Tương quan số lượng giữa Cóc nhà và sâu hại theo giai đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lưỡng cư thiên địch trên hệ sinh thái đồng ruộng khu vực Xuân Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An (Trang 54)

triển cây lúa trên đồng ruộng KVNC, vụ đông xuân và hè thu 2013.

- Vụ đông xuân

Kết quả nghiên cứu sự tương quan số lượng giữa Cóc nhà và sâu hại ở bảng 3.18; biểu đồ 3.15. cho thấy ở vụ đông xuân 2013 giai đoạn lúa đẻ nhánh mật độ 0,013 cá thể/m2; giai đoạn lúa đứng cái 0,012 cá thể/m2; giai đoạn lúa làm đòng - trổ mật độ Cóc nhà 0,008 cá thể/m2; giai đoạn lúa ngậm sữa - chắc xanh 0,018 cá thể/m2, giai đoạn lúa chín 0,016 cá thể/m2, trung bình cả vụ 0,013 cá thể/m2. Trong đó ngày 12/01/2013 nhiệt độ không khí và

độ ẩm xuống thấp không thấy Cóc nhà xuất hiện kiếm mồi. Ngày 09/03/2013, độ ẩm không khí xuống thấp thì thấy Cóc nhà xuất hiện rải rác mật độ rất thấp 0,005 cá thể/m2. Mật độ Cóc nhà đạt cao nhất 0,028 cá thể/m2 vào ngày 27/04/2013 khi nhiệt độ không khí 280C, độ ẩm 91% vào giai đoạn lúa ngậm sữa chắc xanh.

Đối chiếu với giai đoạn phát triển của cây lúa, thì mật độ Cóc nhà thấp nhất ở giai đoạn lúa đứng cái 0,012 cá thể/m2, sau đó thì tăng dần, cao nhất vào giai đoạn lúa ngậm sữa - chắc xanh 0,018 cá thể/m2.

Sự biến động của Cóc nhà qua các thời kì khác nhau trong vụ lúa đông xuân 2013 được thể hiện rõ ở bảng 3.18, biểu đồ 3.15; mối quan hệ của Cóc nhà và Châu chấu, Sâu cuốn lá nhỏ, Sâu đục thân được thể hiện không thật rõ nét. Theo chúng tôi, nguyên nhân là vùng phân bố của Cóc nhà khác với sinh cảnh của Châu chấu, Sâu cuốn lá nhỏ và Sâu đục thân. Cóc nhà chủ yếu phân bố ở khu vực ven khu dân cư, còn sâu hại phân bố chủ yếu trong ruộng lúa.

Bảng 3.18. Biến động mật độ Cóc nhà và sâu hại trên đồng ruộng KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa đông xuân 2013

GĐPTCL Thành phần Đẻ nhánh Đứng cái Làm đòng- trổ Ngậm sữa - chắc xanh Chín Cả vụ Cóc nhà 0,013 0,012 0,008 0,018 0,016 0,013 Châu chấu 2,250 2,340 1,180 2,200 2,000 1,990 Sâu cuốn lá nhỏ 0,350 0,920 0,580 0,240 0 0,420 Thời gian 6/1- 27/1 2/2- 2/3 9/3- 30/3 6/4- 4/5 11/5- 18/5 6/1- 18/5

Biểu đồ 3.5: Biến động mật Cóc nhà và sâu hại trên đồng ruộng KVNC

theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ đông xuân 2013

- Vụ hè thu

Kết quả nghiên cứu sự tương quan số lượng giữa Cóc nhà và sâu hại ở vụ đông xuân 2013 thể hiện ở bảng 3.19; biểu đồ 3.16. Mật độ Cóc nhà trong các vụ lúa có sự biến động. Đỉnh cao là 0,030 cá thể/m2 vào ngày 20/07/2013 khi nhiệt độ không khí 29,60C và độ ẩm 91%, tiếp đó là 0,020 cá thể/m2 vào ngày 22/06/2013 khi nhiệt độ không khí 31,40C và độ ẩm 88%. Trong các vụ lúa mật độ Cóc nhà rất thấp. Mật độ Cóc nhà, Châu chấu và Sâu cuốn lá nhỏ có sự biến động khác nhau.

Trong cả vụ hè thu 2013, mật độ Cóc nhà có biến động mật độ khác hơn so với vụ đông xuân, có thể do yếu tố môi trường và thức ăn thay đổi.

Mật độ Cóc nhà có sự biến động không đáng kể ở các giai đoạn trong vụ lúa, giai đoạn lúa đẻ nhánh mật độ trung bình 0,009 cá thể/m2; giai đoạn làm đòng - trổ đạt mật độ cao nhất 0,16 cá thể/m2; trung bình cả vụ 0,011 cá thể/m2. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh mật độ dao động 0,007- 0,010 cá thể/m2; giai

đoạn lúa đứng cái 0,002 - 0,020 cá thể/m2; giai đoạn làm đòng - trổ 0.000 đến 0.03 cá thể/m2. Đỉnh cao là 0,030 cá thể/m2 vào ngày 20/07/2013.

Mật độ Cóc nhà và mật độ sâu hại có sự tương quan về mật độ ở các giai đoạn phát triển cây lúa, tuy nhiên qua số liệu Cóc nhà chưa thể hiện nổi bật được vai trò thiên địch. Theo chúng tôi do Cóc nhà có khu vực phân bố chủ yếu ở ven khu dân cư khác với sinh cảnh của sâu hại trên ruộng lúa.

Theo chúng tôi, qua các giai đoạn phát triển của cây lúa, quan hệ giữa Cóc nhà và Châu chấu, Sâu cuốn lá nhỏ, thể hiện về số lượng tương đồng chứ không phản ánh mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi của chúng. Nguyên nhân là vùng phân bố của Cóc nhà không trùng với sinh cảnh của Châu chấu, Sâu cuốn lá. Cóc nhà thường phân bố ở khu vực ven khu dân cư, còn Châu chấu và Sâu cuốn lá tập trung ở khu vực ruộng lúa.

Bảng 3.19. Biến động mật độ Cóc nhà và sâu hại trên đồng ruộng KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ hè thu 2013

GĐPTCL Thành phần Đẻ nhánh Đứng cái Làm đòng- trổ Ngậm sữa - chắc xanh Chín Cả vụ Cóc nhà 0,009 0,010 0,016 0,008 0,005 0,010 Châu chấu 1,430 2,300 2,000 1,900 1,650 1,856 Cuốn lá nhỏ 0,270 1,050 0,600 0,200 0 0,424 Thời gian 25/5- 8/6 15/6- 29/6 6/7- 20/7 27/7- 10/8 17/8- 25/8 25/1- 25/8

Biểu đồ 3.6. Biến động mật Cóc nhà và sâu hại trên đồng ruộng KVNC

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. KẾT LUẬN:

1. Trªn sinh quÇn n«ng nghiÖp ë khu vực Xuân lâm - Thanh Chương - Nghệ An, hiÖn biÕt cã 8 loµi lưỡng cư thuéc 6 hä vµ 1 bé. Trong đó ghi nhận ở bờ cỏ có 6 loài (chiếm 75%), hang hốc 3 loài (chiếm 37,5%) và trên cây 2 loài (chiếm 25%).

2. Ở khu vực nghiên cứu, số loài và mật độ lưỡng cư gặp cao nhất ở vi sinh cảnh ven khu dân cư (8 loài, mật độ 0,062 cá thể/m2), tiếp theo là bờ ruộng (7 loài, mật độ 0,051 cá thể/m2), bờ mương đất (5 loài, mật độ 0,024 cá thể/m2), thấp nhất là bờ mương bê tông ((5 loài, mật độ 0,008 cá thể/m2).

3. Ở cả 2 quần thể Ngóe và Cóc nhà, tỉ lệ cá thể cái đều cao hơn cá thể đực. Thành phần tuổi tập trung nhiều ở giai đoạn trưởng thành, đã phân biệt giới tính. Cụ thể ở Ngóe: cá thể chưa phân biệt giới tính: 8,23%; cá thể phân biệt giới tính 91,77% (trong đó cá thể cái 65,57%; cá thể đực 34,43%); Cóc nhà: cá thể chưa phân biệt giới tính 10,67%; cá thể phân biệt giới tính 89,33% (trong đó cá thể cái 69,23; cá thể đực 30,77%).

4. Trong thành phần thức ăn của các loài lưỡng cư nghiên cứu, bắt gặp 14 bộ thuộc động vật không xương sống và 2 bộ thuộc động vật có xương sống. Trong đó Ngóe và Cóc nhà có thành phần thức ăn đa dạng nhất.

5. Mật độ một số lưỡng cư và sâu hại chính trên đồng ruộng có sự biến động qua các giai đoạn phát triển của cây lúa. Mật độ Ngóe, Châu chấu và Sâu cuốn lá nhỏ tập trung cao nhất ở giai đoạn lúa đứng cái: ở vụ đông xuân: Ngóe 0,034 cá thể/m2, Châu chấu 2,340 cá thể/m2, Sâu cuốn lá nhỏ 0,920 cá thể/m2; vụ hè thu: Ngóe 0,036 cá thể/m2, Châu chấu 2,300 cá thể/m2, Sâu cuốn lá nhỏ 1,050 cá thể/m2.

Ngóe có vai trò thiên địch quan trọng đối với việc tiêu diệt Châu chấu ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa.

Đây là cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu hại ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cây lúa.

II. ĐỀ XUẤT

1. Tiếp tục nghiên cứu về sự đa dạng thành phần loài cũng như vai trò thiên địch của lưỡng cư trên đồng ruộng tại các sinh cảnh lân cận khu vực Xuân Lâm - Thanh Chương - Nghệ An.

2. Cần tiếp tục nghiên cứu mô hình để phát triển, phục hồi và khai thác hợp lí các loài lưỡng cư phục vụ nhu cầu thực phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Cao Tiến Trung, Văn Thị Vân Anh, 2013. Mật độ, thành phần tuổi, tỷ lệ

giới tính và thức ăn của một số loài lưỡng cư trên đồng ruộng huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học Trường đại học Vinh. Tập 42, số

3A (đã nhận đăng)

Tµi liÖu tham kh¶o

1. Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tùng, 2000. Khu hệ bò sát ếch

nhái, bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng). Tạp chí Sinh học tập 22 số

1B 3 – 2000: 30 – 33.

2. Phạm Văn Anh, Lê Nguyên Ngật, 2012. Dẫn liệu về thành phần thức ăn của một số loài lưỡng cư ở KTTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo

khoa học Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ hai,

Nghệ An. Nhà xuất bản Đại học Vinh: 30- 37.

3. Ngô Đắc Chứng, 1995. Bước đầu nghiên cứu thành phần loài ếch nhái,

bò sát ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Tuyển tập công trình nghiên cứu hội

thảo ĐDSH Bắc Trường Sơn (lần thứ I). NXB KHKT Hà Nội. 86 – 99.

4. Cục BVTV, 1986. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng. NXB Nông nghiệp: 1 – 140.

5. Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2013. Số liệu khí hậu thủy văn tỉnh Nghệ An năm 2012, 2013.

6. Nguyễn Văn Hạ, 1990. Kết quả điều tra sâu bệnh hại lúa ở miền Trung

Việt Nam từ năm 1984 – 1988. Tạp chí BVTV Tập 1: 26 – 28.

7. Nguyễn Thị Thanh Hà, 2004. Góp phần nghiên cứu đa dạng sinh học ếch

nhái, bò sát khu vực đồng ruộng Hà Huy Tập – Vinh – Nghệ An. Luận văn

Thạc sỹ Sinh học. Trường Đại học Vinh, 67tr.

8. Nguyễn Xuân Hương, 2007. Thành phần loài và đặc điểm sinh học, sinh

thái của ếch nhái, bò sát trên đồng ruộng Sầm Sơn – Thanh Hoá. Luận

văn Thạc sỹ Sinh học. Trường Đại học Vinh, 84tr.

9. Nguyễn Thị Hường, 2005. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái quần

thể Ngéo limnonectis limnnocharis (Boie, 1834) trên hệ sinh thái Đông Sơn- Thanh Hoá. Luận văn Thạc sỹ Sinh học. Trường Đại học Vinh,

67tr.

10. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1981. Kết quả điều tra cơ

cơ bản của động vật miền Bắc Việt Nam”). NXB KHKT Hà Nội: 365 –

427.

11. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thắng, 1977. Đời sống ếch nhái. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 137 tr. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1985. Báo cáo điều tra thống

kê khu hệ bò sát ếch nhái Việt Nam, 44 tr.

13. Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Thị Bích Mẫu, Cao Tiến Trung, 2002. Bước đầu nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát và mật độ

của chúng ở đồng ruộng và khu dân cư của Thành phố Vinh và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Sinh học, tập 24 số 2A: 75 – 79.

14. Phạm Văn Lầm, 1992. Danh lục thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội.

15. Chu Văn Mẫn, 2003. Ứng dụng tin học trong Sinh học. NXB Đại học quốc gia.

16. Nguyễn Thị Bích Mẫu, 2002. Góp phần nghiên cứu đa dạng sinh học ếch

nhái, bò sát thiên địch trên hệ sinh thái đồng ruộng ở Quỳnh Lưu - Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ Sinh học, 85 tr.

17. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, 2000. Kết quả khảo sát khu hệ ếch

nhái, bò sát ở khu đồi rừng Đặng Tạ, Ngọc Nhị (Cẩm Lĩnh - Ba Vì - Hà Tây) thông báo khoa học số 4, trường ĐHSP Hà Nội: 97 – 100.

18. Hoàng Xuân Quang, 1993. Góp phần điều tra nghiên cứu ếch nhái, bò sát

các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển). Luận án PTS Sinh học, Hà Nội

207tr.

19. Hoàng Xuân Quang, 1998. Tài liệu thực tập ếch nhái, bò sát. Đại học Vinh, 49tr.

20. Hoàng Xuân Quang, Trần Ngọc Lân, Cao Tiến Trung, Nguyễn Thị Thanh và cộng sự, 2002. Nghiên cứu cơ sở phục hồi và phát triển một số động

vật thiên địch, nhóm bò sát lưỡng cư ở hệ sinh thái đồng ruộng Nghệ An và Hà Tĩnh. Đề tài cấp Bộ mã số B14 - 2001.

21. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser Johns, Cao Tiến Trung và cộng sự, 2008. Ếch nhái, bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. NXB nông nghiệp, 128 tr.

22. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng, 2012. Ếch

nhái, bò sát ở vườn quốc gia Bạch mã. NXB nông nghiệp. 220tr.

23. Phạm Bình Quyền, 1993. Đời sống côn trùng. NXB KHKT.

24. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1996. Danh mục ếch nhái bò sát Việt

Nam, NXB KHKT Hà nội. 264 tr.

25. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quang Trường, Nguyễn Trường Sơn, 2000.

Kết quả bước đầu khảo sát khu hệ bò sát ếch nhái khu núi Yên Tử. Tạp

chí sinh học, 22 (1B): 11-14.

26. Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang, 2002. Khu hệ bò sát ếch nhái

vườn quốc gia Bến En - Thanh Hoá. Tạp chí sinh học, Hà Nội, 22(1B):15-

23.

27. Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Nguyễn Thị Lương, 2012: Vùng phân bố mới của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực Bắc Trung Bộ. Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát

ở Việt Nam lần thứ hai, Nghệ An. Nhà xuất bản Đại học Vinh: 238- 243. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28. Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung, Ông Vĩnh An, Hoàng Xuân Quang và cộng sự, 2012. Đa dạng thành phần loài ếch nhái, bò sát ở khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về lưỡng

cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ hai, Nghệ An. Nhà xuất bản Đại học

Vinh: 245- 254.

29. Nguyễn Tất Thắng, Nguyễn Thị Hiền, 1995. Các biểu đồ khí hậu Việt

Nam.

30. Trần Huy Thọ và CTV, 1991. Một số kết quả của các công trình nghiên

cứu về sâu hại lúa 1986 - 1990. Tạp chí BVTV (1): 2 - 9.

31. Đào Văn Tiến, 1977. Về định loại ếch nhái Việt Nam. Tạp chí sinh vật - địa học XV (2): 33 – 40

32. Cao Tiến Trung, Dương Thị Trang, Lê Thị Thu, 2012. Đặc điểm dinh dưỡng và mối quan hệ với sâu hại của các loài lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng xã Triêu dương, Tĩnh Gia, Thanh Hóa vụ đông 2011. Báo cáo

khoa học Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ hai,

Nghệ An. Nhà xuất bản Đại học Vinh: 274-278

33. Nguyễn Văn Viên, 1992. Kết quả nghiên cứu sâu đục thân hại lúa hai

chấm và biện pháp phòng trừ. Tạp chí BVTV số 46: 23 - 27.

Tiếng nước ngoài:

34. Bourret R.,1942. Les Batriciens de l’Indochine, Gouv. Gén. Indoch., Hanoi, pp.263- 265.

35. Burham K. Anderson. P. and Jeffey L.1998. Estimation of density from

line transect sampling of biological population, Wildlife monopraphs,

198 pp.

36. Er Mizhao, K. Adler, 1993. Herpetology of China, “Publishes by Society

for the study of Amphibians and Reptilies, Coooperation with Chinese

Society for study of Amphibians and Reptilies, 522pp.

37. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc & Nguyen Quang Truong, 2009.

PHỤ LỤC I. HÌNH ẢNH MỘT SỐ LƯỠNG CƯ Ở THANH CHƯƠNG – NGHỆ AN

Hình 3.1. Ếch cây mép trắng Polypedates Hình 3.1. Ngóe Fejervarya limnocharis leucomystax

Hình 3.6. Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus Hình 3.6. Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus

(Mặt lưng) (Mặt bụng)

Hình 3.6. Chi sau Ếch đồng Hình 3.6. Chi sau Ếch đồng

Hình 3.6. Chi trước Ếch đồng Hình 3.6. Chi trước Ếch đồng

Hoplobatrachus rugulosus Hoplobatrachus rugulosus

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.5.Chẫu chuộc Hylarana guentheri Hình 3.5.Chẫu chuộc Hylarana guentheri

( Mặt lưng) ( Mặt lưng)

Hình 3.5. Chi sau Chẫu chuộc Hình 3.5. Chi trước Chẫu chuộc

Hylarana guentheri Hylarana guentheri

Hình 3.4.Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus Hình 3.4.Cóc nhà Duttaphrynus (Mặt lưng) melanostictus (Mặt lưng)

Hình 3.4.Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus Hình 3.4.Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus

(Cá thể đực) (Cá thể cái)

Hình 3.4. Mặt bên đầu Cóc nhà Hình 3.4. Mặt trên đầu Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus Duttaphrynus melanostictus

Hình 3.3.Ngóe Fejervarya limnocharis Hình 3.3.Ngóe Fejervarya limnocharis (có sọc) (không sọc)

Hình 3.3.Ngóe Fejervarya limnocharis Hình 3.3.Ngóe Fejervarya limnocharis (con đực) (con cái)

Hình 3.3. Chi sau Ngóe Hình 3.3. Chi trước Ngóe

Fejervarya Limnocharis Fejervarya limnocharis

PHỤ LỤC II. CÁC VI SINH CẢNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.7. Bờ ruộng Hình 3.8. Bờ mương đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lưỡng cư thiên địch trên hệ sinh thái đồng ruộng khu vực Xuân Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An (Trang 54)