Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp
Sv: Nguyễn Thị Hoài 51
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để chuyển đổi căn bản và toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất cao, tạo ra những tiền đề cần thiết về kỹ thuật, công nghệ cho công nghiệp hóa trong đó, giai cấp công nhân Việt Nam đóng vai trò to lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng vươn lên, lớn mạnh về mọi mặt để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Song, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào thì giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Nhưng những hạn chế yếu kém đó không thuộc về bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam. Do vậy, để khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi chúng ta phải thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.1. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trường và điều kiện phát huy vai trò giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân vốn là sản phẩm của nền sản xuất công nghiệp. Sự phát triển của giai cấp công nhân tất yếu gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp riêng, nền kinh tế nói chung. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những là yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội; mà còn mở ra điều kiện phát triển giai cấp công nhân về số lượng, cũng như tăng tỉ lệ công nhân trong cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động xã hội. Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện, môi trường để đội ngũ công nhân có thể nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, nâng cao ý thức chính trị, tác phong công nghiệp; khắc phục thói quen, tâm lý tùy tiện, cẩu thả của người sản xuất nhỏ vẫn còn tồn tại trong công nhân bấy lâu nay. Bởi một mặt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi người công nhân ngày nay phải không ngừng học tập, rèn luyện thì mới đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đai; mặt khác, chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra những điều kiện về vật chất, thời gian và cả
Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp
Sv: Nguyễn Thị Hoài 52
môi trường để người lao động học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp. Theo đó, những phẩm chất tốt đẹp, những đặc trưng của giai cấp công nhân hiện đại như khả năng sáng tạo, tinh thần đoàn kết giai cấp từng bước được lắng tụ và phát huy trong giai cấp công nhân Việt Nam.
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu cốt lõi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là vấn đề tổng hợp, phức tạp. Do vậy, chúng ta phải có sự lựa chọn chiến lược, xác định mô hình và lựa chọn phương thức thực hiện với các bước đi cụ thể.
Báo cáo chính trị Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 – 2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dung mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiệ đại hóa đất nước, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, sớm đưa nước tar a khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Giai cấp công nhân vừa là mục tiêu của phát triển công nghiệp, đồng thời lại là động lực thúc đẩy công nghiệp phát triển. Vì vậy, việc tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra môi trường để phát huy vai trò của giai cấp công nhân. Tuy nhiên trong điều kiện trình độ phát triển lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp, nhu cầu về việc làm còn cao thì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải biết kết hợp những bước đi tuần tự về công nghệ, vừa tranh thủ những cơ hội để đi tắt đón đầu nhằm hình thành những ngành nghề kinh tế mũi nhọn phát triển theo trình độ khoa học công nghệ tiên tiến.
Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp
Sv: Nguyễn Thị Hoài 53
Với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, khi tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải chú trọng một số vấn đề sau:
Một là, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế - kĩ thuật mà còn phải hết sức quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội của nó. Điều này xuất phát từ bản chất của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, khác hẳn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, mà điều quan trọng hơn là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương thức, là con đường, là điều kiện quyết định để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, để đạt được sự tiến bộ và công bằng hơn của xã hội.
Hai là, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn liền với tình hình thực tế của nước ta và cần phải quyết định đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ hiện đại và cải thiện công nghệ hiện có nhằm khai thác tối đa năng lực với việc tranh thủ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ; trước hết ở những khâu có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ba là, Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa có mặt thuận lợi, tích cực vừa có mặt hạn chế, tiêu cực đối với sự phát triển của giai cấp công nhân. Sở dĩ, sự vận động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường quyết định cơ cấu sản xuất kinh doanh của công tác đầu tư nhằm đạt tới mục đích: Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đối với sản xuất của mình; đó là mặt tích cực của kinh tế thị trường. Mặt tiêu cực của nó là “tự phát” có thể dẫn tới thay đổi, xáo trộn nền kinh tế, ảnh hưởng tới sự phát triển
Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp
Sv: Nguyễn Thị Hoài 54
kinh tế, đến tính thống nhất của giai cấp công nhân và đến ổn định chính trị- xã hội. Do vậy, khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một mặt phải tạo điều kiện phát huy tối đa các mặt tích cực ấy; mặt khác phải chủ động ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực của nó. Cho nên, nước ta phải nỗ lực hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi và hành lang pháp lý rõ ràng cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Đồng thời cũng thông qua cơ chế, chính sách, pháp luật và nhiều công cụ khác để hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của kinh tế thị trường như phân cực giàu nghèo, tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, lành mạnh và đúng hướng để giai cấp công nhân không ngừng phát triển.
3.2.2. Nâng cao lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật trong đội ngũ công nhân
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là bước sang thế kỷ mới - thế kỷ XXI, giai cấp công nhân có lớn mạnh thì sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mới được tháng lợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão, không ít người coi nhẹ vị trí, vai trò, thậm chí phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Ngay một số người đang đứng trong đội ngũ công nhân cũng chưa hiểu hết về vai trò, vị trí, sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.
Một là, Cần tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để mỗi người công nhân hiểu được vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mình, những yêu cầu về xây dựng giai cấp công nhân và trách nhiệm của mỗi công nhân trong giai đoạn hiện nay cũng như về sau.
Để công tác sinh hoạt chính trị,tư tưởng mang lại hiệu quả cao thì nội dung sinh hoạt chính trị phải có ý nghĩa thiết thực và tính thuyết phục cao, công tác tư tưởng phải đảm bảo những nguyên lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; đồng thời phải trên cơ sở đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm bổ sung các luận cứ có cơ sở khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra về giai cấp công nhân, trước những thay đổi lớn lao của khoa học - kỹ thuật, của
Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp
Sv: Nguyễn Thị Hoài 55
lực lượng sản xuất, của những vấn đề chính trị - xã hội trong nước cũng như ngoài nước và những vấn đề có tính chất toàn cầu.
Hai là, Phải thống nhất công tác tuyên truyền giáo dục từ trung ương đến cơ sở, từ các cấp ủy đảng, chính quyền đến các tổ chức công đoàn, các tổ chức chính trị xã hội khác với nhiều lực lượng tham gia.
Phải tiến hành sao cho sinh động, phù hợp với từng đối tượng công nhân để có hiệu quả nhất. Để thực hiện việc chuyển tải nội dung và tuyên truyền, giáo dục đến các đối tượng nhằm xây dựng cho người công nhân có ý chí quyết tâm vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có quyết tâm làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình, góp phần làm giàu cho xã hội, cho đất nước, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động. Chúng ta cần đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền giáo dục trong giai cấp công nhân, từng bước làm cho giai cấp công nhân hiểu rõ: chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước ta là một quyết sách đúng đắn. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế mà ngăn chặn những việc làm sai trái của giới chủ, góp phần làm cho các thành phần kinh tế chấp hành đúng chính sách, pháp luật của nhà nước, phát triển bền vững, lành mạnh.
Ba là, Trong tình hình hiện nay cần thường xuyên tăng cường giáo dục trong công nhân nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức tự lập tự cường, tinh thần cảnh giác cách mạng, bản lĩnh chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Công tác giáo dục nâng cao giác ngộ giai cáp công nhân không chỉ bằng những bài lý luận chung chung, mà phải dựa trên cơ sở các thông tin, các kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn vững chắc cho công nhân. Cần giúp cho công nhân hiểu rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhận thức rõ chủ nghĩa xã hội là xu thế phát triển tất yếu, là quy luật tiến hóa của lịch sử, nhằm tạo cho công nhân có niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và những chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng. Ngoài ra cần phải quan tâm tạo điều kiện, cơ hội cho công nhân tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội để nâng cao lập trường giai cấp, ý thức bản lĩnh chính trị của mình.
3.2.3. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ công nhân đảm bảo nguồn lực chất lượng cao đáp ứng tốt sự nghiệp xây dựng và phát triển
Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp
Sv: Nguyễn Thị Hoài 56
Để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu công nhân phải đồng bộ (bao gồm cả công nhân kỹ thuật, cán bộ khoa học kỹ thuật với trình độ cao) biết ứng xử linh hoạt và sáng tạo trong đời sống xã hội, có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ tăng tốc, “ đi tắt đón đầu”, làm chủ được những ngành có công nghệ tiên tiến, khắc phục tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động lành nghề, thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật giỏi như hiện nay nhằm đảm bảo đủ lực lượng lao động có chất lượng cao cho việc tổ chức triển khai và thực hiện thành công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra. Bởi mấu chốt của vấn đề đó chính là sức mạnh của nhân tố con người - đây là nguồn lực quan trọng nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Nguồn nhân lực có chất lượng cao và toàn diện là cái gốc đảm bảo thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu đề ra. Trong đó đội ngũ công nhân có chất lượng cao, nhất là đội ngũ công nhân trẻ - lực lượng chủ yếu của xã hội tương lai có vai trò quan trọng và cần phải được xác định là nguồn vốn đặc biệt quan trọng, quý giá không phải chỉ để khai thác mà còn phải đầu tư phát triển. Khai thác năng lực của con người cũng là để phục vụ con người, phát triển mọi tiềm năng của nó, làm cho con người thực sự có một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Đúng như quan điểm của Đảng ta coi “con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển”. Nếu không xây dựng được nguồn lực chất lượng cao, xã hội sẽ không thể phát triển, thậm chí sẽ bị trì trệ, bế tắc. Mặt khác, diện mạo xã hội, đặc trưng của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; đồng thời họ cũng được tạo ra bởi chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Như vậy, chúng ta thấy rằng chất lượng của nguồn nhân lực hay cụ thể hơn đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giai cấp công nhân quyết định tới sự thành bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng và phát
Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp
Sv: Nguyễn Thị Hoài 57
triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung. Cho nên, trong công tác đào tạo công nhân cần phải nhận thức sâu sắc, toàn diện, khắc phục quan điểm hẹp hòi, phiến diện biểu hiện ở các khía cạnh:
- Vì trình độ chuyên môn hiện nay của công nhân nước ta còn chưa cao, một số lớn công nhân còn dừng lại ở lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nên phải nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân. Điều đó đúng, bức xúc và thực tế nhưng chưa đầy đủ, nó thiếu một chiều sâu nhân bản văn hóa nói chung. Nói vẫn bị chi phối bởi quan niệm khai thác con người nhằm các lợi ích kinh tế trước mắt.
- Sau nữa quan niệm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho công