Lý luận về phân phối

Một phần của tài liệu Các lý thuyết kinh tế của adam smith (Trang 29)

II. Giới thiệu về tác giả Adam Smith và tác phẩm

5. Lý luận về phân phối

Adam Smith đã đưa ra những hiểu biết sâu sắc và những đóng góp quan trọng trong việc đưa ra lý thuyết hoàn hảo xác định tiền lương, tiền thuê đất (địa tô), lợi nhuận để các môn đệ sau này triển khai.

a) Lý luận về tiền lương:

Tiền lương chính là giá cả của lao động. Ông quay trở lại” tình trạng ban đầu xảy ra trước sự chiếm đất làm của riêng và tích lũy vốn”. Trong xã hội nguyên thủy, tiền lương được xác định bằng năng suất vì lúc ấy toàn bộ sản phẩm đều thuộc về người lao động. Ngay sau khi đất trở thành tài sản cá nhân thì chủ đất yêu cầu phần chia của mình đối với lợi nhuận hàng năm. Như vậy sự tích lũy tư bản khiến có thể thuê lao động, đến mức tích lũy tư bản hình thành một ngân quỹ để duy trì lực lượng lao động. A. Smith đã giải thớch:” Một người cày cấy mảnh đất hiếm khi có đủ số tiền cần thiết để nuôi sống bản thân cho đến khi thu hoạch mùa màng. Cuộc sống của anh ta thường thúc đẩy anh ta đến với cuộc sống của người chủ, vốn cũng là nông dân nhưng thuê anh ta làm, và cũng là người không có quyền sử dụng anh ta, trừ phi ông ta muốn chia sẻ sản phẩm của người làm việc cho mình, hay trừ phi nguồn vốn của ông tat hay bằng lợi nhuận”.

Smith tiếp tục đưa ra thuyết tiền lương “hợp đồng” và cho rằng người lao động muốn có lương cao, trong khi người chủ muốn trả lương càng ít càng tốt. Rõ ràng có một giới hạn thấp hơn tiền lương vì con người luôn sống bằng công vệc của mình, tiền lương ít ra cũng đủ để nuôi sống bản thân. Thậm chí trong hầu hết trường hợp tiền lương có phần nhiều hơn, nếu không thì người lao động không thể nuôi sống gia đình và cuộc chạy đua của những người lao động như thế không thể kéo dài vượt qua thế hệ thứ nhất. Về lâu dài, Smith xem mức lương được xác định bằng chi phí nuôi sống và tái sản xuất của công nhõn. Túm lại,lao động cũng được tạo ra bằng chi phí không đổi, đến mức đường cong cung lao động dài hạn nằm ngang ở bất cứ đồng lương nào chăng nữa luôn nhất quán với khái niệm của Smith. Mức lương có thể cao hay thấp hơn mức lương cần bằng dài hạn vì cung cầu nhắn hạn co thể bị ảnh hưởng bởi các thỏa thuận hợp đồng, các rủi ro của tự nhiên và sự ban hành của pháp luật. Công nhân được huấn luyện tương tự và được đặt vào hoàn cảnh tương tự trong mỗi khớa cạnh khác dù sao cũng hưởng lương cao hay thấp hơn tùy theo mức độ thòi gian và chi phí để đạt được kỹ năng, mức độ rủi ro và nguy hiểm trong công việc, mức dộ tin tưởng cần có của người lao động. Trong “ The Wealth of Nations” (Tập I, Chương X, Phần I), Smith đã hoàn

thiện và mở rộng vấn đề” Sự bình đẳng của tiền lương và lợi nhuận phát sinh từ tính chất của công việc”, gồm những đặc điểm chính như sau:

- Tiền lương thay đổi tỷ lệ nghịch với sự dễ chịu của công việc.

(Trong tất cả các công việc thì công việc của người thi hành công vụ tỷ lệ với số lượng công việc phải thực hiện, được trả lương cao hơn bất kỳ loại nghề nghiệp nào khác).

- Tiền lương thay đổi tỷ lệ thuận với phí tổn học nghề.

( Giáo dục nghệ thuật khéo léo và những nghề tự do vốn buồn tẻ và tốn kém. Vì thế tiền đền bù của luật sư và bác sĩ phải tự do hơn nhiều và phù hợp với điều vừa nêu).

- Tiền lương thay đổi tỷ lệ nghịch với tính không đổi của công việc.

(Không có loại lao động có tay nghề nào có vẻ dễ học hơn thợ xây và thợ nề. Vì thế mức lương của lực lượng lao động này không phải là sự đền bù quá nhiều cho kỹ năng của họ, như đối với sự đền bù về tính không đổi của công việc).

- Tiền lương thay đổi tỷ lệ thuận với sự tin tưởng đặt vào người lao động. ( Tiền lương của thợ bạc và thợ kim hoàn ở mọi nơi đều cao hơn tiền lương của nhiều nghề khác, không những ở tính chất khéo léo như nhau, mà đòi hỏi phải khéo léo nhiều hơn, tính đến quý kim mà họ được tin tưởng để gia công).

- Tiền lương thay đổi với xác suất thành công.

( Tư vấn pháp luật có lẽ là những người ở độ tuổi 40, bắt đầu làm điều gì đó bằng nghề của mình, phải nhận tiền thù lao, không những do học hành tốn kém và buồn tẻ, mà cũn có hơn 20 người khác chắc hẳn không bao giờ làm bất cứ điều gì bằng nghề này).

b) Lợi nhuận:

Lợi nhuận là phạm trù lịch sử xuất hiện cùng với tư bản. A.Smith phân chia lao động của người công nhân ra làm 2 bộ phận:

+ Thời gian lao động cần thiết ( thời gian lao động tạo ra tiền lương trả cho người lao động).

+ Thời gian lao động thặng dư ( thời gian lao động tạo ra lợi nhuận của chủ thuê mướn).

Ông xem lợi nhuận là tiền lời của tư bản hơn là thu nhập của doanh nghiệp, vì thế thuyết lợi nhuận của ông xem như bị lỗi thời theo tiêu chuẩn đương đại. Thực ra Smith đưa ra khả năng hiểu biết hữu dụng vào trong tiến trình tạo ra lợi nhuận hơn là thuyết nói về lợi nhuận phát sinh ra sao. Lợi nhuận thường dao động đến mức người đang tiến hành một nghề cụ thể không thể biết trung bình lợi nhuận hàng năm của mình là bao nhiêu. Lợi nhuận bị ảnh hưởng, không những bằng chính sự biến động của giá cả hàng hóa mà còn cả ngàn rủi ro khác với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ hay đường biển, hay thậm chí khi trữ trong nhà kho đều có khả năng rủi ro. Vì thế lợi nhuận không những thay đổi từ năm này sang năm khác, mà còn thay đổi theo từng ngày, thậm chí là theo từng giờ. Smith định nghĩa lợi nhuận là thu nhập lấy từ vốn ( nghĩa là tư bản) của người quản lý hay sử dụng vốn, trong khi tiền lãi ông định nghĩa là thu nhập lấy từ vốn bởi người

khác không sử dụng vốn cho chính mình mà chỉ vay giùm cho người khác. Lãi suất thông thường thấp nhất phải…ở mức nào đó nhiều hơn mức vừa đủ để bù vào những thiệt hại. Việc tăng vốn để nâng lương có khuynh hướng làm giảm lợi nhuận. Khi nguồn vốn của nhiều thương gia giàu cú cựng hướng vào một nghề, thì tự nhiên sự cạnh tranh của họ có khuynh hướng làm giảm lợi nhuận, và khi có sự gia tăng nguồn vốn trong các nghành nghề khác tiến hành trong cùng một xã hội thì sự cạnh tranh phải tạo ra cùng một tác dụng.

Tóm lại, lý luận lợi nhuận của A. Smith mang tính 2 mặt, chứa đựng những mâu thuẫn khi ông cho rằng lợi nhuận là “thự lao tự nhiờn” của tư bản ứng trước mà tư bản đã trả cho sản xuất, là một trong những nguồn gốc tạo ra hàng, lợi nhuận là nguồn thu nhập cần thiết để nhà tư bản duy trì cuộc sống và phải có một tỷ lệ thích đáng đối với nhà tư bản, đồng thời chứng minh sự tồn tại của lợi nhuận là hợp lý, lợi nhuận là sản phẩm của tư bản tạo ra, không chỉ do lao động tạo ra, mà nú cũn do công lao quản lý, sự mạo hiểm của nhà tư bản.

c) Lý luận về địa tô:

Địa tô là phạm trù kinh tế xuất hiện khi nảy sinh quyền tư hữu ruộng đất, là thu nhập của giai cấp địa chủ. Một mặt ông cho rằng địa tô là kết quả lao động của giai cấp công nhân tạo ra, nhưng lọt vào tay địa chủ do độc quyền tư hữu ruộng đất, là giá cả chi trả cho việc sử dụng ruộng đất. Mặt khác ông lại cho rằng địa tô là sản phẩm của tự nhiên, là một bộ phận của chi phí sản xuất, sự sản sinh ra địa tô là kết quả của tự nhiên tham gia vào sản xuất nông nghiệp, nó là thù lao mà người sở hữu ruộng đất thu được ( tiền thuê đất). Ông giải thích sở dĩ có địa tô là vì năng suất lao động trong nông nghiệp cao hơn trong công nghiệp.

Thảo luận của A.Smith xoay quanh 3 yếu tố: yếu tố độc quyền, quan điểm thặng dư sai biệt và phí tổn thay thế.

Số tiền thuê đất hàng năm được xác định theo thỏa thuận hợp đồng giữa chủ đất và tá điền, chủ đất thường ở thế áp đảo, do đó quan niệm tiền thuê đất như lợi tức độc quyền. Trong việc điều chỉnh thời hạn cho thuê, chủ đất cố gắng chừa lại cho tá điền phần chia sản phẩm chỉ ở mức vừa đủ để duy trì nguồn vốn để mua hạt giống, trả tiền cụng nhõn… Các yếu tố độc quyền khác liện quan đến việc xác định tiền thuê đất là sự màu mỡ và vị trí. Vì thế đất thích hợp cho một sản phẩm đặc biệt đều có độc quyền. Rõ ràng theo quan điểm của ông, tiền thuê đất là sự trả tiền dư. Đây là bộ phận trong sản xuất hàng năm còn lại sau khi trừ đi các chi phí sản xuất khác kể cả lợi nhuận thông thường được thừa nhận. Tiền thuê đất đi vào thành phần giá hàng hóa bằng cách khỏc vói tiền lương và lợi nhuận. Tiền lương và lợi nhuận cao hay thấp là nguyên nhân của giá cao hay thấp, tiền thuê đất cao hay thấp là kết quả của nó.

Tóm lại mỗi một sự cải tiến, đổi mới của xã hội đều có chiều hướng trực tiếp hay gián tiếp nâng cao tiền thuê đất thực tế, tăng thêm tiền thuê đất cho điền chủ, là cho họ có khả năng thuê mướn thêm công nhân hoặc mua thêm sản phẩm của những người lao động khác. Những cải tiến về năng suất lao động có xu hướng trực tiếp giảm giá thực tế của hàng công nghiệp và nâng tiền thuê đất thực tế một

cách gián tiếp. Của cải xã hội và số lượng lao động hữu ích tăng lên đều có chiều hướng gián tiếp nâng cao tiền thuê đất. Một phần lao động nào đó tất nhiên thuộc về đất. Một số lớn người và súc vật được sử dụng vào việc trồng trọt, số sản phẩm thu hoạch đất tất phải tăng lên cùng với việc tăng số tiền vốn cho sản xuất và tiền thuê đất tăng lên cùng với số sản phẩm thu hoạch được và ngược lại. Toàn bộ sản lượng lao động và đất đai hàng năm của mỗi nước, hay nói khác khác, toàn bộ giá tiền của sản lượng hàng năm đó, tất nhiên tự chia ra thành ba phần: tiền thuê đất, tiền công lao động (tiền lương), và lợi nhuận của tiền vốn, và tạo thành tiền thu nhập của ba tầng lớp khác nhau: người sống bằng tiền cho thuê đất đai, những người sống bằng tiền lương và những người sống bằng lời nhuận.

Một phần của tài liệu Các lý thuyết kinh tế của adam smith (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w