Mm urê là 1:3 (mẫu TN1-3).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý một số hợp chất hữu cơ ô nhiễm bằng xúc tác quang hóa tio2 có cấu trúc nano (Trang 81)

2. Đã khảo sát hoạt tính quang xúc tác của TN1-3 theo thời gian dưới cả 3 nguồn sáng kích thích: đèn halogen, đèn huỳnh quang và ánh sáng mặt trời trong phản ứng phân hủy metyl da cam. Kết quả cho thấy thời gian xử lý càng dài thì hiệu quả xử lý càng cao. Riêng đối với ánh sáng mặt trời, chỉ sau 90 phút, 20 ml metyl da cam 6 mg/l đã bị xử lý hoàn toàn với 10 mg xúc tác.

3. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng TN1-3 lên khả năng phân hủy metyl da cam ở cả 3 loại nguồn sáng kích thích. Kết quả thu được:

♦Đối với ánh sáng đèn halogen, đèn huỳnh quang: Khả năng xử lý cao nhất ở hàm lượng xúc tác TN1-3 là 1 mg xử lý 20 ml dung dịch metyl da cam 6 mg/l.

♦Đối với ánh sáng mặt trời: Độ chuyển hóa tăng khi hàm lượng xúc tác tăng. 4. Khảo sát ảnh hưởng của các loại nguồn sáng kích thích lên hoạt tính quang xúc tác của vật liệu. Hoạt tính quang xúc tác của mẫu TN1-3 tăng dần theo thứ tự nguồn sáng kích thích: đèn halogen < đèn huỳnh quang << ánh sáng mặt trời.

5. Nghiên cứu động học cho thấy quá trình phân hủy metyl da cam trên TN1-3 tuân theo phương trình động học bậc nhất Langmuir-Hinshelwood. Thời gian nửa phản ứng theo mô hình động học bậc nhất là 32,54 phút.

6. Ứng dụng khả năng quang xúc tác của TN1-3 vào xử lý một số mẫu nước thải nhà máy bia và lò giết mổ gia súc. Xúc tác TN1-3 đã xử lý và chuyển nước thải lò mổ gia súc rất ô nhiễm về tiêu chuẩn nước thải loại C, nước thải nhà máy bia từ loại C về tiêu chuẩn nước thải loại B.

7. Đã ứng dụng TN1-3 vào diệt khuẩn, chống mọc rêu và kết quả cho thấy khay xi măng phủ TN1-3 có khả năng sát khuẩn, chống rêu mốc rất tốt ngay cả trong điều kiện ẩm ướt, có bào tử rêu mốc.

♣ KIẾN NGHỊ

Để có thể tiếp tục phát triển các kết quả nghiên cứu đã đạt được trong luận văn này, chúng tôi đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

1. Khảo sát hoạt tính quang xúc tác của TN1-3 ở từng bước sóng ánh sáng kích thích cụ thể để tìm ra bước sóng tối ưu.

2. Nghiên cứu hàm lượng và phương pháp để phủ lớp TN1-3 lên vật mang và khảo sát trên các vật mang khác nhau (tấm kính, gạch men,…) để có thể ứng dụng trong các công trình xử lý khác nhau.

3. Nghiên cứu sâu hơn và mở rộng mô hình xử lý nước thải để có thể áp dụng được vào thực tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý một số hợp chất hữu cơ ô nhiễm bằng xúc tác quang hóa tio2 có cấu trúc nano (Trang 81)