Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển giai cấp công nhân việt nam hiện nay (Trang 31)

Mặc dù giai cấp công nhân Việt Nam đang có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, song trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh, tác động của kinh tế thị trường, của xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa đang từng ngày từng giờ tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và giai cấp công nhân nói riêng; bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Điều này được thể hiện như sau:

2.2.1. Trình độ văn hóa tay nghề thấp, thiếu công nhân lành nghề và phân bố không đều

Sau 20 năm đổi mới đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự biến đổi số lượng và chất lượng nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì giai cấp công nhân vẫn còn nhỏ bé. Ở nước ta hiện nay, trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân còn thấp và thiếu công nhân lành nghề. Công nhân có trình độ đại học ở nước ta hiện nay là 13,2% trong khi đó ở Nhật Bản có gần 90% công nhân có trình độ

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Hoài 32

đại học. Công nhân chưa qua đào tạo ở nước ta chiếm một tỷ lệ khá lớn lên tới 41,2%.

Công nhân có trình độ cao còn hạn chế trong tổng số công nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Lao động phổ thông vẫn chiếm số lượng đông đảo, trình độ chuyên môn không có, ý thức tổ chức kém. Mặt khác, do hạn chế về thu nhập, bảo hiểm xã hội nên những công nhân có trình độ chuyên môn cao thường nghỉ việc tại các xí nghiệp và chuyển sang kinh doanh các hoạt động khác. Chính vì vậy mà công nhân lâu năm chiếm số lượng ít, mặc dù có kinh nghiệm nhưng lại không phát huy được hết khả năng của mình vào sản xuất.

Công nhân Việt Nam hiện nay phân bố không đều. Công nhân có trình độ, tay nghề tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Ở Hà Nội, công nhân chưa qua đào tạo chuyên môn là 3,5%; trong khi đó ở Tây Nguyên là 63,4%; Đồng Nai là 48,3%...Số cán bộ kỹ thuật chủ yếu của Hà Nội là 18%; Thành phố Hồ Chí Minh là 30%; Hải phòng là 7,5%; Đồng Nai là 6,9% [25, tr.262 - 263].

Vì vậy, cần phải có những giải pháp tích cực để nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề của giai cấp công nhân Việt Nam và phân bố lại công nhân đảm bảo sự đồng đều trong từng ngành, từng khu vực trong nền công nghiệp của cả nước.

2.2.2. Giai cấp công nhân Việt Nam chưa thực sự làm chủ mọi mặt của đời sống xã hội

Công nhân chưa có thói quen và năng lực làm chủ, họ chưa ý thức được về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân mình. Tình trạng mất dân chủ xã hội và những khó khăn về đời sống đã đẫn đến hậu quả: Hạn chế nhiệt tình lao động và khả năng sáng tạo của công nhân, giảm sức đấu tranh cho chân lý từ phía người thợ. Do đó, sai lầm của người quản lý không được phát hiện kịp thời, những biểu hiện tiêu cực tham nhũng ngày càng phát triển đến mức trầm trọng, quyền làm chủ của công nhân càng bị vi phạm.

Về mặt kinh tế, giai cấp công nhân chỉ chú trọng tới những lợi ích trước mắt mà chưa hiểu được những lợi ích mà mình đáng được hưởng. Do nhận thức còn hạn chế, chưa thấy được vị trí, vai trò trách nhiệm của mình, tầm ảnh

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Hoài 33

hưởng của giai cấp mình đối với nền kinh tế. Với vai trò là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lực lượng đi đầu, nòng cốt của cách mạng, nhưng giai cấp này không biết phát huy những mặt mạnh của mình, suy nghĩ còn hạn chế, cho rằng là công nhân thì đi làm cuối tháng có lương mà không thấy rằng mình chính là lực lượng chủ yếu trong xã hội, phát triển kinh tế là phát triển đất nước thêm giàu mạnh. Là lực lượng đông đảo nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên giai cấp này không thực sự làm chủ được vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt là về chính trị - xã hội, Đảng ta luôn xác định giai cấp công nhân là lực lượng chủ chốt, chiếm số lượng đông đảo trong xã hội và giữ vị trí lãnh đạo trong xã hội. Nhưng giai cấp công nhân lại có thái độ ỷ lại, đặc biệt là trong các nhà máy, xí nghiệp, công nhân chỉ quan tâm tới bản thân mình, không đoàn kết, có thái độ coi thường, không tham gia các hoạt động mà tổ chức công đoàn trong cơ quan, xí nghiệp mình đặt ra. Họ còn có thái độ chống đối, khinh thường các hoạt động mang tính xã hội, đoàn thể. Giai cấp này thường không có chứng kiến của mình, chỉ biết chấp nhận với những gì mình có, kém sáng tạo trong lao động. Không hiểu được tầm quan trọng của mình với vai trò là lực lựơng lãnh đạo, ý thức chính trị kém, thiếu tinh thần trách nhiệm. Ðịa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Ðảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính vì thế, cần phải có những biện pháp cụ thể để giúp cho công nhân thực sự làm chủ mọi mặt của đời sống xã hội nhất là trong sản xuất, kinh doanh, phân phối.

2.2.3. Sự phân hóa trong nội bộ giai cấp công nhân

Với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, giai cấp công nhân Việt Nam giờ đây không chỉ tập trung trong khu vực kinh tế nhà nước, mà họ còn có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế khác như: Thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…Các bộ phận công

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Hoài 34

nhân nêu trên làm việc ở những môi trường lao động có trình độ sản xuất công nghiệp, công tác quản lý khác nhau nên có sự khác biệt không thuần nhất về moi mặt. Ngoài ra sự phân tầng trong thu nhập đã, đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nội bộ giai cấp công nhân. Điều này làm cho giai cấp công nhân có sự phân hóa phức tạp không thuần nhất trên mọi phương diện.

Đội ngũ công nhân trong khu vực nhà nước: Khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới năm 1986, số lượng doanh nghiệp nhà nước là 14.000 với trên 3 triệu công nhân, năm 1995 chỉ còn 7090 doanh nghiệp với 1,77 triệu công nhân, đến cuối năm 2005 đã sắp xếp chuyển đổi được 2935 doanh nghiệp nhà nước nên số doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giảm, còn 3935 doanh nghiệp và 1,84 triệu công nhân lao động [28, tr.93 - 94].

Tuy đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng số công nhân cả nước, nhưng đây là lượng có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và là lực lượng nòng cốt của giai cấp công nhân nước ta.

Đội ngũ công nhân trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước bao gồm: hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Năm 2001 có 44.314 doanh nghiệp với hơn 1.329,7 triệu công nhân. Cuối năm 2005, khu vực này có 2,95 triệu công nhân làm việc trong hơn 102.000 doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Công nhân khu vực ngoài nhà nước chủ yếu tăng ở những tỉnh, thành phố phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ, như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng [28, tr.101 - 102].

Đội ngũ công nhân trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến cuối năm 2005, khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút hơn 1211,8 nghìn công nhân (gồm 1.023,9 nghìn công nhân doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, 187,8 nghìn công nhân công ty liên doanh với nước ngoài vào làm việc trong hơn 3.656 doanh nghiệp. Ngoài ra, còn hàng trăm lao động phục vụ cho khu vực này.

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Hoài 35

Hiện nay cả nước đã hình thành hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở tại 3 vùng kinh tế trọng điểm. Các khu công nghệp, khu chế xuất thu hút hơn 500 nghìn công nhân Việt Nam, trong đó chủ yếu là công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công nhân, lao động thuộc cơ sở kinh tế cá thể. Hiện nay, cả nước có hơn 3 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể tạo được khoảng hơn 5,2 triệu việc làm. Trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, tỷ lệ công nhân lao động làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ là cao nhất, tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải và các hoạt động khác [28, tr.106].

Trong những năm qua, do doanh nghiệp nhà nước đang tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ công nhân, lao động khu vực này có xu hướng giảm. Công nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh do số doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Hiện tượng thay đổi việc làm, nghề nghiệp của công nhân nước ta cũng có chiều hướng gia tăng. Cùng với sự thay đổi nghề nghiệp thì sự thay đổi nơi làm việc cũng diễn ra thường xuyên ở tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, công nhân lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tỷ lệ thay đổi nơi làm việc rất lớn.

2.2.4. Đời sống công nhân còn gặp nhiều khó khăn

Mặc dù đời sống công nhân đã được cải thiện nhiều nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tiền lương, thu nhập của người lao động chưa tương xứng với cường độ thời gian lao động, thậm chí có nơi mức lương công nhân hàng tháng chỉ có 500.000 đồng, chưa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân.

Theo khảo sát của Liên đoàn lao động Việt Nam về đời sống vật chất, văn hóa ở các khu công nghiệp phía Nam cho con số đáng buồn. Khu công nghiệp Tây Ninh thì 73% không có đài nghe, 71% không có báo đọc…Như vậy thì làm sao công nhân có thể phát triển được mình.

Công nhân nước ta tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất họ phần lớn là những người tỉnh lẻ đến làm việc do vậy vấn đề nhà ở trở nên căng thẳng, bức xúc. Khi quy hoạch các khu công nghiệp các nhà đầu tư không hề quan tâm đến nơi ở của công nhân do vậy công nhân phải đi thuê nhà. Họ sống trong những ngôi nhà tạm bợ cao 2,5 - 3m, chia thành phòng

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Hoài 36

nhỏ với diện tích trên 10m2. Để giảm chi phí người lao động chung nhau 6 - 9 người một phòng, vừa đủ để kê mỗi người một chiếc giường. Điều kiện của các nhà trọ không đảm bảo về kiến trúc, vệ sinh, phòng chống cháy nổ. Thực trạng trên đã tác động đến sức khỏe người lao động, tái sản xuất sức lao động và tệ nạn xã hội gia tăng như cờ bạc, đề đóm, quan hệ nam nữ không bình thường, nạn phá thai [13, tr.10 - 12].

Vấn đề về việc làm, thu nhập của công nhân, người lao động còn hạn chế.

Mỗi năm, nước ta có trên một triệu chỗ làm việc được tạo ra, giải quyết được một phần cơ bản nhu cầu về việc làm cho người lao động. Tuy nhiên điều kiện làm việc, đời sống và thu nhập của công nhân vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Vi phạm trong ký kết hợp đồng và thỏa ước lao động

Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể là một trong những công cụ quan trọng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Tuy nhiên, một số không ít công nhân đang làm việc nhưng không được doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động, nhiều doanh nghiệp xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể mang tính hình thức. Hiện nay, có 89,6% công nhân được ký kết hợp đồng lao động, trong đó, các doanh nghiệp nhà nước là 95,4% và doanh nghiệp tập thể là 82,1%. Số công nhân trong doanh nghiệp tư nhân không được doanh nghiệp ký kết hợp đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (10,7%). Bên cạnh việc nhiều công nhân bị doanh nghiệp từ chối ký kết hợp đồng lao động là tình trạng ký kết hợp đồng thời vụ, hợp đồng ngắn hạn với cả những công nhân làm việc nhiều năm, lao động những công việc có tính chất lâu dài. Tính chung, chỉ có 50,8% công nhân được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn và 31,2% công nhân được ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm. Chỉ có 41,7% công nhân trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 30,7% công nhân trong doanh nghiệp tập thể và 37,3% công nhân trong doanh nghiệp tư nhân được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn [13, tr.19].

Nguyên nhân của tình trạng này là do: doanh nghiệp muốn trốn tránh việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân; dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động khi cần; giảm các khoản chi phí phải trả cho công nhân khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trên thực tế, rất nhiều chủ doanh nghiệp thực hiện quản lý lao động bằng cách: chỉ ký kết hợp đồng lao động dài hạn với bộ khung quản lý doanh nghiệp, với những vị trí chủ chốt. Đội

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Hoài 37

ngũ này được doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, trong khi đối với các vị trí lao động phổ thông hoặc kém quan trọng, công nhân thường không được ký kết hợp đồng lao động dài hạn và không được hưởng các chính sách ưu đãi của doanh nghiệp. Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp không có thỏa ước lao động tập thể hoặc có thỏa ước xong chỉ là hình thức, mang tính chống chế khi có đoàn kiểm tra. Nội dung của đa số các thỏa ước chỉ là sự sao chép cứng nhắc các quy định của luật, rất ít khoản đưa ra mức cao hơn về quyền lợi cho công nhân, vi phạm thủ tục trong việc xây dựng thỏa ước. Việc lấy ý kiến công nhân chỉ là chiếu lệ, không thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết. Có tới 7,9% công nhân không biết doanh nghiệp mình có hay chưa có thỏa ước lao động tập thể. Thực trạng này một phần là do các công đoàn cơ sở chưa coi trọng thực hiện, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở và cán bộ công đoàn địa phương chưa đáp ứng được về mặt trình độ nghiệp vụ.

Hạn chế cả thu nhập: Hầu hết công nhân phải làm việc vất vả, cường độ lao động cao, thời gian làm việc kéo dài, song dường như tiền công, tiền lương của họ lại chỉ dừng ở mức khá thấp so với mức sống, mức chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Gần như không có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập của công nhân giữa các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực. Phổ biến công nhân có mức thu nhập từ 600.000 nghìn đến dưới 1 triệu đồng/tháng; khoảng gần 1/3 công nhân có mức thu nhập từ 1 triệu đến dưới 1 triệu 500 nghìn đồng/tháng. Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp được tự do thỏa thuận về tiền lương với công nhân (trên mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp). Có 22,3% công nhân không được tăng lương trong 3 năm qua, cao nhất là trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển giai cấp công nhân việt nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)