6. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Chưa có chính sách cụ thể trong vấn đề quảng bá và giữ vững các giá trị văn hóa truyền
truyền thống của chợ nổi Cái Răng
Nếu nói về mức độ quảng bá chợ nổi một cách khoa học và có chiều sâu tại các nước
có chợ nổi nằm ở khu vực Đông Nam Á thì phải nói đến các chợ nổi của Thái Lan. Khác với các chợ nổi của Việt Nam, chợ nổi ở Thái Lan là hình thức chợ nổi không phải tự phát mà là ra đời trong yêu cầu phát triển và đẩy mạnh nghành công nghiệp du lịch không khói ở nước này và chợ cũng không hợp vào lúc sáng, cũng như ở những sông lớn như chợ nổi ở Việt Nam nhưng là một trong điểm du lịch hấp dẫn của Thái Lan vì ở đó nó du khách có thể khám phá được hết nét đẹp của người dân Thái Lan sống trên kênh rạch. Chỉ trong một con kênh đào với phạm vi nhỏ hẹp nhưng người ta có thể thấy được tất cả các hoạt động mang tính chất văn hóa, truyền thống của thái lan từ hàng thủ công mỹ nghệ đến nông sản, trái cây, gia vị, hoa và ngay cả massage Thái cổ truyền tại chợ. Ngay cả trái cây cũng được bóc vỏ sẵn. Chợ còn là nơi bán hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm. Từ chiếc mặt nạ Thái, tượng boxing hay những chú voi bằng gỗ, quần áo may sẵn hay sản phẩm chế biến. Điều đáng nói ở đây là du khách có thể tham gia vào các hoạt động sinh hoạt ở đây một cách khá rõ nét từ việc mua một vài sản phẩm lưu niệm cổ truyền Thái hay bỏ một ít tiền để cảm nhận được nét thú vị của massage cổ truyền Thái,… Các dịch vụ cung ứng cũng đảm bảo nhu cầu cho khách du lịch,một hệ thống khách sạn nằm gần chợ nổi và các bến thuyền,các tuyến xe bus ra đời nhằm phục vụ và đẩy mạnh phát triển du lịch loại hình du lịch tại nước này. Trong khi đó mà điển hình nhất là chợ nổi Cái Răng,một chợ nổi với quy mô lớn nhất Việt Nam nhưng chưa thấy một cửa hàng lưu niệm hay cơ sở kinh doanh các mặt hàng thủ công nào mọc lên ở trên sông, có rất nhiều chiến lược hoạch định được đặt ra nhằm duy trì và bảo tồn chợ nổi Cái Răng và bây giờ có thể thấy được đó chính là sự di chuyển chợ nổi,kéo dài chợ nổi hay là phân lô các khu vực với các ghe theo từng loại hàng hóa kinh doanh riêng biệt,… Mà chưa thấy một sự thay đổi rõ rệt nào trong sự quảng bá và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của chợ nổi. Đến với chợ nổi đơn giản khách chỉ thấy được cảnh trao đổi hàng hóa,nông sản và đồ ăn, thức uống,… Chứ họ không thấy quá trình sản xuất và hoạt động của các làng nghề truyền thống như làng kẹo, làng bánh tráng,… Bên cạnh đó là những hoạt động văn hóa,truyền thống trên sông như ca cổ, cải lương hay hò,… Đó là những loại hình nghệ thuật ra đời trong đời sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Nếu như khách chỉ đơn giản tham quan chợ nổi Cái Răng theo cách tiếp cận phổ biến thông thường,vẫn như cách mà các công ty du lịch ở Cần Thơ hay làm thì như vậy họ có thể xem nó qua phim ảnh trên internet, tài liệu, sách báo,… Thậm chí còn chi tiết và có chiều sâu
43
hơn các thông tin mà hướng dẫn viên cung cấp nhưng những gì mà họ muốn thấy, muốn biết thì không có. Việc đầu tư, xây dựng và bảo vệ các giá trị văn hóa đặc sắc ở địa phương cũng chưa thấy có sự thay đổi đặc biệt, thấy rõ điều đó là việc đi xuống của các hoạt động nghệ thuật truyền thống địa phương như cải lương, ca cổ hoặc là sự mất hút của điệu Hò nam bộ chẳng hạn. Không những thế, các làng nghề truyền thống cũng ngày càng hoạt động yếu đi và có nhiều cơ sở phải thua lổ đến mức đóng cửa khi họ phải đối diện với những khó khăn và bắp bênh của cái nghề mà họ không muốn nó bị mất đi vì họ từng là những người theo đuổi và giữ nghề hàng chục năm.
3.2. Giải Pháp Giữ Vững Các giá trị văn hóa truyền thống vốn có của chợ nổi Cái Răng
3.2.1. Tăng cường các hoạt động đối với khách du lịch và tăng cường tổ chức các chương trình du lịch, tuyến liên quan đến văn hóa truyến thống của chợ nổi, từ đó họ chương trình du lịch, tuyến liên quan đến văn hóa truyến thống của chợ nổi, từ đó họ có thể hiểu thêm về đời sống sinh hoạt của người dân địa phương
Cần có thêm những tour tham quan chợ nổi Cái Răng nhằm mục đích khám phá, đa dạng hóa các hoạt động tìm hiểu đời sống văn hóa địa phương, hòa nhập cùng với người dân. Gần đây ở Cần Thơ có loại hình du lịch khám phá Cần Thơ bằng xe đạp dưới hình thức city tour. Điều đặc biệt của loại hình này là du khách có thể tự bản thân họ tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ mà họ vừa trải nghiệm và từ hướng dẫn viên địa phương. Đi qua những nẻo đường tham quan những vườn trái cây, ghé thăm những cơ sở mỹ nghệ hay nhà văn nghệ sĩ để giao lưu nghe họ hát và học cách sử dụng các loại hình nghệ thuật truyền thống của vùng Nam Bộ.
Những tour như trước đây có thể thêm các hoạt động gắn bó với người dân địa phương như tát mương bắt cá hoặc là tự họ chế biến những món ăn của ngươi dân địa phương, thú vị hơn nữa là được đi chèo xuồng háy trái cây, được mặc những chiếc áo dài, khăn đống,… Một trong những trang phục truyền thống của người dân Nam Bộ. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đi sâu và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, dần dần làm cho chúng trở thành một loại hình tham quan du lịch tìm hiểu và khám phá làm tiền để cho sự thúc đẩy quảng bá các nét văn hóa độc đáo của chợ nổi một cách khoa học, tạo cho khách du lịch nhận được những thông tin liên quan có chiều sâu và chi tiết nhất,…
Nếu như làm được điều đó sẽ tạo được cảm giác ấn tượng đối với du khách, họ có thể thấy được sự khác biệt của những chợ nổi mà họ đã từng đi. Đơn giản ngoài việc thăm quan chợ nổi, mà bên cạnh đó họ có thể hòa mình sống cùng với người dân, điều quan trọng là họ được trải nghiệm và hiểu biết thêm về các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Từ đó có thể sau khi trở về quê hương của họ, họ sẽ giới thiệu cho bạn bè của họ và dần dần giúp cho điểm đến chợ nổi Cái Răng được biết đến sâu rộng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở thế giới. Đó là điều gắn bó mật thiết trong việc phát triển du lịch lâu dài và là sự lợi hại của phương thức quảng cáo mà không tốn tiền, tốn công nhưng hiệu quả hàng đầu trong công tác quảng bá du lịch, đó là phương thức truyền miệng và muốn làm tốt phương thức quảng cáo du lịch này thì điều quan trọng là làm như thế nào để cho khách du lịch thấy được các giá trị văn hóa truyền thống nổi bật, ở đó họ như được sống trong nền văn hoa vốn có
44
lâu đời của địa phương. Chính vì thế họ cũng muốn bạn mình sống trong nền văn hóa đó và trải nghiệm để có cảm giác lạ giống như mình.
3.2.2. Tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch ở chợ nổi Cái
Bất kỳ ở nơi đâu cũng vậy du lịch phải gắn liền với cộng đồng địa phương. Vẫn như người ta vẫn hay nói “ đánh chó phải hỏi ý chủ nhà” hay đến những miền đất lạ đâu cũng phải biết cuối đầu chào Thổ Địa. Phát triển du lich ở một khu vực nào đó cũng vậy phải đề cao vai trò của người dân địa phương lên hàng đầu, nếu phát triển du lịch mà không được sự chấp thuận của người dân địa phương thì ắt sẽ thất bại. Chính vì thế để phát triển du lịch, cũng như là giữ vững các giá trị văn hóa truyền thống ở chợ nổi Cái Răng thì trước nhất phải nâng cao vai trò của người dân như các đề án, quy hoạch du lịch nên khảo sát và thông qua ý kiến người dân và lắng nghe ý kiến của họ. Tạo điều kiện cho họ phát huy các thế mạnh trong kinh doanh du lịch của mình bằng cách tiếp thu những ý kiến của họ về phát triển những làng nghề của mình hay những hình thức phát triển nghề nghệ thuật của họ. Nâng cao được niềm tin của người dân địa phương đối với chính quyền sở tại, làm sao để họ biết mình là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển các loại hình du lịch truyền thống và là người giữ lửa cho nó không bị mai một và biến dạng. Thúc đẩy họ có thêm sức mạnh tiếp tục công việc phát triển du lịch cộng đồng địa phương bằng việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống vốn có ở nơi họ sinh sống.
3.2.3. Có chính sách hiệu quả trong quy hoạch, giữ vững chợ nổi. Quan tâm, chú trọng đến đời sống người dân địa phương
Dù như thế nào thì vai trò của chính quyền địa phương, những người làm du lịch vẫn quan trọng nhất. Muốn các giá trị văn hóa của chợ nổi Cái Răng được giữ vững thì điều đương nhiên là làm thế nào để chợ nổi tồn tại, khi đó các giá trị văn hóa truyền thống của chợ nổi Cái Răng sẽ phát triển và hiện diện cùng với quá trình phát triển của chợ nổi.
Nhâm Hùng là tác giả của chợ nổi Đồng Bằng Sông Cửu Long của tác giả Nhâm Hùng, nxb Trẻ năm 2009 cũng đã đưa ra đề xuất “Trước hết, việc quy hoạch,sắp xếp lại
hoạt động chợ nổi là điều kiện hết sức quan trọng. Quy hoạch cần có tầm nhìn bao quát, từ
50 năm đến 100 năm. Trong đó, có quy hoạch về không gian, quy hoạch về ngành hàng,
dịch vụ vệ tinh; quy hoạch với cả những ngành nghề gắn liền với hoạt động chợ nổi. Nội
dung quy hoạch khắc phục cho được những cản ngại, vướng mắc hiện nay. Đặc biệt, mổi
chợ nổi phải tạo dựng được nét độc đáo. Mặc khác, cần tạo ra hướng mở để chợ nổi có một
vị trí xứng đáng, phù hợp với truyền thống “nhóm chợ” , làm tốt vai trò động lực đối với sự
phát triển kinh tế của từng địa phương và khu vực ĐBSCL.
Trong quy hoạch không thể áp dụng định kiến, mà phải tuân thủ quy luật khách quan.
Cụ thể việc di dời chợ nổi là cần thiết, nhưng sự dịch chuyển này phải đảm bảo độ liền kề,
gần rũi nhất định giữa vị trí cũ và mới. Phải đặt chợ nổi trong tổng thể phát triển của đô thị
trên bờ hoặc khu dân cư đông đúc, nhất là không thể tách rời chợ nổi với giao điểm các
45
Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quy hoạch chung, cấp thiết của chợ nổi Cái Răng và các chợ nổi vùng phụ cận và hiện nay nó đã và đang cần được thực hiện một cách khoa học, cấp bách nhằm không để một loại hình du lịch phổ biến và thu hút khách du lịch bậc nhất tại miền tây nam bôn bị mất đi. Bên cạnh đó, giữ vững được các giá trị văn hóa truyền thống ở khu vực chợ nổi và các giá trị văn hóa có được dưới ảnh hưởng sâu sắc của chợ nổi.
Không những thế, đa dạng thêm các hoạt động chính trên chợ nổi nhằm mục đích quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương là một điều không thể thiếu, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ văn nghệ truyền thống như hò, cải lương hay những cơ sở lưu niệm thủ công truyền thống hoặc là xây dựng các làng nghề mọc ở trên sông,… Nếu được như vậy thì đó là hình thức tiếp cận các giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với khu vực hình thành chợ nổi. Bên cạnh đó, các tour tham quan chợ nổi ở cần thơ rất ít tiếp cận với những giá trị vốn có dưới sự ảnh hưởng của chợ nổi trong quá trình hình thành thì đây là một hướng an toàn để có thể đảm bảo được du khách tiếp cận được những giá trị trên.
46
KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
khi nhắc đến chợ nổi Cái Răng người ta thường hay nhắc đến “ đi du lịch Cần Thơ mà không tham quan chợ nổi Cái Răng là như chưa đến Cần thơ”. Du lịch chợ nổi Cần Thơ là một loại hình tham quan, khám phá và tìm hiểu dòng sông, văn hóa trên sông và đời sống của người dân Nam Bộ, tất cả có ý nghĩa cho bất cứ ai khi đi du lịch chợ nổi ở vùng đất này. Chính vì thế việc bảo tồn và giữ vững các GTVHTT của chợ nổi là vô cùng cần thiết, làm cho hình ảnh của chợ nổi không mất đi trong lòng du khách , giữ vững được những GTVHTT vốn có của chợ nổi Cái Răng là một điều không dễ trong khi đời sống của dân thương hồ ở chợ nổi ngày càng bắp bênh, họ là nhân tố quan trọng nhất trong phát triển du lịch ở chợ nổi.
Bên cạnh đó việc duy trì và phát triển các GTVHT sẽ giữ cho cái hồn của chợ nổi không bị mất đi, cùng với đó là đầu tư, chú trọng khuyến khích phát triển những hoạt động liên quan đến các giá trị nghệ thuật, vì có thể nó đã tồn tại hàng chục năm hoặc thậm chí là hàng trăm năm. Đó là những giá trị khi mất đi rất khó tim lại và là những lợi thế hàng đầu trong thu hút khách du lịch đến với chợ nổi tham quan, tìm hiểu.
Tóm lại muốn phát triển du lịch lâu dài thì phải đi đôi với bảo tồn, giữ vững các yếu tố thiết yếu trong phát triển du lịch mà đặc biệt là các GTVHTT. Nó là cơ sở để đánh giá mức độ thay đổi của một điểm du lịch, sự hấp dẫn cua nó như thế nào thông qua thời gian. Chính vì thế muốn phát triển du lịch chợ nổi lâu dài thì điều quan trọng trước mắt là giữ vững các GTVHTT của chợ nổi, giữ vững cùng đồng nghĩa là giữ cái hồn, cái đẹp thuần túy vốn có của chợ nổi. Nó là những điều đã từng thu hút và gây ấn tượng sâu lắng trong tâm hồn du khách từ xưa và cho đến bây giờ.
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
2.1. Đối với UBND thành phố Cần Thơ
Có kế hoạch quản lí phù hợp, tạo điều kiện nâng cao môi trường cho các hoạt động
nghệ thuật được phát triển hơn nữa, mạnh dạng thực hiện những đề án, kiến nghị với cấp tổ chức du lịch cao hơn nhằm duy trì thế mạnh trời cho của du lịch chợ nổi, giữ vững và bảo tồn các GTVHTT, bên cạnh đó đảm bảo đời sông kinh tế dân thương hồ mà không làm cho nghề cuả họ ở chợ nổi bị lai cân, biến dạng.
2.2. Đối với Sở văn hóa thể thao và du lịch thành phố Cân thơ
Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài cho sự phát triển du lịch chợ nổi, đồng thời kết hợp phát triển du lịch chợ nổi. Nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo để xúc tiến công tác bảo tồn và phát triển du lịch và đề ra những chính sách, chủ trương phù hợp, kịp thời về việc bảo vệ môi trường sông nước, bảo tồn nếp sống sinh hoạt đặc trưng và phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, hướng người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lij nhằm bổ sung nguồn nhân lực du lịch phuc vụ cho quá trình phát triển du lịch tại chợ nổi, vì họ là người hiểu rõ nhất về đặc điểm văn hóa của địa phương họ.
47
2.3. Đối với các công ty du lịch
Cần năng động hơn trong việc phối hợp với cơ quan, ban nghành có thẩm quyền để cùng khai thác tìm tòi những nét đẹp tìm ẩn của chợ nổi để đưa vào chợ nổi không nên chỉ khai