Phỏng vấn thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết graph trong dạy học sinh học 6 THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 29 - 30)

Phỏng vấn là hoạt động đầu tiên và rất quan trọng trong việc điều tra thú vì dân địa phương là những người hiểu biết rõ về khu rừng họ đã, đang sống cũng như các sản phẩm họ khai thác được.

Trong quá trình điều tra chúng tôi đã phỏng vấn 3 cán bộ kiểm lâm và 15 người dân địa phương thường xuyên đi rừng (phụ lục 1).

Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin: Tên địa phương của loài, đặc điểm bên ngoài, nơi trú ngụ, nơi thường kiếm thức ăn, mùa sinh sản... (Phụ lục 2). Các thông tin phỏng vấn cũng được kiểm tra lại bằng ảnh mầu của loài để đảm bảo độ tin cậy của thông tin.

Các bước phỏng vấn như sau:

Bước 1: Để người dân/ thợ săn địa phương tự kể tên những loài thú mà họ đã săn hoặc biết được, trong đó có gợi ý để người được phỏng vấn mô tả đặc điểm của từng loài, cách nhận biết và địa điểm bắt gặp hoặc săn được thú. Bước 2: Đưa người được phỏng vấn xem các ảnh mầu hoặc hình vẽ mầu trong các tài liệu như “Sổ tay ngoại nhgiệp nhận diện các loài thú của VQG Pù Mát” [26]; “Hướng dẫn điều tra ngoại nghiệp linh trưởng” [24]; “Sổ tay kiểm lâm thú ăn thịt nhỏ ở Việt Nam” [33], để họ phân biệt từng loài và cung cấp hoặc bổ sung thông tin về nơi gặp, địa điểm săn và sinh cảnh sống của chúng nếu cần.

Bước 3: Phân tích mẫu vật thu được (sọ, da, lông, đuôi, vuốt, sừng...). Đa số thợ săn ở vùng quanh Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt thường lưu giữ một vài bộ phận của con vật săn bắt được (sừng, da, lông , đuôi, hộp sọ, móng, vuốt, các mẫu vật nhồi bông...) để làm kỷ niệm. Do vậy ngoài việc phỏng vấn chúng tôi còn đề nghị thợ săn cho xem và chụp ảnh các mẫu vật thú rừng hiện có còn lưu giữ trong gia đình họ.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết graph trong dạy học sinh học 6 THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w