Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong ngành chế biến cao su tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39)

(3.7) Biểu đồ diện tích cây cao su và diện tích cây cao su cho mủ tại Việt Nam qua các năm

Năm 2000 năng suất cao su của Việt Nam chỉ đạt 1.25 tấn/ha; đến năm 2012 năng suất đã được nâng lên 1.71 tấn/ha. Mức tăng năng suất này được giữ ổn định trong 3 năm trở lại đây. Đây cũng là mức năng suất cao thứ 2 thế giới sau Ấn Độ là 1.82 tấn/ha; tương đương với mức của Thái Lan 1.72 tấn/ha; vượt xa so với mức trung bình của thế giới 1.14 tấn/ha và cao hơn cả 2 cường quốc sản xuất cao su tự nhiên như Malaysia 1.47 tấn/ha và Indonesia 1.16 tấn/ha.

(3.8) Biểu đồ sản lượng, năng suất khai thác và tiêu thụ cao su tự nhiên tại Việt Nam qua các năm

Cao su là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2012, theo tổng cục thống kê Việt Nam, sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1.02 triệu tấn, trị giá 2.85 tỷ USD, tăng 25% về lượng và giảm 11.7% về giá trị so với năm 2011. Trong 7 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu được 507 nghìn tấn, đạt 1.2 tỷ USD, đơn giá bình quân đạt 2.440 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng 1,3% về lượng nhưng giảm 16,6% về kim ngạch xuất khẩu và đơn giá bình quân giảm 17,7%.

(3.9) Biều đồ diễn biến giá cao su tự nhiên qua các năm

Giá cao su sau khi lập đáy vào năm 2008 đã tăng mạnh vào các năm 2009, 2010 và đỉnh điểm là 2011 (giá # 6.000 USD/tấn). Sau năm 2011, tình hình kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, nhu cầu tiêu thụ lốp xe giảm dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên giảm, điều này làm cho giá cao su lao dốc xuống quanh mức 3.000 USD/tấn.

Giá cao su diễn biến mạnh qua các năm nhưng hệ số nợ vay của các doanh nghiệp đang phân tích thay đổi không đáng kể. Điều này có thể giải thích được vì các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp phân tích: doanh nghiệp CP cao su Đồng Phú (DPR), doanh nghiệp CP cao su Hòa Bình (HRC), doanh nghiệp CP cao su Tây Ninh (TNC), doanh nghiệp CP cao su Phước Hòa (PHR), doanh nghiệp CP cao su Thống Nhất (TRC) đều đã có vườn cây cao su khai thác từ năm 2008, nhu cầu đầu tư trồng

mới trong giai đoạn này không lớn nên doanh nghiệp không có áp lực vay nợ dài hạn để đầu tư tài sản.

Thứ hai, mức giá bình quân 3.000 USD/tấn vẫn đủ đảm bảo khả năng sinh lời cho các doanh nghiêp có vườn cây khai thác ổn định, năng suất khai thác ngày càng gia tăng nên thặng dư tiền mặt của doanh nghiệp lớn.

Như vậy, đặc điểm riêng, tình hình thị trường, diễn biến kinh doanh của mỗi ngành ngành khác nhau vào từng thời kỳ khác nhau sẽ quyết định cấu trúc vốn khác nhau giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)