Những khác biệt trong từng bài

Một phần của tài liệu Những đổi mới về nội dung phần VII sinh thái học sinh học 12 ban khoa học cơ bản (Trang 27)

II. Phân tích nội dung

3. Những điểm mới trong phần VI I Sinh thái học Sinh học12

3.2. Những khác biệt trong từng bài

Bài 35 : Môi trờng và các nhân tố sinh thái

1. Cấu trúc

Trong SGK Sinh học 11(cũ) và SGK Sinh học 12 (mới) đều là bài mở đầu của ch−ơng.

Sách giáo khoa 11 (cũ) : thuộc bài 1,2 phần I - Sinh thái học, mở đầu của ch−ơng trình SGK Sinh học11, giới thiệu về khái niệm môi tr−ờng và các nhân tố sinh thái, ảnh h−ởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, những quy luật sinh thái cơ bản.

Sách giáo khoa 12 (mới) là bài đầu tiên của ch−ơng I thuộc phần VII - Sinh thái học, phần cuối cùng của ch−ơng trình SGK Sinh học12. Trình bày cụ thể về môi tr−ờng và các nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái và ổ sinh thái, sự thích nghi của sinh vật với môi tr−ờng sống. Nó là nền tảng để học các bài tiếp theo.

Trong SGK 11 (cũ) bài Sự thích nghi của sinh vật với môi tr−ờng sống đ−ợc đ−a vào bài3 thuộc ch−ơng I, tuy nhiên trong SGK 12(mới) đã đ−ợc đ−a vào bài Môi tr−ờng và các nhân tố sinh thái và có lôgic chặt chẽ hơn.

2. Nội dung

Ngoài các khái niệm về môi tr−ờng, các nhân tố sinh thái, SGK Sinh học 12 (mới) còn đ−a thêm khái niệm khác mà tr−ớc đây SGK cũ ch−a cho vào và ch−a giải thích cặn kẽ, đồng thời ch−a nhấn mạnh giá trị của nó trong Sinh thái học, đó là nơi sống, sinh cảnh và ổ sinh thái.

- Nơi sống đó là một phần của môi tr−ờng,một không gian mà ở đó một sinh vật hay một quần thể, quần xã sinh vật sống với các yếu tố vô sinh và hữu sinh của môi tr−ờng ấy. Trong giới hạn nào đó, nơi sống cũng có thể đ−ợc biểu hiện là một hoang mạc, một khu rừng nhiệt đới, một đồng cỏ hay một đồng rêu Bắc cực.

- Đơn vị nhỏ nhất của nơi sống, ở đấy có sự đồng nhất t−ơng đối của các loài động vật, vi sinh vật và những điều kiện của môi tr−ờng vật lí đ−ợc gọi là sinh cảnh.

- Giới hạn sinh thái không chỉ hiểu đơn thuần về một khoảng xác định của nhân tố môi tr−ờng mà còn phải hiểu về biên độ dao động, ph−ơng thức và thời gian tác động của các nhân tố (ổn định hay dao động, dao động có hay không có chu kì, thời gian tác động dài hay ngắn,...).

- Đối với mỗi hoạt động chức năng của cơ thể sinh vật cũng có giới hạn sinh thái riêng nh− vận động, dinh d−ỡng, sinh sản,...Tổng của chúng chính là giới hạn sinh thái chung của cơ thể.

- ổ sinh thái là một không gian sinh thái (hay siêu không gian) mà các nhân tố môi tr−ờng của nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển ổn định của cá thể loài theo thời gian. ý nghĩa của khái niệm này rất quan trọng trong việc giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể, nhất là các cá thể khác loài, khả năng phân hoá và tiến hoá của các loài phù hợp với mọi sinh cảnh đa dạng về loài, nh−ng nguồn sống nói riêng hay sức chịu đựng của môi tr−ờng nói chung bị giới hạn.

Bài 36,37: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật và các đặc tr−ng cơ bản của quần thể sinh vật

1. Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: Là bài Quần thể đ−ợc đ−a vào bài 5 thuộc ch−ơng II, gồm:

* Định nghĩa quần thể

* ảnh h−ởng của ngoại cảnh tới quần thể. - Sách giáo khoa mới thuộc bài :

Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, gồm:

* Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể

Nói lên khái niệm về quần thể sinh vật, quá trình hình thành một quần thể sinh vật.

* Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Giới thiệu các mối quan hệ : quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh. Bài 37: Các đặc tr−ng cơ bản của quần thể sinh vật, gồm:

* Tỉ lệ giới tính: giới thiệu bảng: sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật.

* Nhóm tuổi : có các dạng tháp tuổi, cấu trúc tuổi.

* Sự phân bố cá thể của quần thể: các kiểu phân bố cá thể của quần thể. * Mật độ cá thể của quần thể.

2. Nội dung

Ngoài những kiến thức đã học ở lớp 11 tr−ớc đây, trong bài này chứa đựng những kiến thức mới, nh−ng rất cơ bản mà SGK tr−ớc kia ch−a đ−a vào:

- Kích th−ớc quần thể với những cực trị của nó: kích th−ớc tối thiểu đặc tr−ng cho loài, kích th−ớc tối đa phù hợp với sức chứa của môi tr−ờng. Hai vấn đề này không chỉ có ý nghĩa lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn rất lớn, nhất là trong săn bắt các loài động vật hoang dã và trong nghề cá.

- Trong bài, các khái niệm về mức sinh sản và mức tử vong, mức xuất c−

và nhập c− cũng nh− các khái niệm về tốc độ sinh sản và tử vong riêng tức thời đ−ợc đề cập đến là những kiến thức rất cơ bản để hiểu sự gia tăng số l−ợng của quần thể, trong đó đề cập đến mối quan hệ b-d = r nh− một hệ số gia tăng hay tốc độ tăng tr−ởng riêng tức thời về số l−ợng của quần thể.

- Sự tăng tr−ởng kích th−ớc của quần thể đ−ợc mô tả trong 2 điều kiện: Điều kiện môi tr−ờng không bị giới hạn (môi tr−ờng lí t−ởng, còn gọi là chọn lọc r) và điều kiện môi tr−ờng bị giới hạn (môi tr−ờng thực tế, còn gọi là chọn lọc K) với 2 ph−ơng trình đặc tr−ng và những đ−ờng cong t−ơng ứng đ−ợc thừa nhận là:

t N Δ Δ = rN t N Δ Δ = rN( K N K− ).

Nh− vậy chúng ta thấy kiến thức này hoàn toàn mới mà các SGK tr−ớc không đề cập đến, nh−ng lại không khó đối với HS lớp 12 do chỉ là thừa nhận nh− một định đề toán học, không phải chứng minh hay cách viết một công thức hoá học. Song nhờ kiến thức mới này, HS có cơ sở khoa học để hiểu đ−ợc một cách sâu sắc đặc tính phát triển số l−ợng của các nhóm sinh vật.

Bài 39: Biến động số lợng cá thể của quần thể sinh vật

1. Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ có cấu trúc: Đ−ợc đ−a vào mục III (thuộc bài 5, ch−ơng II Quần xã và hệ sinh thái).

* Biến động do sự cố bất th−ờng * Biến động theo mùa

* Biến động theo chu kì nhiều năm * Nguyên nhân gây biến động.

- Sách giáo khoa mới có cấu trúc: Thuộc bài cuối cùng của ch−ơng I - Phần VII - Sinh thái học.

* Biến động số l−ợng cá thể - Biến động theo chu kì

- Biến động không theo chu kì

* Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số l−ợng cá thể của quần thể:

- Nguyên nhân gây biến động số l−ợng cá thể của quần thể - Sự điều chỉnh số l−ợng cá thể của quần thể

- Trạng thái cân bằng của quần thể.

Nh− vậy ta thấy cấu trúc ở bài này so với SGK cũ thì SGK mới có sự thay đổi cả về tên bài lẫn nội dung các đề mục trong bài học.

2. Nội dung

Khác với SGK cũ tr−ớc kia, SGK mới đã đ−a kiến thức mới vào với những nội dung chủ yếu:

Biến động số l−ợng là sự tăng, giảm số l−ợng cá thể của quần thể. Số l−ợng trong đó dao động quanh một giá trị cân bằng khi kích th−ớc quần thể đạt đ−ợc giá trị cực đại (sinh sản cân bằng với mức tử vong). Điều này rất dễ hiểu, sức chứa của môi tr−ờng cũng không ổn định, phụ thuộc vào chính tốc độ tái sản xuất của các thành phần cấu tạo nên nguồn sống và những điều kiện của môi tr−ờng vô sinh và hữu sinh, đảm bảo cho sự tái sản xuất đó.

Trong điều kiện thuận lợi, nguồn sống tăng lên sẽ làm tăng mức sinh sản, mức tử vong, buộc số l−ợng của quần thể phải giảm cho phù hợp với điều kiện môi tr−ờng thực tại.

Hiểu cặn kẽ khái niệm chung này giúp HS dễ dàng nắm đ−ợc bản chất của các nhân tố tham gia điều chỉnh số l−ợng của quần thể (cạnh tranh cùng loài, cạnh tranh khác loài, con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - vật kí sinh,...).

Các dạng biến động số l−ợng và cơ chế điều chỉnh số l−ợng:

Ngoài kiểu biến động không theo chu kì mà con ng−ời không kiểm soát đ−ợc, những dạng biến động theo chu kì, nhiều khi rất tuần hoàn, bao giờ cũng phù hợp với những nhân tố thiên văn biến đổi chặt chẽ theo chu kì. Sự biến động số l−ợng của vật dự trữ phụ thuộc vào nguồn thức ăn của chúng nên biến động theo chu kì.

Biến động số l−ợng cá thể của quần thể đ−ợc xem là tiêu điểm sinh thái, ở đó phản ánh những đặc tính sinh học của quần thể: Sự sinh tr−ởng của cá thể, mức sinh sản, mức tử vong của quần thể và nguồn năng l−ợng cung cấp cho quần thể thông qua thức ăn.

Ch−ơng II: Quần xã sinh vật

Bài 40 : Quần xã sinh vật và một số đặc tr−ng cơ bản của quần xã

1. Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: thuộc bài 6 Quần xã sinh vật - Ch−ơng II Quần xã và hệ sinh thái. Khái quát về quần xã sinh vật, những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật và mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.

- Sách giáo khoa mới: Là bài mở đầu của ch−ơng II, gồm: * Khái niệm về quần xã sinh vật:

- Một số đặc tr−ng cơ bản của quần xã

- Đặc tr−ng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã. * Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:

- Các mối quan hệ sinh thái - Hiện t−ợng khống chế sinh học

Nh− vậy ta thấy SGK cũ và SGK mới có sự khác nhau về tên ch−ơng và tên bài. SGK mới có sự thay đổi về tên ch−ơng, tên bài.

2. Nội dung

Nội dung kiến thức ở bài này có nhiều điểm cơ bản khác với SGK (cũ) cần chú ý:

- Khái niệm quần xã:

+ Trong khái niệm này cần nhấn mạnh đến những tập hợp quần thể khác loài. Nhiều HS cho rằng, quần xã là tập hợp của các cá thể khác nhau. Điều này sai cơ bản vì quên rằng, bản thân một loài cũng có nhiều quần thể (những loài đa hình, polimorphis).

+ Quần xã không chỉ gồm những nhóm sinh vật có hoạt động chức năng khác nhau ( tự d−ỡng, dị d−ỡng) mà còn gồm các loài có cùng hoạt động chức năng, nh−ng lại thuộc các dạng sống khác nhau nh− những loài thuộc giới thực vật (sinh vật tự d−ỡng) hay những loài thuộc giới động vật (sinh vật tiêu thụ), vi sinh vật (sinh vật phân huỷ),...Chính vì vậy trong SGK mới đã đ−a ra

câu lệnh để HS tập trung phân biệt sự sai khác của quần xã thực vật ven hồ, quần xã động vật trong ao và quần xã sinh vật trên một quả đồi cũng nh− hiểu đ−ợc bản chất của định nghĩa.

- Những đặc tr−ng cơ bản của quần xã:

+ Mối quan hệ giữa số loài và số l−ợng cá thể của mỗi loài là mối quan hệ nghịch biến, nghĩa là số loài tăng lên thì số l−ợng cá thể của mỗi loài giảm đi.

+ Khi số loài tăng lên, mối quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng, do đó chúng phải phân hoá về ổ sinh thái, kéo theo là những biến đổi của các đặc điểm hình thái, sinh lí và sinh thái, cũng nh− các mối quan hệ giữa các loài.

+ Tính đa dạng về loài trong quần xã thay đổi một cách có quy luật: khi đi từ các cực đến xích đạo hay từ ngoài khơi đại d−ơng vào bờ, khi quần xã phát triển thì mức đa dạng về loài tăng, còn số l−ợng các cá thể của các loài giảm đi và quy luật đó diễn ra ng−ợc lại, khi di chuyển theo h−ớng đối nghịch.

- Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:

+ Mối quan hệ sinh học trong quần xã là mối quan hệ khác loài, gồm các mối quan hệ hỗ trợ và mối quan hệ đối kháng.

+ Hầu nh− các mối quan hệ này đều là những nhân tố kiểm soát (hay khống chế) sự phát triển của mỗi loài.

+ Trong những mối quan hệ sinh học giữa các loài, điều cần l−u ý là:

. Mối quan hệ cạnh tranh: những điều kiện để dẫn đến một loài này chiến thắng và một loài khác thua cuộc và những điều kiện dẫn đến sự chung sống của các loài trong quần xã.

. Mối quan hệ giữa con mồi - vật dữ giúp cho việc giải thích cân bằng sinh học trong tự nhiên.

⇒ Cả 2 mối quan hệ trên là một trong những động lực quan trọng dẫn đến sự phân hoá và tiến hoá của các loài.

- Mối quan hệ dinh d−ỡng:

Mối quan hệ dinh d−ỡng là mối quan hệ sinh học quan trọng và bao trùm nhất trong quần xã.

+ Sự hình thành các chuỗi thức ăn khác nhau với sự khởi đầu từ các vật liệu khác nhau. Chuỗi thức ăn thứ nhất đóng vai trò then chốt nhất.

+ Sự khác nhau của các bậc dinh d−ỡng trong một xích thức ăn và trong quần xã sinh vật. Trong một xích thức ăn, bậc dinh d−ỡng là một loài nào đó, còn trong quần xã là một nhóm loài cùng đứng trong một mức năng l−ợng hay cùng sử dụng những loại thức ăn cũng ở cùng mức năng l−ợng (sinh vật tự d−ỡng hay sinh vật dị d−ỡng cấp một,....).

+ Những điều kiện làm cho các tháp số l−ợng cũng nh− tháp sinh khối của sinh vật sống trong tầng n−ớc không có dạng chuẩn. Điều này đ−ợc giải thích trên cơ sở của mối quan hệ vật chủ và vật kí sinh và tiềm năng sinh học của các loài sinh vật sống trong tầng n−ớc.

+ Sự khác nhau của tháp sinh thái trong chuỗi thức ăn và trong quần xã sinh vật. Trong chuỗi thức ăn đơn nhất, các bậc dinh d−ỡng sau bao giờ cũng nhỏ hơn bậc tr−ớc liền kề, ng−ợc lại trong quần xã sinh vật có thể có nhóm dị d−ỡng nào đó có thể lớn hơn bậc liền kề. Nhìn tổng thể, các nhóm sinh vật càng ở cuối bậc dinh d−ỡng có tổng số sản l−ợng đều nhỏ hơn so với những nhóm loài đứng ở bậc dinh d−ỡng tr−ớc nó.

Bài 41 : Diễn thế sinh thái

1. Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: thuộc bài 7 Diễn thế sinh thái - Ch−ơng II Quần xã và hệ sinh thái.

Giới thiệu về các loại diễn thế: diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh, diễn thế phân huỷ và tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế.

- Sách giáo khoa mới: thuộc bài 41, bài cuối của ch−ơng II Quần xã sinh vật, gồm:

* Khái niệm về diễn thế sinh thái * Các loại diễn thế sinh thái

* Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

* Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.

Nh− vậy ta thấy cấu trúc ở SGK cũ và SGK mới về tên bài không có sự thay đổi, tuy nhiên cấu trúc bài cụ thể thì có sự thay đổi, ở SGK mới có sự phân tích cụ thể, rõ ràng hơn SGK cũ.

2. Nội dung

Đối với bài này, về hình thức trình bày nhìn chung giống nhau nh−ng về nội dung so với SGK 11(cũ) thì bài này có những điểm mới ở SGK 12 (mới) cần l−u ý:

* Khái niệm về diễn thế sinh thái:

- Diễn thế sinh thái là quá trình phát triển tiến hoá của quần xã sinh vật, hay cao hơn là sự phát triển tiến hoá của hệ sinh thái, diễn thế sinh thái th−ờng là quá trình định h−ớng, con ng−ời có thể biết tr−ớc và dự báo đ−ợc, trừ những biến động gây ra bởi các nhân tố ngẫu nhiên (cháy, lụt, bão,...).

- Diễn thế sinh thái thực chất là quá trình giải quyết mâu thuẫn xuất hiện giữa các loài sinh vật với nhau giữa quần xã sinh vật với môi tr−ờng để đạt đ−ợc trạng thái cân bằng ổn định trong những điều kiện môi tr−ờng cụ thể.

- Mâu thuẫn tr−ớc hết là sự xuất hiện những điều kiện mới không thuận lợi cho nhóm loài −u thế đang tồn tại, nh−ng lại thuận lợi cho nhóm loài khác

Một phần của tài liệu Những đổi mới về nội dung phần VII sinh thái học sinh học 12 ban khoa học cơ bản (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)