2.4.1. Phương pháp điều tra
Để xác định thành phần bệnh hại dưa chuột trong vụ Xuân tại Nghi Lộc - Nghệ An chúng tôi tiến hành điều tra theo phương pháp tự do 7 ngày/lần. Với những bệnh chưa xác định được tên, chúng tôi thu thập mẫu từ những vết bệnh có triệu chứng ban đầu đến những vết bệnh có triệu chứng điển hình, đưa về phòng thí nghiệm để giám định.
Để điều tra diễn biến các bệnh hại chính trên cây dưa chuột tiến hành điều tra theo quy định của Viện bảo vệ thực vật (2000). Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 cây, đếm số lá trên cây và số lá, số cây bị bệnh từng cấp để xác định tỷ lệ bệnh và tỷ số bệnh.
Theo tiêu chuẩn ngành về phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện bảo vệ thực vât [24] mức phổ biến của bệnh được đánh giá theo thang 4 cấp, cụ thể như sau:
+ Ít phổ biến <10% số cây bị bệnh ++ Khá phổ biến 11-25% số cây bị bệnh +++ Phổ biến 26 - 50% số cây bị bệnh ++++ Rất phố biến >50% số cây bị bệnh
Tại mỗi cây, trên từng lá bệnh chúng tôi xác định cấp bệnh của lá theo tiêu chuẩn qui định của Viện Bảo vệ thực vật (2000) [25], cụ thể như sau:
Mức độ bệnh được đánh giá theo thang 5 cấp: Cấp 0: Lá không bị bệnh Cấp 1: 1- 10% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: 11- 25% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: 26- 50% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: 51- 75% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: >75% diện tích lá bị bệnh
Từ cấp bệnh xác định được chúng tôi tiến hành tính toán tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh theo các công thức đã qui định.
Tiến hành điều tra vào 1thời điểm trong ngày vào buổi sáng.
- Thu thập mẫu bệnh trên đồng ruộng, chẩn đoán và đánh giá bệnh hại ngô qua thang bệnh theo quy định của Viện bảo vệ thực vật.
- Tất cả thành phần các bệnh hại và diễn biễn bệnh đều được ghi chép cẩn thận vào phiếu theo dõi để xử lý.