Đặc điểm hình thái các quần thể lưỡng cư trên đồng ruộng KVNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lưỡng cư thiên địch trên hệ sinh thái đồng ruộng khu vực Xuân Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An (Trang 30)

3.2.1. Đặc điểm hình thái quần thể Ngóe ở đồng ruộng KVNC

Tên Việt Nam: Ngóe.

Tên khoa học: Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829).

Kết quả phân tích các đặc điểm hình thái của quần thể Ngóe ở đồng ruộng khu vực Xuân Lâm - Thanh Chương - Nghệ An được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái quần thể Ngóe Fejervarya limnocharis

(n = 157) ở KVNC

TT Tính trạng Max Min X SD mx

1 Dài thân (SVL.) 62,8 23,7 42,7 7,58 0,60

2 Dài đầu (HL) 31,5 10,2 18,2 3,50 0,28

3 Rộng đầu (HW) 26,1 6,9 14,4 3,15 0,25

5 K/c trước mắt đến mũi (EN) 6,9 1,2 3,7 0,80 0,06 6 Dài mắt (EL) 8,7 3,1 5,5 1,01 0,08 7 K/c từ mũi đến mút mõm (SN) 9,9 1,6 3,0 0,89 0,07 8 Dài màng nhĩ (TYD) 5,6 1,5 3,0 0,63 0,05 9 K/c từ màng nhĩ đến sau mắt(TYE) 3,2 0,5 1,9 0,45 0,04 10 K/c nhỏ nhất giữa 2 mí mắt (IUE) 9,6 1,1 2,5 0,75 0,06 11 Rộng mí mắt trên (PalW) 5,7 1,9 3,3 0,69 0,06

12 Dài bàn tay (HAL) 26,0 5,9 9,5 2,05 0,16

13 Dài ngón III chi trước (TFL) 8,4 3,0 4,7 0,93 0,07

14 Dài đùi (FL.) 32,3 11,6 19,2 3,71 0,03

15 Dài ống chân (TL.) 31,3 2,0 22,1 3,83 0,31

16 Rộng ống chân (TW.) 12,4 3,0 6,7 1,88 0,15

17 Dài bàn chân (FOL) 31,5 8,3 21,4 3,82 0,31

18 Dài ngón IV chi sau (FTL) 21,0 3,4 12,8 2,47 0,20 19 Dài củ bàn trong (IMT) 3,5 0,5 2,0 0,51 0,04

Khi tiến hành nghiên cứu 19 tính trạng ở quần thể Ngóe ở khu vực Xuân Lâm - Thanh Chương cho thấy các tính trạng có biên độ dao động từ 0,03 đến 0,60.

Trong các tính trạng nghiên cứu ở quần thể Ngóe thì tính trạng dài thân có biên độ dao động rộng nhất (mx = 0,60), tiếp đến là tính trạng dài ống chân và dài bàn chân (mx = 0,31), dài đầu (mx = 0,28), rộng đầu (mx = 0,25), dài bàn tay (mx = 0,16), rộng ống chân (mx = 0,15), những tính trạng còn lại đều có biên độ dao động thấp, thấp nhất là dài đùi (mx = 0,03). Những tính trạng có biên độ dao động hẹp chứng tỏ chúng ít bị ảnh hưởng của môi trường và lứa tuổi.

So sánh với tác giả Nguyễn Xuân Hương, (2007) [8] thì kết quả nghiên cứu các tính trạng ở khu vực Xuân Lâm - Thanh Chương có biên độ dao động rộng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lưỡng cư thiên địch trên hệ sinh thái đồng ruộng khu vực Xuân Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w