0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Phơng thức đào tạo.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ CON NGƯỜI VÀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI (Trang 28 -31 )

Về phơng pháp, cách thức đào tạo con ngời, Khổng Tử nói riêng và cả Nho giáo đề ra những phơng pháp giáo dục rất tinh tế và hiệu quả, cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị .

Những phơng pháp học tập mà Khổng giáo đề ra yêu cầu các môn sinh phải thực hiện, cơ bản gồm:

- Học phải đi liền với tập:

“Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ ?” Khổng Tử nói rằng: “Kẻ học đạo lý mà thờng ngày hay luỵện tập cho tinh thông, nhuần nhã, há không lấy đó làm vui

sao ?”[1.5]. Ông còn nói : “Học 3000 câu kinh Thi mà khi đi sứ không vẻ vang cho đất nớc thì học làm gì “ . Học lý thuyết phải luôn luôn thực nghiệm, tập lại nh chim non tập bay.Những điều đợc học trong sách thánh hiền, hiểu và đem vận dụng vào chính thực tiễn mình đang tiếp xúc , có nh thế mới là học đạo để trở nên hữu đạo ở mỗi con ngời. Học đạo và hành đạo vì thế mà có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời nhau. Trong học tập cũng nh trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chúng ta càng thấm nhuần sâu sắc hơn phơng pháp “học gắn liền với tập” của Nho giáo - đạo học mà ngay buổi đầu xác định phơng thức đào tạo con ngời của mình đã thể hiện yếu tố tích cực, tiến bộ . Trải qua quá trình thực tiễn lâu dài , chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định : “lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà

không có lý luận là thực tiễn mù quáng” . Câu nói ấy của Ngời hàm súc nhiều ý nghĩa nhng tinh thần cơ bản toát lên cũng không trái vơí t tởng của các Nho gia thủơ trớc , đó là học phải đi đôi với hành , lý thuyết phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn .

- Học thì phải t .

Khổng Tử quan niệm, cả những ngời có năng lực t duy thật tốt cũng phải học mới biết . Đem mình ra làm ví dụ ,”đức Thánh” nói : “ trớc đây, ta mảng trầm t mặc tởng mà trọn ngày quên ăn, trọn đêm quên ngủ. Xét ra, sự ấy không mấy gì ích cho ta. Chẳng bằng chăm học còn hơn”[1.251].

Kết luận cứ phải học mới đợc, nhng ngợc lại học cũng phải có t mới hiểu đợc, nắm đợc nghĩa lý .Nghe giảng đọc sách mà cứ nghe suông, nhớ suông thì không thể nắm đợc, biết đợc, vận dụng đợc cái đúng và cái tốt , cái hay và cái đẹp, làm thế nào mà tri đạo, đắc đạo và hành đạo cho đợc .Cho nên t phải có học và ngợc lại, học cũng phải có t .Khổng Tử nói rõ ý ấy trong khi nhấn mạnh rằng : “học mà chẳng chịu suy nghĩ thì vu vơ . Suy nghĩ mà chẳng chịu học thì càn quấy”[1.23]

T, theo Khổng Tử, là suy nghĩ, là loại suy và suy diễn, cụ thể là cái này suy ra cái khác, từ cái biết đợc rồi suy ra cái cần phải học. Nhấn mạnh t duy suy diễn trong học tập, Khổng Khâu dùng một hình tợng dễ hiểu và dễ nhớ : “Chỉ ra một góc rồi mà không nêu lại đợc ba góc kia, thì thôi vậy”.[1.101]

Có học nh vậy thì mới biết đợc điều mới, thấu đợc ý tứ sâu xa, trí tuệ mới mở mang, sáng lạng .Trong sự giáo dục, Khổng Tử không chú trọng riêng vào trí nhớ của ngời ta, ngời đòi hỏi học trò phải suy nghĩ, phán đoán, học một biết mời theo tinh thần “nhất dĩ quán chi ”

- Học phải vô cố, vô ngã, vô tứ .

Các nhà nho khuyên rằng đã học thì phải có thái độ đúng đắn, không cố chấp, bảo thủ, không thiên kiến, lấy cái chủ quan che lấp cái khách quan . Tinh thần học tập là khiêm tốn, khách quan trung thực “biết nói là biết , không biết thì nói là không biết, thế là biết vậy ”[1.23]

Mạnh Tử cũng chú trọng ngăn ngừa lối học gò bó hoàn toàn theo sách : “ tin theo sách thì không bằng không có sách” [ ].

Nho giáo đã xác định cho mình phơng châm học thật đáng noi theo: có cái không học thì thôi, cái gì đã học mà không hay thì không chịu ; có cái không hỏi thì thôi, cái gì đã hỏi mà không biết thì không chịu; có cái không suy nghĩ thì thôi, cái gì đã suy nghĩ mà không đợc thì không chịu; có cái không biện biệt thì thôi, cái gì đã biện biệt mà không sáng tỏ thì không chịu; có cái không làm thì thôi, cái gì đã làm mà không dốc lòng dốc sức làm cho đợc thì không chịu .

- Học ở ngời khác :

Khổng Tử có câu : “tam nhân hành, tất hữu ngã s yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi; kỳ bất thiện giả nhi cải chi ”, đợc hiểu là : “trong hai ngời cũng đi với ta, tất sẽ có ngời là thầy của ta, tìm thấy cái hay của họ để học , tìm thấy cái dở của họ để tránh”.

Nh vậy bất cứ ai cũng có thể là thầy . Học ở mọi ngời ;ở thầy, ở ngời thân, ở bạn bè ... chính vì thế mà trở nên cần thiết để trở thành con ngời hoàn toàn, có nhân có nghĩa .

Ngoài ra phơng pháp giáo dục của Nho giáo còn là tùy đối tợng mà giáo dục. Nghĩa là tùy t cách, trí tuệ, năng lực của từng ngời mà các Nho gia có cách dạy khác nhau với nội dung khác nhau .

Và điều quan trọng trong phơng pháp giáo dục của Nho giáo là nêu gơng trong công tác giáo dục.

Khổng Tử cho rằng : “ Mình muốn dạy ngời ta điều gì trớc hết mình hãy làm điều đó đi rồi cứ theo đó mà dạy”[1.21]. Chính bản thân Khổng Tử là ngời nêu tấm g- ơng về việc hành đạo.Chẳng hạn nh hàng ngày ông vẫn thờng làm điều nhân, điều lễ , điều nghĩa .

Ông thờng khuyên bề trên phải làm gơng cho ngời dới .“Nhà cầm quyền tự mình nên làm lành , làm phải trớc đặng làm gơng cho dân và nhà cầm quyền phải chụi khó mà lo liệu giúp đỡ cho dân ”([1.197] ). Những ông vua mà Khổng Mạnh coi là thánh nh vua Nghiêu, vua Thuấn , Thành Thang, Võ Vơng, Chu Công.. .là những tấm gơng sáng đẹp muôn đời, để cho bao thế hệ ngời gắng nguyện noi theo.

Ngoài các phơng pháp học tập nêu trên, Nho giáo cũng rất đề cao t tởng: “Ôn cố nhi tri tân” với ý nghĩa: biết ôn lại những điều đã học để biết thêm điều mới, ngời đó có thể làm thầy thiên hạ.

Nh vậy, bàn đến vấn đề tính con ngời, các nhà Nho đều đi đến chỗ thống nhất là giáo hoá con ngời sao cho trở nên thiện, cao hơn là xây dựng những mẫu ngời lý t- ởng cho thiên hạ . Để làm đợc mục tiêu cao cả ấy, các Nho gia đã vạch ra nhiều ph- ơng pháp giáo dục, đào tạo thiết thực, có giá trị thực tiễn lớn . Những phơng pháp đó thực hiện đợc sẽ làm hiện thực hoá những chân dung con ngời u tú cho xã hội phong kiến . Không những thế, những phơng pháp giáo dục con ngời của Nho giáo còn mang ý nghĩa tích cực đối với công tác đào tạo con ngời bao thế hệ sau này, trong đó có chúng ta hiện nay.

Trong bối cảnh lịch sử mới, khi mà toàn dân tộc cùng đồng tâm quyết chí thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến lên CNXH thì nhân tố con ngời càng trở thành mối quan tâm thiết thực, cốt lõi nhất của toàn Đảng, toàn

dân, theo phơng châm :<<Muốn có CNXH trớc hết phải có con ngời XHCN>>. Mẫu hình con ngời mới tiêu biểu cho thời đại ngày naylà mẫu hình con ngời phát triển cân đối đợc đào tạo toàn diện cả về mặt năng lực công tác, trình độ, thể chất, phẩm chất đạo đức ... đảm bảo đợc yêu cầu của thực tiễn mới . Cố nhiên, trong sự nghiệp trồng ngời vẻ vang ấy, việc kế thừa, phát huy những giá trị về phơng pháp đào tạo con ngời của Nho giáo nói riêng và những hạt nhân hợp lý trong việc đào tạo con ngời của học thuyết đó nói chung là rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với chúng ta ngày nay .

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ CON NGƯỜI VÀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI (Trang 28 -31 )

×