Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 1 Tình hình chung của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may hà nội (Trang 33 - 35)

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ

2.2.Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 1 Tình hình chung của công ty

2.2.1. Tình hình chung của công ty

Được đánh giá là một trong số ít doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May, hơn 20 năm xây dựng và phát triển, tổng công ty dệt may Hà Nội luôn đảm bảo mức tăng trưởng hơn 20%/năm. Điều đặc biệt của công ty là phong cách “dám nghĩ- dám làm, năng động- sáng tạo, chấp nhận thử thách- cạnh tranh” được kiên định giữ vững qua các thế hệ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty. Tổng công ty dệt may Hà Nội tự hào bởi tình đoàn kết nội bộ đã đem lại sự phát triển ổn định và vững chắc cho công ty như ngày hôm nay.

Doanh thu năm 1985 mới đạt 200 triệu đồng thì đến năm 2004 đã đạt tới 970 tỉ đồng, năm 2005 là 1350 tỷ đồng, năm 2006 đạt tới mức 1580 tỷ đồng. Năm 1990, Nhà nước giao cho Công ty nguồn vốn 161 tỉ đồng, đến năm 2004, giá trị tài sản của công ty đạt gần 700 tỉ đồng, năm 2005 đạt 824 tỷ đồng và hết năm 2006 giá trị tài sản của công ty đã lên tới 940 tỷ. Năm 2004, kỷ niệm 20 năm thành lập công ty, giá trị tổng sản lượng công ty đạt 940 tỉ đồng, tăng 18,5% so năm 2003 và lợi nhuận tăng gần 3,5 lần so với kế hoạch năm và tăng hơn 3 lần so với năm 2003 (Nguồn: tổng công ty dệt may Hà Nội). Từng thời kỳ, Công ty đã thực hiện chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư mở rộng để đa dạng hóa sản phẩm. Ban đầu, công ty chỉ sản xuất các loại vải sợi, đến nay, các sản phẩm của công ty đã rất phong phú như sợi, vải denim, vải dệt kim, khăn bông các loại và sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim – dệt thoi. Tổng giá trị đầu tư trong những năm vừa qua đạt trên 600 tỉ đồng. Các dự án đầu tư của công ty đều xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sản xuất và thị trường. Vì vậy, 100% các dự án đưa vào hoạt động đều phát huy

hiệu quả, tạo năng lực sản xuất mới cho công ty. Sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước, vị thế của công ty ngày càng được khẳng định. Công ty đã kiên định với chiến lược “liên tục đầu tư, đầu tư mạnh mẽ và đầu tư có hiệu quả". 10 năm qua, công ty đã đầu tư trên 544 tỉ đồng, mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành Dệt May thế giới như: dây chuyền chải thô CX-400 của Ý, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp, YORT của Mỹ, máy dò tách xơ ngoại lai, dây chuyền máy kéo sợi không cọc OE của Đức và Ý... Khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp Đài Loan, Nhật Bản, máy dệt kim Rib và Single cấp 24, máy dệt kiếm của Bỉ... Khâu may đầu tư gần 500 máy may, máy xén, máy thiết kế mẫu, dây chuyền may quần áo Jeans.. Sau đầu tư, Nhà máy Dệt Hà Đông được mở rộng, tăng thêm 400 tấn khăn/năm.Các dây chuyền sợi, dệt, nhuộm, may được hiện đại hóa tăng 15% năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng. Đặc biệt, với việc đầu tư xây dựng nhà máy Dệt vải Denim, Hanosimex đi tắt, đón đầu Hiệp định thương mại Việt Mỹ, mở ra thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Chỉ sau 3 năm đi vào sản xuất, doanh thu từ mặt hàng này tăng gấp 3 lần, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động.

Chính bởi sự đầu tư quan trọng nhưng có chiều sâu như vậy mà trong những năm gần đây, giới kinh doanh thời trang khi nói đến sản phẩm hàng dệt kim là nhắc đến các sản phẩm của Hanosimex, vì các sản phẩm này có nhiều dòng sản phẩm và mẫu mã đẹp, bền. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm tốt, theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, giá bán hợp lý, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy từ năm 2000 đến nay, sản phẩm của công ty liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty cũng liên tục đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt từ năm 2003 cho đến nay.

Bảng 2 : Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2004 đến năm 2006

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Tổng tài sản 681.341.854.622 824.278.832.744 939.196.594.820

Nguồn vốn nhà nước

Nguồn vốn kinh doanh

163.348.447.120 154.492.536.365 201.631.946.224

Doanh thu 967.523.265.852 1.351.178.837.039 1.579.817.627.004

Lợi nhuận trước thuế

14.229.753.422 7.736.963.336 8.535.496.655

Nộp ngân sách 6.332.460.204 8.343.922.227 5.880.707.667

Nợ phải trả 513.341.451.902 665.984.333.083 734.467.236.690

Nợ phải thu 151.833.050.371 225.506.051.513 260.897.298.492

Nguồn: Tổng công ty dệt may Hà Nội. Bảng báo cáo trên phản ánh một cách rõ ràng sự phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lớn mạnh không ngừng của công ty. Với đà tăng trưởng này, công ty tiếp tục thể hiện mình là một trong những trụ cột của tổng công ty dệt may Việt Nam, trên đà hội nhập và khẳng định vị trí của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong năm 2006 doanh thu của công ty đạt trên 1.500 tỷ, trong đó xuất khẩu đạt 42 triệu USD. Đây là bước khởi đầu thuận lợi và cũng là động lực để công ty thực hiện thành công kế hoạch đạt doanh số 2000 tỷ vào năm 2010. Có thể nói, với tốc độ tăng trưởng và phát triển này công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện chỉ tiêu đề ra.

Hàng năm công ty cũng đóng góp một lượng lớn vào ngân sách nhà nước. Bảng dưới đây thể hiện tương quan so sánh giữa lợi nhuận và sự đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty

Biểu 1 : Lợi nhuận - nộp ngân sách

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may hà nội (Trang 33 - 35)