Lý thuyết bàn tay vô hình

Một phần của tài liệu Các lý thuyết kinh tế của adam smith (Trang 35)

II. Giới thiệu về tác giả Adam Smith và tác phẩm

8. Lý thuyết bàn tay vô hình

Cũng giống như các nhà lý luận cổ điển khác, Adam Smith ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tự do cạnh tranh. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Như đã biết, trong giai đoạn trước đây để tích luỹ tiền tệ, giai cấp tư sản, những nhà kinh doanh cần có sự hỗ trợ, can thiệp của Nhà Nước. Nhưng khi các nhà kinh doanh đó cú trong tay một lượng tiền tích luỹ lớn, tập trung đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất, họ lại chủ trương tự do kinh tế và Nhà Nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cuốn “Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, Adam Smith gọi tư tưởng này là “bàn tay vụ hỡnh”.

Về thực chất, “Bàn tay vụ hỡnh” đú chớnh là các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động, chi phối hành động của con người. Ông gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là “trật tự tự nhiờn”. Ông chỉ ra các điều lệ cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động là:

- Phải có sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.

- Nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch, tự do sản xuất kinh doanh những gì mà họ mong muốn.

- Quan hệ giữa người với người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế.

Theo ụng thỡ chỉ có chủ nghĩa tư bản mới là xã hội có được những điều kiện như vậy. Vì thế chủ nghĩa tư bản là một xã hội bình thường, được xây dựng trên cơ sở quy luật tự nhiên, cũn cỏc xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến là xã hội khụng bình thường. Từ đó ông cho rằng Nhà Nước không nên can thiệp vào kinh tế: “Sỏng kiến cá nhân đó cú đầy đủ khả năng để thực hiện một trật tự tối ưu thì chính quyền có bổ phận không nên can thiệp vào.”

Điểm xuất phát trong phân tích kinh tế của Adam Smith là nhân tố “con người kinh tế”. Theo ông loài người là một liên minh trao đổi. Thiên hướng trao

đổi là đặc tính vốn có của con người. Nó tồn tại vĩnh viễn, cũng như loài người tồn tại vĩnh viễn. Trong khi trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, phục vụ lẫn nhau thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Mỗi người chỉ biết tư lợi, chạy theo tư lợi. Nhưng khi chạy theo tư lợi thỡ cú một “Bàn tay vụ hỡnh” buộc “con người kinh tế” đồng thời thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội và đôi khi làm như vậy thì họ đáp ứng lợi ích xã hội còn tốt hơn ngay cả khi họ có ý định thực hiện điều đó từ trước. "Bàn tay vô hình" thúc đẩy sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị, chi phối tài sản và cách tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể là những cá nhân tìm kiếm của cải theo các mục tiêu riêng lẻ lại vô tình thúc đẩy nền kinh tế và hỗ trợ phát triển những lợi ích chung của cả xã hội.: “Mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng vốn của mình sao cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất. Thông thường cá nhân này không có chủ định củng cố lợi ích công cộng, mà cũng chẳng biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Cá nhân này chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Trong quá trình này. một bàn tay vô hình đã buộc anh ta phải theo đuổi một mục đích không nằm trong dự định. Trong khi theo đuổi lợi ích của mình, anh ta đã bảo vệ luôn lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc này.”

“Bàn tay vụ hỡnh” trước hết thể hiện lợi ích của các cá nhân. Con người ai cũng vì lợi ích cá nhân, vì mục đích vị kỷ và ông tin rằng chính lòng vị kỷ của cá nhân sẽ đưa tới sự trù phú của xã hội. Các cá nhân càng chạy theo lợi ích cá nhân thì lợi ích xã hội sẽ càng lớn. Việc chỉ theo đuổi các lợi ích cá nhân sẽ tạo ra hiệu suất lớn hơn rất nhiều một xã hội với những con người theo đuổi các phúc lợi vì tập thể, lý do đơn giản vỡ cú sự chênh lệch trong khao khát tối đa hóa lợi ích . Vì vậy ông cho rằng nên để cho mỗi cá nhân trong xã hội đều có tự do kinh tế đầy đủ, tức là họ có thể dùng vốn và lao động của mình tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh mà không có bất kỳ sự can thiệp hay hạn chế nào. Chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của cải xã hội một cách có hiệu quả. Adam Smith viết: “Quốc gia sẽ trở nên phồn thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt của riêng mỡnh…Chúng ta không mong có những bữa ăn trưa nhờ vào lòng hào phóng của người mổ thịt, người nấu bia, hoặc người làm bánh, mà ở cách nhìn của họ đối với lợi ích của bản thân họ. Chúng ta trông chờ không phải ở lòng nhân đạo của họ, mà ở tính tự tương thân của họ, và không bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà về những lợi ích của họ.”

Lịch sử đã chứng minh: với việc áp dụng những nguyên lý mà Adam. Smith đã nêu ra, nền kinh tế ở các nước tư bản chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một lượng hàng hoá nhiều hơn tất cả các chế độ trước đó cộng lại. Sự phát triển của nền kinh tế dân tộc, tăng sức mạnh của khu vực nông nghiệp, công nghiệp và các nhành sản xuất vật chất khác khẳng định sự chiến thắng của kinh tế thị trường đối với sản xuất nhỏ. Trong quá trình đó, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh mẽ, sản xuất dược tích tụ và tập trung cao độ. Cơ cấu kinh tế có sự biến đổi to lớn. Sự phát triển của thị trường được mở rộng.Nếu giai đọan trước đây, lĩnh vực trao đổi còn hạn hẹp trong từng vựng, thỡ bây giờ thị trường hình thành thống nhất trên

phạm vi cả nước. Nếu trước đây chỉ có thị trường sản phẩm, thì bây giờ cú thờm thị trường các yếu tố như: lao động, đất đai, tư bản. Sự xuất hiện của thị trường sức lao động và đất đai đã phá vỡ quan hệ phong kiến trì trệ, kiềm hãm sự phát triển của sức sản xuất. Sự xuất hiện thị trường tài chính, chứng khoán chứng tỏ nền kinh tế thị trường đã phát triển đến trình độ cao. Bên cạnh đó, lợi ích cá nhân cũng có tác động tiêu cực. Mặc dù Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường 15 năm, song đồng tiền bắt đầu thâm nhập sâu vào các quan hệ xã hội. Vì tiền, vì lợi ích cá nhân, người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích xã hội, bất chấp luân thường đạo lý. Tình trạng thương mại hoỏ đó thâm nhập sâu vào những lĩnh vực vốn xưa kia là mảnh đất nuôi dưỡng những hành vi đạo đức, như giáo dục - đào tạo và y tế. Mọi mối quan hệ xã hội trong xã hội đều được giải quyết chỉ dựa trên lợi ích kinh tế…

Ông đã nêu ra những luận điểm quan trọng về cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, mà không cần có sự can thiệp của con ngừơi. Ông viết: “Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quy định, ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình. Không phải vậy đõu hóy để mặc mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho cá bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu, không cần kế hoạch, không cần quy chế, thị trường sẽ giải quyết tất cả.”

Ông cho rằng thị trường sẽ tạo ra sự hài hoà giữa các lợi ích bằng phương cách của nó: “Cứ để cho một cá nhân nào đó chạy theo lòng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên những kẻ cạnh tranh làm anh ta mất nghề. Cứ để một người nào đó bán hàng hoá của mình quá đắt, hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai. Như vậy những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất- sự hài hoà của xã hội.”

Lý thuyết “Bàn tay vụ hỡnh”, với sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường cạnh tranh. “Bàn tay vụ hỡnh” đảm bảo cho xã hội những gì sản xuất ra phù hợp với các nhu cầu thành viên của nó, và theo những số lượng mong muốn… Mỗi cá nhân vị kỷ sẵn sàng bán càng đắt càng tốt những đồ vật mà nó làm ra và mua những đồ vật không do nó làm ra càng rẻ càng tốt; nhưng không có trường hợp nào lại có thể có tiền lãi vô cớ cả, vì bao giờ người ta cũng có thể mua từ một người bán có hiệu quả hơn và biết điều hơn… tóm lại thị trường đảm bảo cho những giá cả ganh đua. Ông đã giải thích việc để giá cả thị trường được cân bằng, phải không xa rời chi phí sản xuất thực tế hàng hoá. Ông đã giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hoá phải cung cấp những hàng hoá mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập ở dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của một quốc gia. Nghĩa là ụng đó tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Ông kết luận: “Hóy giả định rằng những người tiêu dùng đòi hỏi nhiều găng tay hơn và ít giày hơn so với những thứ đã sản xuất. Kết quả là công chúng sẽ vội vàng chạy tới các cửa hàng găng tay, trong khi ở các cửa hàng giày tình hình mua

bán diễn ra chậm chạp; giá găng tay sẽ có xu hướng tăng lên, vì người tiêu dùng cố mua nhiều hơn những gì đang có; ngược lại, do công chúng từ bỏ các cửa hàng giày, nờn giỏ giày hạ xuống. Vỡ giỏ găng tay tăng lên, tiền lãi của nhà sản xuất găng tay cũng tăng lên; và vỡ giỏ giày hạ xuống nên tiền lãi cũng giảm xuống trong lĩnh vực này. Lợi ích cá nhân lại khôi phục sự cân bằng. Những người lao động bị thải ra trong lĩnh vực giày, nơi các nhà máy giảm bớt sản xuất, thì họ kéo tới nơi sản xuất găng tay, nơi công việc diễn ra tốt đẹp. Kết quả thật rõ rang: Việc sản xuất găng tay sẽ tăng lên và sản xuầt giày sẽ hạ thấp. Kết quả đúng như xã hội cần tới.”

Adam Smith là một người ủng hộ thị trường tự do, nơi mà có tối thiểu sự can thiệp của Nhà Nước. Tuy vậy, ông cho rằng Nhà Nước là công cụ cần thiết để chống thù trong giặc ngoài, chống tội phạm và bảo vệ đất nước và đôi khi Nhà Nước cũng có chức năng kinh tế như khi nó vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp như: đào sông, lắp đường,… Nhưng Nhà Nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, thị trường tự nó sẽ giải quyết tất cả:

“Nghĩa vụ đầu tiên của quốc vương là quốc phòng, tức là bảo vệ xã hội chống lại bạo lực và bất công của các dân tộc khác mà theo thời gian đã ngày càng trở thành những kẻ bành trướng theo mức độ xã hội của họ đi ti văn minh. Sức mạnh quân sự của dân tộc là điều dẫn quốc vương của một dân tộc chi tiêu trong thời bình cũng như trong thời chiến…

Nghĩa vụ thứ hai của quốc vương là bảo hộ; trong chừng mực có thể, mỗi thành viên xã hội phải được tránh khỏi sự bất công và áp bức của một thành viên xã hội khác; thế nhưng nghĩa vụ cai quản công lý lại đòi hỏi những mức chi tiêu khác nhau, phụ thuộc vào các gia đọan phát triển khác nhau của các xã hội.

Nghĩa vụ thứ ba và cuối cùng của quốc vương là phát triển những của cải công cộng, những thứ này dù rất có ích cho xã hội, nhưng do bản chất của chúng, không bao giờ thu được lợi nhuận để bù đắp những chi tiêu của một cá nhân hay một nhóm nhỏ công dân, và do đó không thể hy vọng một nhóm nhỏ công dân sẽ tạo ra và duy trì được chúng. Việc thực hiện nghĩa vụ này đòi hỏi những mức chi tiêu khác nhau thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cỏc xó hội.”

Tư tưởng của Adam Smith phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có nhưng nhu cầu vật chất khác nhau. Mức sống càng cao, yêu cầu vật chất từ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý, được tôn trọng, được phục vụ cũng đòi hỏi những sản phẩm tinh thần mới, do đó mà sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phát triển không ngừng. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất hay tinh thần) lớn đến một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm ấy, nghĩa là có người mua, người bán, và bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ điều hòa. Số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ được đưa từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm mới có ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và loại bỏ sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thị trường.

Thuyết của Adam Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế), là tiếng nói của chủ nghĩa tư bản đã trưởng thành đòi hỏi được tự do kinh doanh. Tư tưởng của Smith thích hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài, thời kì tự do cạnh tranh. Về sau, cũng do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sản xuất vượt khỏi tiêu dùng, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp diễn ra ngày càng thường xuyên và trầm trọng, cạnh tranh vô tổ chức, độc quyền, phân hóa giàu nghèo, hủy hoại môi trường… Lý thuyết “Bàn tay vụ hỡnh” của Adam Smith lúc này bộc lộ khuyết tật. Để khắc phục những khuyết tật của cơ chế "bàn tay vô hình", nền kinh tế hiện đại cần được điều hành bởi sự kết hợp giữa "bàn tay vô hình" của thị trường với bàn tay hữu hình của nhà nước thông qua luật pháp, thuế và nhiều biện pháp kinh tế, tài chính khác như: các chương trình khuyến khích đầu tư, kích thích tiêu dùng, tín dụng, tiền tệ,… Vai trò vĩ mô cũng như vi mô của nhà nước ngày càng tỏ ra quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

KẾT LUẬN:

Adam Smith được coi là cha đẻ kinh tế học. Tư tưởng của ông là nền móng lý thuyết cơ sở ngày nay. Có lẽ tư tưởng gắn liền với ông là 'bàn tay vô hình', đề cập tới hoạt động của các lực lượng thị trường. Ông lập luận rằng thị trường sẽ định hướng hoạt động kinh tế, và như một bàn tay vô hình nắn quá trình phân phối tài nguyên. Giá cả là phương tiện chính thực hiện nhiệm vụ này. Giá sẽ tăng khi khan hiếm và giảm khi dư thừa.

Adam Smith cho rằng thị trường quyết định loại và số lượng hàng hoỏ-dịch vụ hợp lý. Đú là vì nhà SX muốn có lợi nhuận. Trong điều kiện laissez-faire tức là chính phủ không can thiệp, phúc lợi công cộng sẽ tăng lên nhờ cạnh tranh để đáp ứng đám đông. Đó là nền tảng của kinh tế thị trường tự do. Cạnh tranh đồng nghĩa

Một phần của tài liệu Các lý thuyết kinh tế của adam smith (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w