% so với giống đối chứng (Matsuoka và cs, 2008).