4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.3.4 Áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh
Với hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, chiếm tỷ lệ 80% thị phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 5% thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chiếc bánh nhỏ phải chia ra nhiều phần, đó là điều không chỉ riêng Vinalink mà các công ty giao nhận điều không mong muốn, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường để tồn tại và phát triển bên cạnh việc không ngừng phát, cải thiện dịch vụ, Vinalink cần phải tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và đưa ra chiến lược phù hợp hơn.
Công ty cổ phần kho vận miền Nam – SOTRANS:
Về công tác nhân sự, tuyển dụng: bên cạnh tuyển dụng các nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ về giao nhận, SOTRANS tìm nguồn nhân lực là những sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành về xuất nhập khẩu tại các trường Đại học, Cao đẳng đang được đào tạo nhiều. Đây sẽ là một đội ngũ nhân lực có trình độ cơ bản về nghề này, nung nấu nhiệt huyết được thực hành những
chuyên ngành xuất nhập khẩu rất đông. Do đó, công ty có thể tuyển dụng những sinh viên này, những kiến thức được học, 3 tháng đi thực tập cùng với 3 tháng thử việc chắc chắn họ sẽ làm được những việc cơ bản nhất của nghề này. Ở họ không có kinh nghiệm nhưng họ có tinh thần làm việc đầy nhiệt huyết và tinh thần của một người trẻ, điều đó rất phù hợp cho những việc chịu áp lực, cần phản ứng nhanh như sales, nhân viên làm thủ tục Hải quan.
Công ty TNHH Linfox Logistics Việt Nam
Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nguồn khách hàng: dịch vụ giao nhận không chỉ đơn giản là một quá trình mà nó được tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến người nhận theo đúng yêu cầu, thời gian địa điểm. Thực vậy, tập đoàn Unilever chọn Linfox Việt Nam là đại lý vì Linfox đáp ứng được yêu cầu khách hàng cần. Việc đầu tư 3 triệu USD để cải tiến trang thiết bị, hệ thống kiểm soát là sự đầu tư khôn ngoan và Unilever là khách hàng mang đến lợi nhuận ổn định cho Linfox. Nhìn nhận được vấn đề Vinalink cần có chiến lược về nguồn vốn để có thể đầu tư xây dựng hệ thống, thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khách hàng là các tập đoàn lớn như Unilever là vần đề đáng cân nhắc.
Công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Việt Nam – VINATRANS
Vinatrans là công ty đi đầu trong ngành Logistics với 25 năm hoạt động, bên cạnh các lợi thế về kinh nghiệm tích lũy, các chi nhánh hoạt động trên khắp cả nước, đội ngũ nhân viên đông đảo, nhiệt tình, trách nhiệm cao thì Vinatrans cũng đang xây dựng một chiến lược marketing đồng bộ về thị trường mục tiêu, giá cả. Với việc thực hiện các công tác:
• Thực hiện chính sách tiếp thị thường xuyên, liên tục để duy trì, giữ vững mối quan hệ.
• Giao quyền chủ động cho phòng ban chức năng và các chi nhánh, đơn vị thành viên trong việc xây dựng chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý tại các thời điểm khác nhau, có chính sách hoa hồng và cơ chế thưởng xứng đáng cho hệ thống trung gian giới thiệu
• Công ty áp dụng các chiến lược quảng cáo và hỗ trợ quảng cáo để quảng bá thương hiệu để luôn hoàn thành chỉ tiêu doanh thu dự tính bằng cách: xây dựng website là cổng thông tin đại chúng của công ty luôn cập nhập thông tin mới, tạp chí trong ngành, văn phòng phẩm để quảng bá,..
Công ty cổ phần TRANSIMEX - SAIGON
Suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển, nằm trong top 3 công ty hậu cần dẫn đầu trong nước. Với các loại hình dịch vụ đa dạng: giao nhận, vận tải, lưu trữ và thu gom hàng hóa và hệ thống các chi nhánh rộng khắp tại các trung tâm hoạt động giao nhận sầm uất trong nước: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo năng lực vận chuyển giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 2000 tấn/năm. Bên cạnh những lợi thế về dịch vụ, chất lượng, uy tín của công ty đến với khách hàng thì việc có hệ thống chi nhánh rộng khắp trong nước cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 giới thiệu khái quát về công ty cổ phần logistics Vinalink và thực trạng quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không. Kế thừa 25 năm kinh nghiệm của một doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế và kho vận hàng đầu Việt nam, Công ty Vinalink đã nhanh chóng phát huy ưu thế chủ động của mô hình mới và sự năng động của đội ngũ cán bộ nhân viên vừa có kinh nghiệm vừa trẻ trung năng động. Kể từ ngày thành lập, Vinalink liên tục phát triển với mức tăng trưởng cao đều đặn hàng năm cả về quy mô, phạm vi họat động và chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó nhận thấy trong quy trình giao nhận tại công ty cũng còn những hạn chế và rủi ro tìm ẩn mà công ty luôn tìm cách hạn chế tối đa và khắc phục các khuyết điểm trong quy trình để trở thành một trong những công ty giao nhận uy tín và đáng tin cậy trong ngành. Và tiếp đến chương 3 từ quan điểm cá nhân đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn tồn tại và định hướng phát triển công ty tốt hơn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK 3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần logistics Vinalink
Tình hình kinh tế nói chung và thị trường dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ tiếp tục còn có nhiều khó khăn, không ổn định và đó là một bài toán khó cho các nhà kinh doanh. Trong bối cảnh chung như vậy các công ty giao nhận vận tải nói chung và Vinalink nói riêng cần đề ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể từ đó định hướng phát triển cho công ty. Sau đây là một số định hướng các mục tiêu của công ty cho kế hoạch phát triển trung và dài hạn trong thời gian tới :
Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho giai đoạn 2015-2020 định hướng xây dựng Vinalink là một công ty giao nhận vận tải hiện đại, có tầm cỡ trong nước và thị trường một số nước khu vực, luôn tận tâm cống hiến với sự chuyên nghiệp, tin cậy cao và được khách hàng lựa chọn đúng với phương châm hoạt động của công ty, trong đó chú trọng các mục tiêu về nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ từ những loại hình sẵn có, loại bỏ các dịch vụ hiệu quả thấp.
Tập trung ổn định sản phẩm dịch vụ, phát triển hệ thống đại lý và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy quản lý cụ thể như sau: tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, nâng cao quy trình nghiệp vụ, triển khai mở rộng các dịch vụ của các chi nhánh, nâng cao năng suất làm việc của nhân viên và giữ vững thị phần của dịch vụ đường biển / đường hàng không quốc tế.
Bồi dưỡng và đào tạo cán bộ nhân viên tinh thông nghiệp vụ giao nhận, hiểu biết về thị trường, những luật lệ và tập quán quốc tế có liên quan, rèn luyện để nâng cao khả năng giao tiếp (đặc biệt là tiếng Anh) để luôn là đội ngũ đắc lực cho công ty.
Chú trọng tăng cường cho công tác makerting với các hình thức thích hợp và đa dạng như quảng cáo, đối tác, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giữ vững lượng khách hàng đang có. Bên cạnh đó củng cố các mối quan hệ đối tác và tìm kiếm đối tác mới.
Không ngừng cải thiện để nâng cao sức cạnh tranh của công ty nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác các thị trường tiềm năng mới.
Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ hiện đại cho công ty. Mua thêm 5 xe vận tải thay thế cho một số thanh lý và bổ sung phương tiện vận tải giá trị đầu từ ước tính 4-5 tỷ VNĐ.
Tạo mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các đại lý chi nhánh và các phòng ban trong công ty với nhau vì một lợi ích chung cho cả công ty.
Phát triển dịch vụ việc làm và thu nhập ổn định, tạo cơ hội phát triển cá nhân cho người lao động, xây dựng văn hóa công ty tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả có những đóng góp tích cực đến xã hội cộng đồng.
Phương thức vận
tải
Thực hiện Dự báo năm 2020
Năm 2001 Năm 2010 Tốc độ TT 2001-2010 (%) Khối lượng Tốc độ TT 2011-2020 (%) Đường bộ 164,014 585,025 15,2 1.359-1.463 8,79-9,60 Tỷ lệ đảm nhận (%) 64,4 70,8 65-70 Đường sắt 6,457 7,98 2,4 20,9-62,7 10,11-22,89 Tỷ lệ đảm nhận (%) 2,5 1 1-3 Đường thủy nội địa 64,794 144,325 9,3 355,3-418,0 9,43-11,22 Tỷ lệ đảm nhận (%) 25,4 17,5 17-20 Đường biển 19,4 88,5 18,4 188,1-292,6 7,83-12,7 Tỷ lệ đảm nhận (%) 7,6 10,7 9-14 Hàng không 0,067 0,459 23,8 2,1-4,2 16,37-24,72 Tỷ lệ đảm nhận (%) 0,03 0.06 0,1-0,2 Tổng toàn ngành 254,7 826,3 14,0 2.090 9,72 ( Nguồn:Tổng cục thống kê )
Bảng 3.1 Dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo phương thức vận tải (đvt:1000 tấn)
Qua bảng dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển theo phương thức vận tải ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2020 giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ 16,37% - 24,72%, trong khi đó tỷ lệ đảm nhận mức giao nhận chỉ ở mức 0,1 – 0,2 % .
Điều đó càng khẳng định rằng việc các công ty giao nhận đề ra các chiến lược định hướng phát triển cho công ty là điều rất cần thiết và không chỉ riêng Vinalink mà các công ty giao nhận nói chung cần phấn đấu thực hiện để công tác giao nhận được thực hiện với mức công suất cao và mang lại hiệu quả tốt nhất.
3.2 Một số giải pháp với công ty
3.2.1 Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho nhân viên nhân viên
3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp
Đối với doanh nghiệp hoạt động về mặt sản xuất yếu tố con người đã quan trọng thì với các doanh nghiệp giao nhận chuyên về mặt dịch vụ yếu tố sáng tạo và sự năng động lại cần thiết hơn. Điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp trong ấn tượng với khách hàng. Trong quá trình thực hiện công việc, thường có những sai sót xảy ra đối với cán bộ công nhân viên. Đó là do sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ nên không đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và do tư tưởng nhận thức chưa tốt nên còn thiếu trách nhiệm trong khi làm việc. Do vậy cả công tác nâng cao trình độ lẫn giáo dục ý thức tư tưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty đều phải được quan tâm.
Hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không tuy cũng chỉ là một nghiệp vụ ngoại thương nhưng ẩn trong nó là hàng loạt các hoạt động khác nhau liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hải quan, luật pháp, thương mại, bảo hiểm…do đó chỉ với một sai sót và sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quá khó lường. Hàng hoá giao nhận bằng đường hàng không thường là hàng có giá trị cao, hàng tươi sống, hàng đặc biệt…vậy nên trước khi chủ hàng quyết định trao hàng hoá vào tay người giao nhận, khách hàng phải có cơ sở tin chắc chắn rằng hàng hoá của mình sẽ được người giao nhận thay mặt mình trông nom, chăm sóc một cách chu đáo. Nếu không tạo được niềm tin này từ phía khách hàng thì khách hàng sẽ tự mình đứng ra tổ chức công tác giao nhận thậm chí kể cả khi họ phải chịu chi phí tốn kém hơn nhiều lần. Vì thế công ty cần có biện pháp đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác giao nhận nói chung và giao nhận hàng không nói riêng phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với hàng hoá, phải coi đó là hàng hoá của mình. Trong mọi trường hợp, người giao nhận phải làm tốt mọi nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Ngay cả khi không thuộc trách nhiệm của mình thì cũng phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và thông báo cho khách hàng biết khi hàng hoá bị tổn thất hoặc có nguy cơ bị tổn thất.
3.2.1.2 Điều kiện thực hiện
Con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của công việc kinh doanh. Có được một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc là mục tiêu mà không chỉ Vinalink mong muốn. Và để đạt được mong muốn đó Vinalink cần phải :
Công tác đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, chú trọng nhiệm vụ xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo thích hợp cho từng bộ phận, tổ chức chương trình tái đào tạo, bồi dưỡng định kỳ cho tất cả cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên để cập nhập kiến thức mới và nâng cao trình độ chuyên môn
Mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm thực tế để các khoá đào tạo đạt chất lượng tốt hoặc gửi những cán bộ nhân viên có tiềm năng đi học ở nước ngoài.
Xây dựng chính sách khen thưởng rõ ràng, cụ thể khuyến khích tinh thần trách nhiệm để mọi người cùng tuân thủ tốt công việc của mình. Biểu dương những người hoàn thành tốt nhiệm vụ để mọi người phấn đấu phát huy năng lực đóng góp cho sự phát triển chung của công ty.
Có chính sách thích hợp về sử dụng cán bộ sau khi đào tạo: Nếu như một người có tinh thần trách nhiệm cao nhưng lại thiếu đi sự tinh thông về nghiệp vụ giao nhận thì đó cũng kể như là mối lo ngại của công ty. Như trên đã nói, nghiệp vụ giao nhận nói chung hay giao nhận hàng không nói riêng, đòi hỏi cán bộ giao nhận không chỉ hiểu biết về lĩnh vực vận tải đơn thuần mà ngoài ra cán bộ giao nhận phải có hiểu biết rộng rãi về những vấn đề xung quanh có liên quan, như thủ tục hải quan, luật lệ, tập quán quốc tế… và chắc chắn phải biết ít nhất một ngoại ngữ (Tiếng Anh). Vì thế do đòi hỏi của công việc Vinalink phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong công ty, tổ chức thường xuyên các khóa học về nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính, pháp luật cho cán bộ kinh doanh.
Công tác tuyển dụng là khâu quan trọng nhằm tìm ra những người có năng lực, phù hợp với nhu cầu công việc. Tuyển dụng những người đã có nghiệp vụ chuyên môn về giao nhận vận tải hoặc tìm kiếm để hợp tác với những người giỏi, có nhiều kinh nghiệm để phục vụ công tác tư vấn hoạch định chiến lược phát triển để nâng cao thêm chất lượng nguồn nhân lực
3.2.1.3 Kết quả đạt được
Giảm thiểu các sai sót do nhân viên thực hiện trong quá trình giao nhận, khi nhân viên đã được đào tạo, nâng cao và tự tin về trình độ nghiệp vụ thì sẽ mạnh dạn, quyết đoán trong quá trình xử lý những khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc
Tinh thần, khí thế và môi trường văn hóa làm việc tại công ty được cải thiện, môi trường làm việc thưởng phạt rõ rãng giúp cán bộ nhân viên tin tưởng thể hiện khả năng, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết hỗ trợ giữa các đồng nghiệp vì mục tiêu chung xây dựng công ty phát triển hơn.
3.2.2 Xây dựng chiến lược Marketing và công tác quảng cáo tiếp thị 3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp 3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp
Mỗi lĩnh vực kinh tế có những đặc thù riêng, dịch vụ giao nhận hàng không