Dạy học GQVĐ trong bài học bài tập vật lý

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề chương Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 chương trình chuẩn (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.3. Dạy học GQVĐ trong bài học bài tập vật lý

Theo Razumôpxki, bài tập vấn đề hay bài tập sáng tạo là bài tập mà angôrit giải của nó là mới đối với HS. Thực chất của bài tập vấn đề là ở chỗ cái mới xuất hiện chính trong tiến trình giải. Trong bài tập vấn đề các yêu cầu của bài tập sẽ được giải quyết trên cơ sở những kiến thức về định luật vật lý nhưng

trong đó không cho một cách tường minh hiện tượng nào, định luật vật lý nào cần được sử dụng để giải. Trong đề bài không có các dữ kiện mà chỉ có những gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp ý tưởng giải, đó là lý do làm cho bài tập trở thành bài tập sáng tạo tức là biến nó thành vấn đề. Đề bài có thể cho những dữ liệu không đầy đủ hoặc một vài dữ liệu không cần thiết cho bài toán. Tương tự trong khoa học có hai dạng sáng tạo khác nhau là phát minh và sáng chế; trong dạy học, bài tập sáng tạo về vật lý có thể chia thành hai dạng: nghiên cứu (yêu cầu trả lời câu hỏi tại sao) và thiết kế (yêu cầu trả lời câu hỏi làm như thế nào). Bài tập vấn đề có thể là bài tập định tính, định lượng hoặc bài tập thí nghiệm, hoặc một số nhiệm vụ nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, và một số bài tập lớn trong thực tiễn nghiên cứu vật lý.

Dạy học GQVĐ có mục đích khắc phục tính tái hiện về tư duy của dạy học truyền thống, tăng cường tính sáng tạo của tư duy, đặt HS vào vị trí nhà vật lý học, bằng hoạt động học tập tiếp cận với phương pháp khoa học GQVĐ. Vì vậy trong việc dạy học bài tập vật lý cần sử dụng các bài tập vấn đề.

Bài tập vấn đề thực sự được HS giải sau khi đã nắm vững tài liệu học của các đề tài và có được những kỹ năng cần thiết về vận dụng kiến thức nhờ các bài tập luyện tập. Vì vậy bài tập vấn đề được sử dụng ở giai đoạn sau của việc nghiên cứu tài liệu. Tuy vậy bài tập vấn đề cũng có thể được dùng để nêu vấn đề nghiên cứu nhằm kích thích HS hứng thú đối với đề tài. Còn việc giải bài tập đó sẽ được quay trở lại sau khi HS đã có những kiến thức đủ cần thiết. Các bài tập có vấn đề có thể được sử dụng ở các tình huống khác nhau để nghiên cứu tài liệu mới, nhưng ý nghĩa cơ bản của bài tập nêu vấn đề là phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS trong quá trình HS tự lực giải các bài tập đó. Bởi vậy ưu việt hơn là sử dụng bài tập vấn đề trong giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu đề tài nào đó (giai đoạn ôn tập, tổng kết hệ thống hoá kiến thức).

Kết luận chương 1

DHGQVĐ là một hướng dạy học nhằm hiện thực hóa chiến lược dạy học tập trung vào người học; kích thích hứng thú, nhu cầu, niềm tin nhận thức, phát huy tính tích cực tư duy sáng tạo của HS và bồi dưỡng cho HS phương thức và năng lực GQVĐ – năng lực đặc biệt cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại.

DHGQVĐ có nội dung là: “Trong quá trình HS giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề và bài toán có vấn đề trong một hệ thống nhất định thì diễn ra sự lĩnh hội sáng tạo các tri thức và kỹ năng, sự nắm kinh nghiệm hoạt động sáng tạo mà xã hội tích lũy được, sự hình thành nhân cách có tính tích cực của người công dân, có trình độ phát triển cao và có ý thức tự giác của xã hội”.

Trong chương một đã trình bài những cơ sở khoa học của đề tài: một số quan điểm của DHGQVĐ phương pháp vận dụng DHGQVĐ trong bài học xây dựng kiến thức mới.

Tuy nhiên để sử dụng DHGQVĐ đạt hiệu quả cao thì cần kết hợp tốt các thiết bị dạy học, vận dụng linh hoạt các kiểu tình huống có vấn đề, lựa chọn đối tượng phù hợp các mức độ. Có những bài học cần có sự kết hợp cả ba mức độ, kết hợp các tình huống với nhau thì hiệu quả mới cao.

Từ đó, yêu cầu đối với người GV là không những nắm vững tri thức khoa học bộ môn mà còn phải am hiểu lịch sử phát triển của khoa học mà mình giảng dạy, phải am hiểu sâu sắc phương pháp luận nhận thức khoa học, phương pháp GQVĐ. GV còn phải có được kỹ năng dạy học linh hoạt sáng tạo, nghệ thuật kể chuyện nêu vấn đề, nghệ thuật hướng dẫn học sinh GQVĐ.

Như vậy, dạy học GQVĐ đặt ra hàng loạt yêu cầu mới đối với GV không những là về trình độ trí tuệ của GV, mà cả về đạo đức, cụ thể là không cho phép có một biểu hiện nhỏ nào về thái độ khinh thường, không tôn trọng ý kiến và nhân cách HS, phải nâng cao lòng tin về khả năng GQVĐ của học sinh.

Vận dụng các kết quả nghiên cứu chương một, trong chương hai tôi sẽ đề xuất tiến trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 chương trình chuẩn theo hướng dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh.

CHƯƠNG 2

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TỰ LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG

CÁC MÔI TRƯỜNG” VẬT LÝ 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề chương Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 chương trình chuẩn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w