Dải bảo vệ
1a 5a 2a 3a 4a
4b 2b 5b 1b 3b
5c 3c 1c 4c 2c
Số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính theo chương trình Excel 2000 và được thể hiện qua bảng biểu, đồ thị.
Các công thức tính toán thống kê:
Tỷ lệ bệnh (% ) = Số lá bị bệnh Tổng số lá điều tra Chỉ số bệnh (%) = (a x n) N x 5 ∑ x 100 Trong đó: a: Cấp bệnh. n: Số lá bị bệnh ở cấp tương ứng. N: Tổng số lá điều tra. 5: Cấp bệnh cao nhất 2.4.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng
Quy trình kỹ thuật canh tác, các khâu kỹ thuật như làm đất, bón phân, tưới nước,…
Đất thí nghiệm: Đất thịt nhẹ, cát pha, thoát nước tốt, giữ ẩm. - Làm đất:
Đất thí nghiệm được được cày bừa kỹ, san phẳng, đảm bảo độ đồng đều theo yêu cầu của ruộng thí nghiệm.
- Thời vụ: Vụ Xuân gieo từ tháng 2 đến 5.
- Mật độ: Hàng cách hàng 60cm, hạt cách hạt 40 cm.
- Kỹ thuật gieo trồng: Trước khi gieo cần phải thúc mầm. Dùng nước ấm ngâm hạt giống vài giờ, sau đó vớt ra, gói vào một miếng vải khô, bên ngoài miếng vải cuộn một ít rạ ướt. Cuộn xong bỏ vào một cái chậu tráng men hoặc bát sứ, để bát bên cạnh bếp duy trì nhiệt độ ở mức 250C – 300C. Hằng ngày lấy ra nhúng vào nước lã một lần. Quá trình thục mầm tiến hành trong 36 – 48 giờ.
- Lượng phân và phương pháp bón:
Công thức đối chứng (Nền): Phân chuồng: 10 tấn/ha + Lân supe Ca(H2PO4) 200kg/ha + . Kali K2O: 60kg/ha
CÔNG THỨC Kg N/ha
CT2 Nền + 30 CT3 Nền + 45 CT4 Nền + 60 CT5 Nền + 75 Cách bón: - Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 100% K2O. - Bón thúc: 100% đạm chia làm 3 đợt Đợt 1: Bón 1/3 lượng đạm
khi cây 2- 3 lá thật, với nồng độ 30% tuần hai lần.
Đợt 2: Bón1/3 lượng đạm. Khi cây có hoa bắt đầu thu quả. Tuần 1 lần với nồng độ 20%.
Đợt 3:Bón 1/3 lượng đạm còn lại. Bón trong thời kì thu hoạch. Tuần 1- 2 với nồng độ 35%.
- Chăm sóc:
+) Khi trời mưa hoặc rét, có sương giá thì lấy cót che, đậy cho cây non đỡ chống rét. Khi trời nắng thì bỏ cót ra.
+) Chế độ nước: Khi cây còn non, nếu trời nắng mỗi ngày tưới nước 2 lần. Tưới nước liên tục 2 - 3 ngày, sau đó kết hợp tưới với bón phân. Khi cây có quả và cho thu hoạch cây cần nhiều nước, mặt khác nước bốc hơi từ cây cũng nhiều, nên cây rất cần nhiều nước. Nếu trời nắng có thể tháo nước ra khỏi ruộng.
+) Xới xáo: Sau khi trồng hoặc gieo hạt, cần xới xáo 2 - 3 lượt để phá váng và làm tơi đất. Khi cây 10 - 15cm tiến hành vun gốc để khỏi đổ và không bò lan ra đất.
+) Làm giàn: khi cây lớn 30cm, thân cuộn lại bắt đầu phải làm giàn. Cứ 2-3 ngày buộc mọt lần.
+) Thu hoạch: Để ăn tươi cần thu hoạch sớm, khi các u ở quả còn nổi rõ tức là sau khi hoa cái tàn 7- 10 ngày đó là thời điểm thu hoạch được.
+) Phòng trừ sâu bệnh: khi trên ruộng thí nghiệm xuất hiện sâu cần phải bắt kịp thời.