loài động vật đáy khác nhau.
Anodonta anatina Peringia ulvae
Corbicula fluminea Hyriopsis bialatus
4.3.2 Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu mẫu
Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông chính qua hai đợt thu mẫu không có sự khác biệt lớn, với đợt 1 có 30 loài và đợt 2 có 29 loài (Hình 4.4). Lớp Gastropoda ở đợt 1 có 14 loài chiếm 47% nhiều hơn đợt 2 (11 loài chiếm 38%). Các lớp còn lại có số lƣợng thành phần loài tƣơng đƣơng nhau giữa hai đợt thu mẫu. Hàm lƣợng vật chất hữu cơ trên nền đáy (TOM) ở đợt 2 (6,09) cao hơn đợt 1(4,78) do nền đáy ở đợt 2 có nhiều phù sa bồi lắng, tạo thành một lớp bùn dày tại các thủy vực thu mẫu nên tạo điều kiện thuận lợi cho lớp Oligochaeta và Polychaeta phát triển.
Các loài thƣờng gặp tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính nhƣ là
Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp. (Oligochaeta),
21
helena, Filopadudina sumatrensis (Gastropoda), Corbicula baudoni,
Corbicula fluminea,Corbicula lamarckiana (Bivalvia).
Namalycastis longicirris Corbicula baudoni
Hình 4.4 Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu
4.3.3 Biến động thành phần và mật độ động vật đáy trên tuyến sông chính tại các điểm thu mẫu
Thành phần động vật đáy trên tuyến sông chính tại các điểm thu mẫu ở đợt 1 (1–23 loài) biến động cao hơn đợt 2 (từ 7–15 loài) (Hình 4.5). Các điểm thu mẫu tại sông Thốt Nốt, Ô Môn (Vàm Thới An), Ninh Kiều, Bến Phà Đông Phú có thành phần loài động vật đáy tìm thấy ở đợt 1 cao hơn đợt 2, các điểm còn lại trên tuyến sông chính thì ngƣợc lại. Tuy nhiên, mật độ động vật đáy tại
0 2 4 6 8 10 12 14 16 Đợt 1 Đợt 2
22
các điểm thu mẫu có sự khác biệt lớn với đợt 1 dao động từ 10–1.390 ct/m2
và đợt 2 từ 67–1.020 ct/m2. Do vào mùa mƣa lƣợng phù sa và bùn đáy đƣợc bồi lắng nhiều, cùng với hàm lƣợng vật chất hữu cơ trên nền đáy cao tạo điều kiện thuận lợi cho động vật đáy phát triển. Mật độ động vật đáy tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính đƣợc thể hiện ở hình 4.6.
Hình 4.5 Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông chính tại các điểm thu mẫu.
Trên tuyến sông chính các điểm ảnh hƣởng bởi vùng nuôi thủy sản là sông Ô Môn (Vàm Thới An), có thành phần loài và mật độ động vật đáy thấp hơn sông Thốt Nốt với 12–14 loài và mật độ từ 150–223 ct/m2. Nền đáy chủ yếu là bùn–cát và gần các bè, ao nuôi cá ven sông, hàm lƣợng TOM tại thủy vực này dao động từ 6,17–7,53. Các loài động vật đáy đƣợc tìm thấy tại thủy vực này có thành phần tƣơng tự nhƣ điểm thu tại sông Thốt Nốt, nhƣng mật độ thấp hơn nhƣ Branchiura sowerbyi (Oligochaeta) có mật độ từ 20-57 ct/m2 chiếm từ 13-25%, Tylorhynchus heterochaetus (Polychaeta) từ 30-37 ct/m2 chiếm 13-24%.
Các điểm chịu ảnh hƣởng của khu dân cƣ nhƣ là sông Thốt Nốt, sông Bình Thủy, sông Ninh Kiều, Thị trấn Mái Dầm và sông Cái Côn. Trong đó, tại điểm
0 5 10 15 20 25 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 S. Thốt Nốt S. Ô Môn (Vàm Thới An)
S. Trà Nóc S. Bình Thủy S. Ninh Kiều S. Bến Phà Đông Phú
TT. Mái Dầm S. Cái Côn
23
thu trên sông Thốt Nốt có thành phần động vật đáy phong phú hơn so với các điểm còn lại trên tuyến sông chính, với số lƣợng loài động vật đáy dao động từ 13–23 loài và có mật độ là 729-1.390 ct/m2. Số lƣợng thành phần loài thuộc lớp Gastropoda và Bivalvia giảm, do vào giữa mùa mƣa lƣợng phù sa lớn và lƣợng nƣớc tại các thủy vực dâng cao nên thực vật thủy sinh ven bờ ít, ảnh hƣởng đến nơi cƣ trú của các loài thuộc lớp Gastropoda. Tính chất nền đáy tại thủy vực ở đợt 1 chủ yếu là cát–bùn, nhƣng đợt 2 nhiều bùn do lƣợng phù sa bồi lắng và hàm lƣợng TOM tại thủy vực này tăng từ 4,54–7,12 nên tạo điều kiện cho lớp giun (Oligochaeta và Polychaeta) phát triển. Loài có mật độ cao nhƣ là Branchiura sowerbyi (Oligochaeta) từ 280–377 ct/m2 chiếm từ 20-52%
và Tylorhynchus heterochaetus (Polychaeta) từ 80–130 ct/m2 chiếm từ 6–18%,
chỉ thị cho môi trƣờng giàu hữu cơ và thích hợp phát triển tại các thủy vực có nền đáy nhiều bùn, là thức ăn tự nhiên giàu dinh dƣỡng của các loài tôm cá nƣớc ngọt. Bên cạnh đó, loài Filopadudina sumatrensis có mật độ từ 17–210 ct/m2 và Clea helena có 3–127 ct/m2 (Gastropoda) loài này là loài có tập tính ăn hữu cơ phân hủy và giun, ốc bằng chân bụng của nó.
Tại sông Bình Thủy có thành phần loài động vật đáy từ 7–15 loài và mật độ dao động từ 100–260 ct/m2, chủ yếu là lớp Gastropoda, Bivalvia và Polychaeta. Hàm lƣợng TOM từ 3,64–5,06 với nền đáy tại thủy vực khảo sát chủ yếu là cát–bùn và có nhiều mảng xăng, dầu trôi nổi trên mặt nƣớc do các tàu thuyền neo đậu đổ trực tiếp ra sông. Ngoài ra, thủy vực còn chịu ảnh hƣởng bởi nhiều rác thải sinh hoạt và tồn tại trên nền đáy sông.
Sông Ninh Kiều có thành phần động vật đáy từ 9–12 loài với mật độ động vật đáy dao động trong khoảng 67–250 ct/m2. Trong đó, tại đợt 1 chỉ tìm thấy 4 lớp Oligochaeta, Polychaeta, Gastropoda và Bivalvia, đợt 2 tìm thấy thêm đƣợc 2 lớp so với đợt 1 là Crustacea và Insecta. Nền đáy tại thủy vực chủ yếu là cát–bùn thích hợp cho lớp Bivalvia phát triển với mật độ từ 34–153 ct/m2
, hàm lƣợng TOM dao động từ 2,92–3,29. Tại điểm thu này nền đáy chịu ảnh hƣởng bởi lƣợng nƣớc thải và rác thải từ khu đông dân cƣ thông qua cống, rãnh đƣợc đổ trực tiếp ra sông. Ngoài ra, đây còn là điểm du lịch (Công viên sông Hậu) nên các du khách đi đến đây và xả rác khiến cho thủy vực bị ô nhiễm. Giống Corbicula (Bivalvia) có mật độ cao hơn các giống, loài khác với mật độ từ 50–53 ct/m2 khoảng 60% ở đợt 2.
Tại Thị trấn Mái Dầm thành phần loài động vật đáy đƣợc ghi nhận đƣợc từ 7– 8 loài và mật độ từ 147–373 ct/m2 . Tuy nhiên, qua 2 đợt khảo sát có sự khác biệt với đợt 1 chỉ có 2 lớp (Gastropoda, 57 ct/m2 chiếm 39% và Bivalvia, 90 ct/m2 chiếm 61%) còn ở đợt 2 thì tìm thấy đƣợc 3 lớp (Bivalvia với 107 ct/m2 chiếm 23%, Oligochaeta 173 ct/m2 chiếm 46% và Polychaeta 93 ct/m2 chiếm
24
25%), thành phần loài thuộc lớp Gastropoda không xuất hiện trong đợt thu mẫu này. Đây là bãi bồi ở gần cửa nhánh sông và gần khu chợ ven sông có nền đáy chủ yếu là bùn với hàm lƣợng TOM dao động từ 5,79–6,65. Tại thủy vực có nhiều rác thải và nƣớc thải đƣợc đổ trực tiếp vào thủy vực, lƣợng rác tích tụ dƣới nền đáy khá lớn đã gây ô nhiễm môi trƣờng và hạn chế sự phát triển của các loài động vật sống đáy. Tƣơng tự nhƣ điểm thu tại Bến phà Đông Phú, loài
Tylorhynchus heterochaetus (Polychaeta) có mật độ cao là 103 ct/m2 chiếm 24% ở đợt 2.
Điểm thu mẫu tại sông Cái Côn trên tuyến sông chính đã tìm thấy đƣợc 6–12 loài với mật độ động vật đáy là 203 ct/m2. Tƣơng tự nhƣ điểm thu tại Thị trấn Mái Dầm, thành phần loài thuộc lớp Oligochaeta và Polychaeta chiếm ƣu thế với tính chất nền đáy chủ yếu là bùn–cát, cát–sét, hàm lƣợng TOM dao động từ 7,33-7,44. Tuy nhiên, ở đợt 2 có số lƣợng loài đƣợc tìm thấy gấp đôi đợt 1 lần lƣợt là 12 loài và 6 loài. Loài có mật độ cao là Limnodrilus hoffmeisteri
(Oligochaeta) từ 53–113 ct/m2 chiếm từ 26-56%. Môi trƣờng bị ô nhiễm hƣởng từ rác thải và tồn tại trong thời gian dài dƣới nền đáy, hạn chế sự phát triển của các loài động vật đáy.
Những thủy vực chịu ảnh hƣởng bởi các khu công nghiệp nhƣ là sông Trà Nóc và Bến phà Đông Phú. Trong đó, sông Trà Nóc có thành phần loài động vật đáy ít nhất trong các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính với 1-7 loài và mật độ động vật đáy có sự biến động lớn qua hai đợt thu mẫu, tăng từ 10 ct/m2 lên 1.020 ct/m2. Hàm lƣợng TOM cũng tăng mạnh từ 0,65 lên 5,14 với nền đáy là cát, cát – sét nên chỉ có lớp Gastropoda và lớp Oligochaeta xuất hiện. Các loài có mật độ cao đƣợc tìm thấy tại thủy vực là Filopadudina sumatrensis
(Gastropoda) là 873 ct/m2 chiếm từ 86–100%. Thủy vực bị ảnh hƣởng bởi nƣớc thải từ các công ty thủy sản của khu Công nghiệp Trà Nóc, lƣợng vật chất hữu cơ trong nƣớc thải khi phân hủy đã tạo điều kiện thuận lợi cho lớp giun ít tơ phát triển. Ngoài ra, đây còn là nơi đƣợc ngƣời dân thu trùn chỉ cung cấp cho các đại lý, cơ sở cá cảnh tại Thành phố Cần Thơ.
Điểm thu mẫu tại Bến Phà Đông Phú có thành phần loài biến động không lớn từ 8–9 loài với mật độ từ 227–663 ct/m2. Với lƣợng vật chất hữu cơ trên nền đáy TOM lớn từ 4,40–9,31 nên tạo điều kiện thuận lợi cho lớp Oligochaeta (33–223 ct/m2) và Polychaeta (43–273 ct/m2) phát triển với mật độ cao hơn các lớp còn lại. Do thủy vực này nằm trong khu công nghiệp Nam sông Hậu và chịu ảnh hƣởng từ nƣớc thải của các nhà máy chế biến thủy sản. Lƣợng vật chất hữu cơ tồn dƣ trong nƣớc thải tích tụ xuống nền đáy thủy vực và phân hủy hữu cơ thích hợp cho lớp giun phát triển. Các loài có mật độ cao là
25
Branchiura sowerbyi (Oligochaeta) 197 ct/m2 chiếm 30% ở đợt 2 và
Tylorhynchus heterochaetus (Polychaeta) là 143 ct/m2 chiếm 12-37%.
Hình 4.6 Mật độ động vật đáy tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính qua các đợt khảo sát