Ảnh hưởng của thời gian chiên đến chất lượng cảm quan của sản phẩm

Một phần của tài liệu thử nghiệm sản xuất sản phẩm ốc gạo (natica tigrina) tẩm bột chiên giòn (Trang 31)

L ỜI CÁM ƠN

4.3 Ảnh hưởng của thời gian chiên đến chất lượng cảm quan của sản phẩm

phẩm

*Đối với sản phẩm chiên giòn

Công đoạn chiên giữ vai trò rất quan trọng trong quy trình, góp phần

làm cho sản phẩm có cảm quan tốt nhất và đạt giá trị dinh dưỡng cao nhất. Để

có sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất thì cần khảo sát thời gian và nhiệt độ chiên để tìm ra thời gian và nhiệt độ tối ưu nhất góp phần làm tăng giá trị sản

phẩm và đạt được tính kinh tế. Nhiệt độ khảo sát được cố định là 170-1800C và thời gian khảo sát là 3 phút, 4 phút, 5 phút. Kết quả có được như sau:

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm khi thay đổi

nhiệt độ và thời gian chiên.

Mẫu Nhiệt độ (0C) Thời gian (phút) Điểm TBCTL 1 2 3 170-180 170-180 170-180 3 4 5 14,890,32b 17,280,15c 13,620,73a

Các chữ cái a,b,c,d, biểu thị sự khác biệt về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%, và các chữ cái

giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. (Phụ lục D3, trang 46)

Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 4.3 cho thấy mẫu 8 (170-1800C, 4 phút)

đạt điểm trung bình có trọng lượng cao nhất (16,79) và khác biệt có ý nghĩa

thống kê so với các mẫu còn lại với độ tin cậy 95%. Mẫu 3 (170-1800C, 3

phút) có điểm trung bình có trọng lượng thấp nhất (13,45).

Ở cùng nhiệt độ chiên là 170-1800C khi tăng thời gian chiên 3 phút, 4 phút, 5 phút thì điểm trung bình có trọng lượng tăng đến mốc (4 phút) rồi giảm

xuống. Chúng ta có thể giả thích cho sự thay đổi này như sau:

Chiên trong 3 phút, lúc này thể tích của sản phẩm tăng và nước bắt đầu bay hơi, dầu thấm vào từ từ. Do mất nước nên cấu trúc sản phẩm co lại và

khoảng trống giữa các tế bào tăng lên, màu sắc sản phẩm biến đổi nhỏ do bề

mặt nguyên liệu tiếp xúc với dầu làm phá hủy một số sắc tố nhưng chưa đạt được yêu cầu về độ giòn và màu sắc. Khi chiên trong 4 phút thì sản phẩm đạt

giá trị cảm quan cao nhất, do nước thoát ra mạnh mẽ, dầu thấm vào nhiều hơn,

hình dạng sản phẩm dần dần co lại, các tổ chức tế bào bị phá hủy tạo nên nhiều khoảng trống mới. Do tổ chức tế bào bị phá hủy làm cho sản phẩm trở

nên giòn. Đây là giai đoạn sản phẩm đạt các yêu cầu về độ giòn, màu sắc, mùi vị,... Khi tăng thời gian chiên lên 5 phút thì màu sắc của sản phẩm chuyển

sang màu vàng sậm và thoang thoảng mùi khét, nguyên nhân là do lúc này nhiệt độ tương đối cao và thời gian chiên hơi dài nên làm sản phẩm mất nhiều nước. Sản phẩm xảy ra nhiều biến đổi về tính chất hóa học theo chiều hướng không có lợi, làm giảm giá trị cảm quan (ốc trở nên khô, cứng) cũng như giá

trị dinh dưỡng, đồng thời tạo ra một số hợp chất gây độc cho người tiêu dùng. Khi so sánh với Nghiên cứu quy trình sản xuất hến tẩm bột chiên giòn (Trịnh Quốc Cường, 2012), nhiệt độ chiên ốc ở đây có phần cao hơn do

sự khác nhau về kích thước cũng như cấu trúc của nguyên liệu.

Tóm lại ta chọn mẫu 2 (170-1800C, 4 phút) là mẫu tối ưu vì đạt điểm

trung bình có trọng lượng cao nhất, có màu sắc đặc trưng của sản phẩm chiên và cấu trúc giòn ăn rất ngon miệng.

*Đối với sản phẩm chiên chín

Mục đích: Nhằm khảo sát nhiệt độ và thời gian chiên thích hợp để sản

phẩm chín. Khi đem chiên lại sẽ ngon hơn.

Do đây là sản phẩm chiên chín nên nhiệt độ chiên sẽ được giảm xuống

(150-1600C) và thời gian chiên là: 1 phút, 2 phút, 3 phút.

Bảng 4.4 Kết quả đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm khi thay đổi

nhiệt độ và thời gian chiên.

Mẫu Nhiệt độ (0C) Thời gian (phút) Điểm TBCTL 1 2 3 150-160 150-160 150-160 1 2 3 14,850,42b 16,790,6c 13,450,65a

Các chữ cái a,b,c,d, biểu thị sự khác biệt về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%, và các chữ cái giống nhau

biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. (Phụ lục D4, trang 47)

Từ kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.4 cho thấy mẫu 8 (150-1600C, 2 phút)

đạt điểm trung bình có trọng lượng cao nhất (16,79) và khác biệt có ý nghĩa

thống kê so với các mẫu còn lại với độ tin cậy 95%. Mẫu 3 (150-1600C, 3

Ở cùng nhiệt độ chiên là 150-1600C khi tăng thời gian chiên 1 phút, 2 phút, 3 phút thì điểm trung bình có trọng lượng tăng đến mốc (2 phút) rồi giảm

xuống. Chúng ta có thể giả thích cho sự thay đổi này như sau:

Chiên trong 1 phút, do nhiệt độ thấp và thời gian ngắn nên gây ra biến đổi không nhiều, chưa đạt yêu cầu cảm quan. Khi chiên trong 2 phút thì sản

phẩm đạt giá trị cảm quan cao nhất. Khi tăng thời gian chiên lên 3 phút thì sản

phẩm đã quá chín không phù hợp với mục đích thí nghiệm.

Tóm lại ta chọn mẫu 2 (150-1600C, 2 phút) là mẫu tối ưu vì sản phẩm

vừa chín và đạt điểm trung bình có trọng lượng cao nhất,

Một phần của tài liệu thử nghiệm sản xuất sản phẩm ốc gạo (natica tigrina) tẩm bột chiên giòn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)