x) Cấu trúc gia đình:
DT CHUNG PHÒNG Ở HIÊN SẢNH
CHUNG PHÒNG Ở HIÊNSẢNH BẾP KHO XÍ TẮM NHÀ CẦU NHÀ PHỤ CHĂN NUÔI NGỦ SH 2 4-5 36-38 10x1 14-16 7,5-9,5 9,5-10,5 3,5 8-12 3 6-7 48-50 (8-10)x2 16 7,5-9,5 10,5 3,5 12
Như vậy, diện tích của các loại căn hộ như sau: - Lọai I : 36-38 m2 diện tích ở +20 m2 khu phụ - Loại II: 48-50 m2 diện tích ở + 22,5 m2 khu phụ. 2.2.2.2. Phong tục tập quán – Đời sống tín ngưỡng
• Tập quán trong cư trú:
- Đặc điểm hòa đồng với thiên nhiên:
Để thích nghi với điều kiện môi trường và khí hậu, nhà ở nông thôn thường xây dựng theo kinh nghiệm dàn trải, thấp và bám sát xuống mặt đất để chống gió và bão lụt. Nhà ở thông thoáng, nhẹ nhàng, cửa sổ thấp, nhỏ và dài để đón gió mát và hạn chế bức xạ mặt trời chiếu vào nhà, mái dốc đua ra xa để chống mưa hắt. Đan xen vào không gian ở là sân phơi, vườn cây, thảm rau xanh để tận dụng bóng mát, cải thiện vi khí hậu và tạo cảnh quan đẹp. Các kiến trúc phân tán, hòa nhập với cây xanh, được cây xanh bao bọc và che chở. Đặc biệt, kiến trúc nhà ở truyền thống không đi vào khai thác sự tương phản của 2 bộ phận kiến trúc mà quan tâm đến tỉ lệ và sự hài hòa với môi trường.
- Đặc điểm đề cao lối sống văn hóa cộng đồng làng xã:
Do đời sống nông nghiệp phụ thuộc và thiên nhiên nên người dân nông thôn phải sống dựa vào nhau, tập hợp thành sức mạnh để đương đầu với thiên nhiên. Do đó, nét đặc trưng của làng xã nước ta là một tổ chức mang tính cộng đồng rất cao.
ĐBBB có tập quán tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng tại nhà. Đó là các hoạt động: hiếu hỉ, giỗ chạp, cúng tế. Mỗi lần như vậy, số lượng người tập trung rất lớn mà không gian trong nhà không thể đáp ứng được. Yêu cầu có không gian lớn nhưng phaỉ gắn liền với nhà chính đã sinh ra giải pháp sử dụng các không gian thoáng ngoài sân, ngoài hiên kết hợp với không gian trong nhà. Các cửa đi ở 3 gian được tháo ra, không gian trong nhà được mở thoáng, nhập vào không gian hiên và tràn xuống sân. Đây là hình thức không gian mở trong nhà ở nông thôn truyền thống.
Hình 2. . Chuyển hóa không gian
Do đó, diện tích sân, vườn v.v..nhà ở nông thôn truyền thống trước kia thường lớn. Tuy nhiên, kinh tế xã hội phát triển, các vấn đề về cơ cấu, dân số hay với sự ra đời của các trung tâm công cộng, các hoạt động văn hóa như tổ chức cưới hỏi…chuyển dần sang các nhà văn hóa, hội trường, đã làm thu hẹp không gian mở trong nhà ở nông thôn hiện nay. Đây cũng là một trong những yếu tố cần cân nhắc trong cách tổ chức không gian cho nhà ở NTM.
•Đời sống tín ngưỡng:
Văn hóa tín ngưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nói chung và nhà ở nói riêng. Trong đó, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt NamÝ thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người. Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Giá trị văn hóa tinh thần đó được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức không gian từ ngôi nhà ở truyền thống. Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường có bahoặc năm gian trong đó gian giữa được coi là quan trọng nhất, là trung tâm của ngôi nhà. Những việc quan trọng như: thờ phụng, tiếp khách,
sinh hoạt… đều diễn ra ở gian này. Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên nên bàn thờ thường được lập ở chính giữa gian giữa ngôi nhà. Thêm vào đó, người Việt có quan niệm “đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, nên gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Cho đến ngày nay, xã hội phát triển, kiến trúc nhà ở đã có nhiều biến đổi cho phù hợp với lối sống mới, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được gìn giữ và là không gian quan trọng trong mỗi ngôi nhà ở người Việt.
2.2.3. Yếu tố kỹ thuật
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng -Vật liệu và công nghệ xây dựng •Cơ sở hạ tầng:
Trong phong trào xây dựng NTM, cùng với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh [ ], việc xây dựng cơ sở hạ tầng là bước căn bản, đánh giá tầm nhìn và là cách để NTM tiếp cận với xu hướng bền vững. Nhà ở nông thôn , cụ thể nhà ở thuần nông hiện nay đang đối mặt với những bất cập về môi trường sống và không gian sản xuất; hoạt động sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ. Tất cả là do cơ sở hạ tầng chưa giải quyết được nhu cầu thực tế. Rõ ràng, cơ sở hạ tầng chưa hướng tới mô hình chuyên canh sảnh xuất thì không thể nâng mức số lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp để tạo thành hàng hóa. Thực hiện xây dựng NTM hiện nay cùng với chủ trương Dồn điền, đổi thửa đang là những động thái tích cực đầu tiên trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho NTM, đồng bộ hóa, thuận lợi cho canh tác kiểu cơ giới hóa và đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, khẳng định vai trò quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong sự hướng tới xu hướng bền vững cho nông thôn nói chung.
Qua thời gian, diện mạo của nông thôn Việt Nam đã có nhiều nét thay đổi được đánh giá là tích cực hơn trước. Vật liệu xây dựng qua từng thời kỳ có những bước đổi mới phát triển và đóng góp ngày càng nhiều hơn vào trong đời sống của kiến trúc nhà ở vùng nông thôn. Trước kia, người nông dân xây nhà thường tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở địa phương như rơm trộn bùn là vật liệu làm tường, rơm rạ làm vật liệu lợp mái; đá, đá ong hay ngói vỡ được tận dụng làm vật liệu tường rào bao che hay những tấm phên, liếp - là những tấm mỏng bằng tre nứa, được dùng để che chắn tạo nên một sắc thái riêng rất đặc trưng của vùng ĐBBB.
Hình 2. . Tường kết bằng gạch, ngói vỡ
Hình 2. . Nhà làm từ vật liệu địa phương
Hình 2. . Cổng thôn, xóm làm từ gạch, đá
Hình 2. . Tường kết bằng gạch, ngói vỡ
Ngày nay, những vật liệu địa phương sẵn có, một mặt được áp dụng đơn giản, tiện ích, mặt khác, được người dân đưa vào công trình dân sinh tinh tế và có tính toán kỹ càng hơn. Ví dụ: liệu gỗ, gạch đỏ, ngói hay đá ong vào trong xây dựng và trang trí v.v… Bên cạnh việc sử dụng những vật liệu bê tông, xi măng , cốt thép v.v…vững chắc là điều tất yếu trong giai đoạn phát