Giải quyết các tranhchấp kinh tế :

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật ppt (Trang 28 - 36)

Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp kinh tế

Các bất đồng, xung đột xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh cũng như giữa các thành viên của các chủ thể đó trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể của các chủ thể đó được gọi là tranh chấp kinh tế.

Theo pháp luật hiện hành tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay bao gồm: - Tranh chấp về hợp đồng kinh tế

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty và giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.

- Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. - Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Tranh chấp kinh tế có đặc điểm sau đây :

Một là, những tranh chấp về tài sản liên quan đến tài sản. Chẳng hạn là việc góp vốn, mua cổ phiếu…

Hai là, tranhchấp kinh tế là những tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, phân biệt với tranh chấp dân sự là những tranh chấp phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực sinh hoạt, tiêu dùng.

Ba là, tranh chấp kinh tế là những tranh chấp giữa các chủ thể có vị trí bình đẳng, độc lập với nhau về tài sản và về tổ chức.

Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế

Đặc điểm của tranh chấp kinh tế quy định phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên có tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tự giải quyết bất đồng.

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế với sự hiện diện của người thứ ba với tư cách là trung gian để giúp các bên thoả thuận.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tải là một trong hai phương thức được pháp luật quy định, theo đó thông qua hoạt động của trọng tài viên, việc tranh chấp được giải quyết bằng một phán quyết mà hai bên có tranh chấp phải thực hiện.

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án là phương thức giải quyết tranh chấp do toà án tiến hành theo quy định của pháp luật, theo đó

toà án nhân danh quyền lực Nhà nước đề ra một bản án bắt buộc các bên phải chấp hành.

Giải quyết tranhchấp kinh tế bằng trọng tài.

Trọng tài kinh tế Việt Nam

Tổ chức và chức năng của trọng tài kinh tế Việt Nam

“Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế, các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể công ty, các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu” (Điều 1 Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế).

Quy định trên cho thấy :

- Trọng tài kinh tế là một tổ chức phi Chính phủ do công dân Việt Nam có đủ các điều kiện do pháp luật quy định để được công nhận là Trọng tài viên đứng ra thành lập theo quy định của pháp luật.

- Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết ba loại tranh chấp kinh tế theo quy định của pháp luật.

Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức Trung tâm trọng tài kinh tế đặt ở các địa phương.

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các Trung tâm trọng tài kinh tế trong cả nước.

Tố tụng trọng tài kinh tế

Việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo phương thức Trọng tài kinh tế được thực hiện theo thủ tục tố tụng bao gồm các giai đoạn chính sau đây :

- Nguyên đơn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến một Trung tâm trọng tài kinh tế kèm theo văn bản thoả thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra giải quyết ở Trung tâm trọng tài kinh tế đó.

- Trong thời hạn được pháp luật quy định kể từ ngày nhận đơn, Thư ký Trung tâm trọng tài kinh tế, phải gửi bản sao đơn yêu cầu của nguyên đơn và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài kinh tế cho bị đơn. Trong thời hạn do Trung tâm trọng tài kinh tế ấn định, bị đơn phải gửi văn bản trả lời cho Trung tâm và cho nguyên đơn.

- Về lựa chọn Trọng tài viên : Trong trường hợp các tranh chấp do một Hội đồng trọng tài giải quyết thì mỗi bên cho một trọng tài viên, hai Trọng tài viên này sẽ chọn một Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.

- Trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp.

- Giải quyết tranh chấp : Thời gian, địa điểm phiên họp giải quyết tranh chấp do hai bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận của hai bên thì sẽ do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và Trọng tài viên ấn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết định trọng tài : Việc giải quyết tranh chấp được kết thúc bằng một quyết định trọng tài với những nội dung theo quy định của pháp luật. Quyết định trọng tài được công bố cho các bên ngay sau khi kết thúc phiên họp hoặc có thể công bố sau nhưng chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp.

Trọng tài quốc tế Việt Nam Tổ chức và thẩm quyền :

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ xét xử các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ tín dụng và thanh toán quốc tế… khi một bên hoặc các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài.

Thủ tục tố tụng trọng tài

Khởi kiện và thụ lý vụ kiện

Điều kiện để đưa một tranh chấp ra giải quyết ở Trung tâm là sự thoả thuận trọng tài của các bên.

Thủ tục tố tụng bắt đầu bằng việc nguyên đơn nộp cho Trung tâm đơn kiện.

Kèm theo đơn kiện phải có các giấy tờ chứng minh và khi gửi đơn kiện, nguyên đơn phải ứng trước phí trọng tài theo quy định của Trung tâm. Vụ kiện chỉ được thụ lý khi nguyên đơn thực hiện đầy đủ các quy định trên đây.

Chọn và chỉ định Trọng tài viên

Sau khi nhận được đơn kiện, Thư ký Trung tâm báo cho bị đơn biết và gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện và các tài liệu liên quan. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được tài liệu, bị đơn phải cho Trọng tài viên và báo chou Trung tâm biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu quá thời hạn trên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.

Thủ tục xét xử

Thời gian và địa điểm xét xử do Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài quyết định. Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử hoặc có thể uỷ quyền cho người đại diện bằng các văn bản hợp lệ. Các bên có quyền mời luậ sư để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Giải quyết tranh chấp được tiến hành căn cứ vào hợp đồng và pháp luật hiện hành.

Phán quyết trọng tài

Việc xét xử được kết thúc bằng một Phán quyết hoặc quyết định trọng tài. Phán quyết trọng tài được công bố ngay sau khi kết thúc phiên xét xử cuối cùng hoặc có thể công bố sau do Uỷ ban trọng tài quyết định.

Phán quyết của Uỷ ban trọng tài là chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ cơ quan tài phán nào. Nếu phán quyết không được tự nguyện thi hành thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Giải quyết các vụ án kinh tế theo trình tự toà án

Vụ án kinh tế là những tranh chấp kinh tế do một trong các bên khởi kiện ra toà án để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tổ chức và thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

Về thẩm quyền của Toà án theo cấp được pháp luật quy định như sau : - Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án về tranh chấp trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng, trừ những tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

- Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ án kinh tế (các loại tranh chấp kinh tế ở mục 1.1 chương này) trừ những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện.

- Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của Toà kinh tế Toà án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ, Toà án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh tế là Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú;

trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản giải quyết.

Pháp luật quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây :

- Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án ;

- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án;

- Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án;

- Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu các vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc cư trú của đơn giải quyết vụ án;

- Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án ỏ một trong các nơi đó giải quyết vụ án.

Các nguyên tắc cơ bản về tố tụng kinh tế

- Nguyên tắc định đoạt của đương sự: Toà án chỉ tham gia giải quyết tranh chấp khi các đương sự có yêu cầu.

- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự. - Nguyên tắc xác minh, thu nhập chứng cứ.

- Nguyên tắc hoà giải : Hoà giải không chỉ là quyền của các đương sự trước khi đưa vụ án ra Toà án mà còn là nghĩa vụ của Toà án phải tiến hành để giúp đương sự thoả thuận với nhau về giải quyết vụ án trong quá trình giải quyết vụ án.

- Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế khẩn trương kịp thời. Người tham gia tố tụng

Người tham gia tố tụng trong tố tụng kinh tế bao gồm các đương sự, người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người làm chứng, người phiên dịch, Viện kiểm sát nhân dân.

Thủ tục giải quyết vụ án kinh tế

Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh tế :

Khởi kiện vụ án kinh tế là quyền của công dân, pháp nhân có lợi ích bị xâm hại hoặc có tranh chấp cần được bảo vệ. Người khởi kiện phải làm đơn với những nội dung được pháp luật quy định, yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thụ lý vụ án là việc Toà án chấp nhận đơn của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án của Toà án.

Trường hợp Toà án xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì thông báo ngay cho nguyên đơn biết. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày được thông báo, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật và Toà án vào sổ thụ lý vụ án.

Chuẩn bị xét xử :

Chuẩn bị xét xử là giai đoạn Toà án tiến hành những công việc để đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử là 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án phức tạp thì thời hạn đó không quá 60 ngày. Trong thời hạn này, Toà án phải tiến hành các công việc sau đây :

- Thông báo việc kiện : trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án - Xác minh thu thập chứng cứ

Phiên toà sơ thẩm

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải mở phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó không quá 20 ngày.

Thủ tục phúc thẩm

Phúc thẩm vụ án kinh tế là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị. Thời hạn kháng cáo là 10 ngày, thời hạn kháng nghị là 10 ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp) hoặc 20 ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên) kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu kháng cáo, kháng nghị quá hạn vì trở ngại khách quan thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 10 ngày kể từ ngày trở ngại đó không còn nữa.

Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị bằng văn bản.

Kháng cáo, kháng nghị được gửi đến Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử vụ án. Trong thời hạn 10 ngày Toà án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Toà án phúc thẩm.

Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật còn phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật còn phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật.

Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Toà án cấp sơ thẩm gửi đến, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà phúc thẩm, nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn đó là 2 tháng.

Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án. Bản sao bản án, quyết định phúc thẩm phải được gửi cho đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định.

Khi phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng, kháng nghị, Toà án không phải mở phiên toà và cũng không cần triệu tập các đương sự trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.

Thủ tục xem xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định thủ tục đặc biệt nhằm xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền.

Giám đốc thẩm : là một thủ tục xét xử đặc biệt trong đó Toà án cấp trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật ppt (Trang 28 - 36)