Các số liệu phân tích sẽ đƣợc tổng kết, xử lý và vẽ hình bằng phầm mềm Microsoft Excel.
16
Chƣơng IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Thành Phố Cần Thơ
Qua hai đợt thu mẫu, thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Thành Phố Cần Thơ đã tìm thấy đƣợc tổng số 47 loài thuộc 6 lớp là: lớp giun ít tơ (Oligochaeta), lớp giun nhiều tơ (Polychaeta), lớp chân bụng (Gastropoda), lớp hai mãnh vỏ (Bivalvia), lớp giáp xác (Crustacea) và ấu trùng của lớp côn trùng (Insecta). Trong đó, lớp Gastropoda có số lƣợng loài nhiều nhất tại khu vực khảo sát với 20 loài chiếm 43%, kế tiếp là Bivalvia có 15 loài chiếm 32%, các lớp còn lại có số lƣợng ít hơn dao động từ 1 đến 4 loài chiếm khoảng 2%–9%. (Hình 4.1) Kết quả trên cho thấy thành phần loài cao hơn so với kết quả khảo sát thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Thành Phố Cần Thơ của Nguyễn Thị Mai Thuy (2013), qua 5 đợt khảo sát tìm thấy 38 loài động vật đáy, lớp Gastropoda có số lƣợng loài nhiều nhất với 13 loài chiếm 33%, Bivalvia có 8 loài chiếm 21% và Crustacea có 6 loài chiếm 16%, ít nhất là Polychaeta với 3 loài chiếm 8%.
Hình 4.1 Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Thành Phố Cần Thơ
Lớp Gastropoda và Bivalvia có thành phần loài phong phú hơn so với các lớp khác, do các thủy vực khảo sát là thủy vực nƣớc chảy, cấu trúc nền đáy phần lớn là cát–bùn, bùn nên phù hợp cho chúng phát triển. Theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh và ctv, (2002) thì tốc độ dòng chảy và cấu trúc nền đáy có sự tác động đến sự phân bố cũng nhƣ cấu trúc thành phần động vật đáy, vùng
Oligochaeta 4 loài 8% Polychaeta3 loài 6% Gastropoda 20 loài 43% Bivalvia 15 loài 32% Crustacea 4 loài 9% Insecta 1 loài 2%
17
lƣu vực sông có nƣớc chảy chậm, nền đáy mềm bùn–cát, cát–bùn là môi trƣờng thích hợp cho nhóm hai mảnh vỏ phát triển. Qua hai đợt thu mẫu, những loài có số lƣợng lớn và chiếm ƣu thế là Limnodrilus hoffmeisteri,
Branchiura sowerbyi, Tubifex sp ( Oligochaeta); Namalycastis longiciris,
Tylorhynchus heterochaetus (Polychaeta); Assiminea sp, Clea helena,
Filopadudina sumatrensis, Hemisinus brasiliensis (Gastropoda); Corbicula
baudoni, Corbicula fluminea, Corbicula lamarckiana (Bivalvia),
Chironomidae (Insecta), còn lại là lớp Crustacea có số lƣợng loài ít gặp nhất
qua hai đợt thu mẫu. Động vật đáy không những là những loài sinh vật xử lý và chỉ thị môi trƣờng nƣớc mà còn là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dƣỡng cho các sinh vật sống trong nƣớc. Đa phần các loài tôm, cá, cua sử dụng động vật đáy làm nguồn thức ăn nhƣ ấu trùng muỗi Chironomidae, giun ít tơ
Limnodrilus hoffmeisteri, trùn chỉ Tubifex sp còn đƣợc sử dụng làm thức ăn cho cá cảnh và một số loài thủy sản khác.
Chironomidae Clea Helena
Filopaludina sumatrensis