9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.2.3.5. Những nhân tố tác động đến quản lí đào tạo nghề trong trường dạy
- Hội đồng trường.
- Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng. - Các hội đồng tư vấn.
- Phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác. - Các khoa và bộ môn trực thuộc trường.
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội.
1.2.3.5. Những nhân tố tác động đến quản lí đào tạo nghề trong trường dạy nghề trường dạy nghề
1. Cơ chế - chính sách và môi trường pháp lí
Xuất phát từ nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, cùng với sự trẻ hóa các cơ sở đào tạo nghề, dẫn đến việc các trường nghề dạy nghề gì, theo chương trình, giáo trình nào, chất lượng đến đâu thì chưa có sự kiểm soát đúng mức của nhà nước. Cơ chế, chính sách và môi trường pháp lí nói chung có ảnh hưởng lớn đến quản lí đào tạo nghề, tạo những tiền đề chính trị-xã hội và pháp định công khai, công bằng, rộng lớn để thay đổi và điều chỉnh hệ thống đào tạo và hệ thống quản lí đào tạo. Trường lại nếu những tác nhân này không phù hợp, thiếu chính xác, lạc hậu với tình hình phát triển kinh tế-xã hội thì tiến trình đổi mới quản lí đào tạo nghề sẽ bị cản trở hoặc mắc nhiều sai lầm, dẫn đến những hậu quả không tốt. Trong những tác nhân
này thì Chuẩn và những qui định chuyên môn, hành chính có tính chất chuẩn có ảnh hưởng trực tiếp. Vấn đề đối với cơ sở đào tạo là vận dụng cơ chế, chính sách và các điều kiện pháp lí đó như thế nào trong hoàn cảnh cụ thể của mình.
Trong những năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các cơ sở dạy nghề trên cả nước, điều đó khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề và đã thu hút đông đảo số lượng người tham gia học ngh, nhưng số lượng đó vẫn không thể đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội, chính là nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua đó, thể hiện sự gia tăng nguồn lao động chưa qua đào tạo là rất lớn, nó cũng cuốn theo nguồn lao động đã qua đào tạo từ các trường Cao đẳng và Đại học tham gia trực tiếp vào sản xuất, đây có thể xem như là hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây đã diễn ra cuộc khủng kinh tế trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến việc suy giảm về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực và đòi hỏi nguồn nhân lực trong thời đại mới phải có trình độ tay nghề cao. Điều đó đã khiến không ít cơ sở dạy nghề phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Đặc biệt, năm 2008 Tổng cục dạy nghề đã ban hành Hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với các cơ sở dạy nghề nhằm xem xét, đánh giá và công nhận mức độ hoàn thành và chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề có đáp ứng được yêu cầu đề ra hay không, đây được xem là cơ sở pháp lí quan trọng để kiểm soát chất lượng dạy nghề trong thời gian tới.