6. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Các giá trị văn hóa truyền thống, nghệ thuật vốn có từ khi chợ nổi Cái Răng hình thành
hình thành đang có dấu hiệu bị mai một và ngày càng mang tính chất thương mại hóa
khảo sát thực tế và nghiên cứu các hoạt động nghệ thuật quanh khu vực chợ nổi Cái Răng và gặp gỡ một số nghệ sĩ có thâm niên trong nghề hàng chục năm qua tiếp xúc họ kể rằng: Trước đây họ không chỉ diễn nghệ thuật như cải lương, ca cổ, hò,… Ở chợ nổi mà còn rất nhiều vùng khác ở Cần Thơ và ĐBSCL. Lúc đó các hoạt động nghệ thuật này phát triển rất mạnh trong quần chúng và ai cũng có thể sử dụng các loại hình nghệ thuật này để giải chí được hết bởi sự phổ biến của nó, nhưng ở mức độ khác nhau. Ở những thời điểm đó đi trình diễn ở đâu người ta cũng thưỡng thức một cách nồng nhiệt cùng với một sự sâu lắng và trầm tư khi lắng nghe những người nghệ sĩ thể hiện, mỗi lần mà nghệ sĩ hỏi có ai muốn giao lưu không thì nhiều người dân phấn khởi tham gia. Tiếp xúc với ông Nam, một người có thâm niên 25 năm trong nghề , ông kể rằng mỗi lần mà đóng góp chút ít cho văn nghệ sĩ, có nhiều người có tiền đóng góp hàng chục ngàn, không có tiền đóng góp chỉ vài ngàn đồng, đặc biệt trong số đó có một cụ bưng thúng bánh tét lại gần và nói với anh em nghệ sĩ “ Bà già rồi mấy con ơi, sáng giờ bán được có mấy cái bánh,bán được có vài ngàn đồng không có tiền cho mấy con. Mấy con lấy vài đòn bánh tét của Bà ăn nhe, hát sáng giờ mệt rùi hơi
còn về Cần Thơ nữa,đừng có chê bánh tét nhe đường xa mà đói là coi chừng mai mốt hát hết hay không có ai xem nữađâu”. Họ chia sẽ “lúc đó cảm thấy rất hạnh phúc và xúc động
lắm bởi những tình cảm của khán giả dành cho mình, thấy vai trò của một người nghệ sĩ như mình sao mà to lớn quá, cảm thấy phục vụ cho khán giả thân yêu cũng giốngnhư mình làm một việc gì đó cho người thân gia đình mình vậy”.
Khi hỏi về cảm nhận của họ về hoạt động nghệ thuật hiện tại thì ông trả lời “ hoạt động nghệ thuật hiện tại không như trước đây, đa phần các nghệ sĩ với giọng hát bình
thường những vẫn có nhiều show để diễn các tụ điểm như quán trà, cà phê, đôi khi cả
những đại hội lớn ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Bây giờ thì nghệ thuật chạy theo đồng tiến
quá, không chú trọngđến tầm quan trọng của khán giả, hát cảilương nghệ thuật mà ăn mặc
những trang phục tân thời, hiệnđại không giốngnhư phong cách của một nghệ sĩ cảilương,
thôn quê sông nước”. Họ còn đề cặp đến những lời hò, rao cũng không mang tính chất trữ tình và ngọt ngào như trước đây, vì đơn giản là rao là một phần trong kinh doanh củangười dân thương hồ không mang tính chất giao lưu như lúc trước nữa.
Khi hỏi về nguyên nhân của sự thay đổi thì ông Nam cũng chia sẻ “ cũng không thể
trách họ được vì nghệ thuật cũng thích ứng với sự thay đổi của xã hội, là người nghệ sĩ
cũng lo cuộc sống mưu sinh của họ,…Nhưngởđây nhà nước quan tâm hơn một tí, chắc có lẻ cũng không đến mứcthương mạiđếnnhư thế. Nếunhư họ nhà nước trả cho người nghệ sĩ
42
một khoảng lương ổn định thì khi đó họ đã có thu nhập chính rồi và một phần nhỏ kiếm được chút ít từ việcđứng trên sân khấu và họ có thêm động lựcđể trao dồi thêm kỹ thuật, kỹ năng cống hiến cho nghệ nghiệp thì cả họ lẫn nhà nướcđều có lợi”.
Đó là những điều cho thấy được sự thiếu đầu tư của chính quyền địa phương trong việc bảo tồn, duy trì các giá trị nghệ thuật truyền thống của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam noi chung. Vẫn thường thấy các show diễn thời trang hay các liveshow ca nhạc của những ca sĩ nổi tiếng thì vẫn gặp hàng ngày, hàng giờ ở ngoài đường, internet,… Nhưng đối với ca cổ, cải lương thì rất khó để bắt gặp điều đó trong khi nó là môn nghệ thuật ra đời lâu hơn các loại hình giải trí khác.