Tính trạng tổng số quả trên cây.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu xác định dung lượng mẫu thích hợp cho một số tính trạng nông sinh học, sinh trưởng và phát triển của cây vừng (sesamum indicum l ) trong vụ hè thu 2008 (Trang 35)

Số quả trên cây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các giống vừng. Qua thí nghiệm cho thấy, giống vừng trắng có số quả trên cây là lớn nhất.

Bảng 3.5. Giá trị trung bình, hệ số biến động và sai số của tính trạng tổng số quả trên cây với r = 3, 4, 5 lần lặp lại.

N r = 3 r = 4 r = 5 (X ± Sx ) CV % ∆% (X ± S x ) CV % ∆% (X ± Sx ) CV % ∆% 2 29,8 ± 32,4 46,8 19,1 28,3 ± 32 56,5 20,0 28,7 ± 33,0 63,3 20,0 4 26,6 ± 7,5 35,6 10,3 26,2 ± 5,2 34,9 8,7 27,0 ± 11,5 56,4 12,6 6 26,2 ± 3,8 31,8 7,5 26,4 ± 2,9 31,7 6,5 27,0 ± 4,9 45,0 8,2 8 25,5 ± 4,0 38,2 7,8 26,4 ± 3,3 39,0 6,9 27,1 ± 3,3 42,2 6,7 10 25,6 ± 4,3 44,1 8,0 26,6 ± 4,0 47,5 7,5 27,1 ± 3,0 45,4 6,4

Qua bảng 3.5 cho thấy tính trạng tổng số quả trên cây có biến động rất lớn nhất là khi ta chọn dung lượng mẫu càng nhỏ tương ứng với sai số thí nghiệm cũng lớn. Khi mẫu quá nhỏ (n = 2 mẫu), sai số mẫu lớn hơn cả giá trị trung bình. Bởi trong 3 giống thí nghiệm sự chênh lệch về số quả trên thân là rất lớn. Trong thí nghiệm giống vừng trắng có số quả trên thân lớn hơn rất nhiều so với hai giống vừng đen còn lại.

Tuy vậy, sai số thí nghiệm cũng giảm xuống khi tăng dung lượng mẫu lên hoặc cùng một cỡ mẫu khi tăng số lần lặp lại lên. Cụ thể: Khi n = 2, trong một lần lặp lại ở r = 3, r = 4, r = 5 thì sai số thí nghiệm rất lớn lần lượt là 19,1%; 20%; và 20%. Nếu n = 10 thì sai số thí nghiệm giảm xuống lần lượt là 8%; 7,5% và 6,4%.

Cùng một cỡ mẫu, khi tăng số lần lặp lại lên thì sai số thí nghiệm giảm thể hiện rõ ở các cỡ mẫu n = 8 và n = 10. Với n = 8 mẫu, r = 3 thì sai số thí nghiệm là 7,8%, khi r = 4 thì sai số xuống là 6,9%, tăng r = 5 thì sai số thí nghiệm giảm xuống còn 6,7%. Với n = 10 mẫu, r = 3 thì sai số là 8,0%, r = 4 sai số là 7,5%, r = 5 thì sai số thí nghiệm giảm còn 6,4%.

Nếu chấp nhận sai số < 10% ở r = 3 số mẫu nên lấy ở 8 mẫu (giá trị trung bình 25,5 ± 4,0; CV% = 38,2% và sai số 7,8%) , r = 4, r = 5 lần lặp thì dung lượng mẫu lấy là 6 mẫu với hệ số biến động là 31,7% và 45%.

Giữa sai số thí nghiệm và dung lượng mẫu có mỗi tương quan vừa ở r = 3, (R2 = 0,6274 đồ thị 3.13) và r = 4 (R2 = 0,5542 đồ thị 3.14), quan hệ tuyến tính chặt ở r = 5 lần lặp (R2 = 0,8369 đồ thị 3.15).

Đồ thị 3.13. Mỗi quan hệ giữa dung lượng mẫu với sai số thí nghiệm của tính trạng tổng số quả trên cây với 3 lần lặp lại.

Sai số ∆% y = -1.2312x + 17.934

Đồ thị 3.14. Mỗi quan hệ giữa dung lượng mẫu với sai số thí nghiệm của tính trạng tổng số quả trên cây với 4 lần lặp lại.

Đồ thị 3.15. Mỗi quan hệ giữa dung lượng mẫu với sai số thí nghiệm của tính trạng tổng số quả trên cây với 5 lần lặp lại.

Sai số ∆% y = -1.3401x + 17.954 R2 = 0.5542 y = -1.6571x + 20.729 R2 = 0.8369 Sai số ∆%

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu xác định dung lượng mẫu thích hợp cho một số tính trạng nông sinh học, sinh trưởng và phát triển của cây vừng (sesamum indicum l ) trong vụ hè thu 2008 (Trang 35)