Cần nghiên cứu cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp kiến trúc thích hợp cho loại hình nhà ở NTM trong các làng thuần nông vùng ĐBBB

Một phần của tài liệu Nhà ở nông thôn mới trong các làng thuần nông vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 33)

hợp cho loại hình nhà ở NTM trong các làng thuần nông vùng ĐBBB cho phù hợp với chiến lược phát triển NTM, bảo tồn và phát huy được truyền thống và cảnh quan làng xã vùng ĐBBB.

CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC KHÔNGGIAN NHÀ Ở NÔNG THÔN MỚI TRONG CÁC LÀNG THUẦN GIAN NHÀ Ở NÔNG THÔN MỚI TRONG CÁC LÀNG THUẦN

NÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

2.1. Vai trò của việc tổ chức không gian nhà ở trong chiến lược xây dựngnông thôn mới vùng đồng bằng Bắc bộ nông thôn mới vùng đồng bằng Bắc bộ

Trong xu thế phát triển hiện nay, Đảng và Nhà nước đã nhận định đúng đắn về phát triển một nước công nghiệp hiện đại sẽ không tồn tại nếu nền nồng nghiệp, phương thức sản xuất ở nông thôn còn lạc hậu, đời sống người nông dân còn nhiều yếu kém. Chính vì vậy trong Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05-08- 2008 về Tam nông với mục tiêu tổng quát như sau: “…Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ…” (xem phụ lục 1). Thông qua Nghị quyết trên, cùng với Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM do Thủ tướng Chính phủ ban hành, lần đầu tiên vấn đề xây dựng NTM được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc nhất, đáp ứng được monh muốn của nhân dân và yêu cầu của chiến lược xây dựng đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Cụ thể NTM là gì và nội dung, chức năng chính NTM của Việt nam như sau. Theo như Điều 1 trong những quy định tại Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT, ngày 21-08-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành

phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. Qua đó, NTM trước hết phải là nông thôn theo đúng quy định trên

và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, đồng thời phải là :làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Đời sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ”. Với chức năng chính là

sản xuất nông nghiệp, NTM phải là nơi tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc cùng với việc đảm bảo cho môi trường sinh thái hài hòa.

Nông thôn muốn trở thành NTM phải đạt chuẩn là xã đạt đủ 19 tiêu chí theo Quyết định 49 (xem phụ lục 2), tiêu chí được chia thành 5 nhóm cụ thể:

- Tiêu chí về quy hoạch

- Hạ tầng kinh tế - xã hội

- Kinh tế và tổ chức sản xuất

- Văn hóa – xã hội – môi trường

- Hệ thống chính trị

* 19 tiêu chí để xây dựng mô hình NTM (xem phụ lục 3) bao gồm: Quy

hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội. Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để

được công nhận đạt xã NTM. Theo đó thì hầu hết các xã thuộc các tỉnh vùng ĐBBB chưa đạt quy chuẩn các tiêu chí đề ra. Trong khi đó, để được công nhận là huyện NTM, phải có 75% số xã trong huyện đạt NTM và nếu Tỉnh có 80% số huyện đạt NTM thì Tỉnh sẽ đạt tỉnh NTM. Vì vậy, để góp phần cho

chiến lược xây dựng NTM cho các tỉnh thuộc vùng ĐBBB, trong giai đoạn tới cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương phối hợp cùng cộng đồng dân cư ở đây tiếp tục cải tạo, phát triển, xây dựng nhà ở nông thôn đạt chuẩn NTM.

Tiêu chí nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ xây dựng [Nguồn QCVN – 01/2008]: 1. Diện tích nhà tùy theo từng vùng nhưng không nhỏ hơn 25m2/người 2. Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên.

3. Đảm bảo qui hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn viên (gồm nhà ở và các công trình đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh...) phải đảm bảo phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi thành viên trong gia đình; đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích sử dụng.

4. Có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường...Giao thông đi lại từ chỗ ở phải kết nối với hệ thống giao thông chung của xóm, ấp, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại cho người cũng như các phương tiện khác như xe thô sơ, xe máy...

5. Kiến trúc, mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống truyền thống của địa phương.

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian nhà ở nông

thôn mới

2.2.1. Yếu tố tự nhiên:

2.2.1.1. Vị trí địa lý:

Vùng đồng bằng Bắc bộ (ĐBBB) nằm trong hình tam giác kéo dài từ đỉnh là thành phố Việt Trì đến cảng thành phố Hạ Long ở phía cực Bắc cho đến điểm cực Nam là tỉnh Ninh Bình. Bao gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Vĩnh

Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

Hình 1.1. Vị trí địa lý vùng đồng bằng Bắc bộ (Đồng bằng sông Hồng) [Nguồn Internet]

Đồng bằng Bắc bộ là nơi có nền văn hóa lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Vùng ĐBBB hay còn gọi là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được hình thành do phù sa bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đó là một vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, nơi chủ yếu là người Việt sinh sống, tạo thành các làng, xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về điều kiện tự nhiên, khu vực vùng ĐBBB là nơi có diện tích đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng, khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Địa chất nói chung là

ổn định, dân cư cư trú lâu đời, thuận lợi cho việc phát triển xây dựng nói chung.

2.2.1.2. Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu vùng ĐBBB rất phong phú và đa dạng với 4 mùa: xuân, hạ, thu , đông. Theo phân vùng khí hậu xây dựng tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4088-85, khu vưc ĐBBB nằm trong vùng khí hậu A3.

Vùng này có các đặc điểm như sau:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. - Cơ bản khí hậu phân ra làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3.

Nhiệt độ có lúc xuống tới 50C, trời âm u, nhiều sương mufvaof buổi chiều và buổi sáng, kèm theo là cái lạnh đặc trưng buốt tận xương tủy. Bên cạnh đó, độ ẩm không khí tương đối cao, trung binhg 80%, có lúc tới 85%-90%, thường tạo nên hiện tượng nồm khi có gió Nam. Vào mùa này, liên tiếp có gió mùa Đông Bắc thổi theo đợt đem theo cái lạnh và mưa phùn.

+ Mùa nòng: từ tháng 5 đến tháng 9.

Vào mùa này, nhiệt độ trung bình ~400C, biên độ dao động trong ngày rất lớn, trên 100C. Do độ ẩm cao nên không khí rất oi bức, ngột ngạt do mồ hôi không bài tiết ra được. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có gió Nam thổi về, đồng thời mưa nhiều cũng góp phần làm cho không khí mát mẻ.

Lượng mưa trung bình mùa này khoảng 1500mm. Mưa nhiều, kéo theo bão thường gây ra lũ lụt trong vùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, đặc biệt khu vực ven sông.

Các yếu tố khí hậu gồm có: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, chế độ mưa, chế độ gió.

Một phần của tài liệu Nhà ở nông thôn mới trong các làng thuần nông vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 33)