Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu
Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó ký kết trái với quy định của pháp luật. Đối với các hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ, dù các bên chưa thực hiện, đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong đều bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Nếu nội dung của hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện nữa.
- Nếu nội dung của hợp đồng đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong thì bị xử lý tài sản như sau : các bên phải hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng; thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng đưa lại thì phải nộp vào ngân sách Nhà nước; thiệt hại phát sinh thì các bên phải gánh chịu.
- Người ký kết hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ, người cố ý thực hiện hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi các điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu và bị xử lý theo pháp luật đối với phần vô hiệu đó.
Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng kinh tế
Khái niệm, ý nghĩa của trách nhiệm tài sản :
Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế thì một hậu quả pháp lý phát sinh bên vi phạm phải chịu những hậu quả bất lợi về tài sản theo quy định của pháp luật. Hậu quả tài sản đó gọi là trách nhiệm tài sản.
Các hình thức trách nhiệm tài sản :
Phạt vi phạm hợp đồng kinh tế và bồi thường thiệt hại.
Phạt vi phạm hợp đồng kinh tế là chế tài phạt bằng tiền áp dụng đối với chủ thể hợp đồng kinh tế khi có vi phạm hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại là chế tài tài sản áp dụng nhằm khôi phục những lợi ích tài sản cho bên bị vi phạm…
Những căn cứ phát sinh trách nhiệm tài sản :
Hành vi trái pháp luật ở đây là hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế
Hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế phải là hành vi có lỗi. Lỗi là thái độ chủ quan của bên vi phạm hợp đồng kinh tế, thể hiện ở sự cố ý hoặc vô ý trong việc vi phạm đó.
Việc vi phạm hợp đồng kinh tế đã gây ra thiệt hại về tài sản cho bên bị vi phạm. Phải là thiệt hại về vật chất và có thể tính toán được.
Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại khi hành vi vi phạm hợp đồng có quan hệ nhân quả với thiệt hại gây ra, nói cách khác giữa hành vi và hậu quả phải có mối liên hệ trực tiếp, tất yếu.
Những căn cứ miễn, giảm trách nhiệm tài sản :
Theo luật pháp hiện hành, những căn cứ mà bên vi phạm hợp đồng kinh tế có thể chứng minh để được miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản bao gồm:
- Gặp thiên tai, dịch hoạ hoặc trở lực khách quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp khắc phục;
- Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quannn có thẩm quyền do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ huy chống lục bão trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra lệnh :
- Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản do các trường hợp trên đây (thiên tai, địch hoạ… và thi hành lệnh khẩn cấp).
- Việc vi phải hợp đồng kinh tế của một bên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng của bên kia.