II.3 THIẾT KẾ MẠCH TỔNG HỢP VÀ KHUẾCH ĐẠI TÍN HIỆU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hai bộ chỉnh lưu mắc song song ngược và ứng dụng cho các cuộn tải thích hợp (Trang 37)

II. 2.4 Khâu so sánh

II.3 THIẾT KẾ MẠCH TỔNG HỢP VÀ KHUẾCH ĐẠI TÍN HIỆU

Do hệ thống của ta đòi hỏi chất lượng cao nên ta phải sử dụng các tín hiệu phản hồi để điều chỉnh hệ thống đạt những chỉ tiêu chất lượng yêu cầu.

Vì vậy cần phải có mạch tổng hợp các tín hiệu đó lại. Trong truyền động ta dùng hai tín hiệu phản hồi âm tốc độ và âm dòng điện. Để đảm bảo tính chính xác của việc tổng hợp ta dùng các vi mạch điện lử.

II.3.1. Mạch tổng hợp tín hiệu âm tốc độ

Mạch vòng phản hồi âm tốc độ có tác dụng nâng cao độ cứng của đặc tính cơ.

* Khâu lấy tín hiệu phản hồi âm tốc

Để chuyển tín hiệu tốc độ của động cơ truyền động thành tín hiệu điện áp thì ta dùng máy phát tốc một chiều gắn cứng trục với trục của động cơ. Máy phát tốc thực chất là máy phát điện một chiều. Do điện áp phát ra của máy phát tốc tỉ lệ với tốc độ quay của động cơ là khá lớn nên để đưa về mạch tổng hợp tín hiệu âm tốc độ ta sử dụng điện trở phân áp RN gồm Ra và Rb:

Nhơn

Ta có hệ số phân áp α = Ra

Rn thì UPHn = - αUFT = γn

Với UFT là điện áp phát ra của máy phát tốc tương ứng với tốc độ n của động cơ.

UPHn là điện áp đưa về khâu tổng hợp tín hiệu tốc độ. Tô Cn có dung lượng nhỏ có tác dụng lọc sóng cao tần.

* Khâu tổng hợp tín hiệu tèc độ

Tín hiệu phản hồi âm tốc độ (-γn) được tổng hợp với tín hiệu Ucd nhê khuếch đại thuật toán: UV = Ucd - γn . Điện áp ra của khâu này chính là điện áp đặt của khâu tổng hợp tín hiệu dòng điện : UđI = Kn.(Ucd - γn).

Với Kn là hệ số khuếch đại của khâu tổng hợp tín hiệu tốc độ. Sơ đồ nguyên lý của khâu là:

II.3.2. Mạch tổng hợp tín hiệu âm dòng

Để ổn định dòng điện động cơ khi khởi động, hãm, đảo chiều hay gặp quá tải thì ta sử dụng khâu ổn định dòng điện phần ứng hay khâu phản hồi âm dòng.

Nhơn

Khâu lấy tín hiệu âm dòng

Để lấy tín hiệu dòng điện phần ứng động cơ ta dùng máy biến dòng T1. Máy biến dòng T1, có tác dụng cách ly giữa mạch động lực và mạch điều khiển. Điện áp ra của T1 được chỉnh lưu nhờ cầu chỉnh lưu cầu ba pha và có giá trị tỉ lệ với dòng điện phần ứng động cơ. Điện áp đầu ra của mạch cầu được lọc nhờ tô Ci, do điện áp này có giá trị khá lớn nên tín hiệu phản hồi dòng điện (+βIư) được lấy một phần trên biến trở Ri, sau đó được đưa vào một đầu vào của IC. Điện áp đầu ra của khâu là UIng = KiβIư với Ki là hệ số khuếch đại của khâu khuếch đại thuật toán.

II.3.3. Một số mạch khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hai bộ chỉnh lưu mắc song song ngược và ứng dụng cho các cuộn tải thích hợp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w