c. Bản đồ xu thế diễn biến mực nước NDĐ qua các năm (2001 – 2012)
4.4 Xác định khả năng ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên NDĐ
Theo kết quả phỏng vấn cán bộ Phòng TN&MT thị xã Vĩnh Châu cho rằng việc ứng dụng GIS là cần thiết bởi dựa trên những ứng dụng của GIS và hiện tại cơ quan chưa có công cụ nào để quản lý NDĐ.
Kết quả phân tích SWOT nhằm mục đích đánh giá khả năng ứng dụng GIS tại vùng nghiên cứu thông qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Điểm mạnh:
- Được đầu tư trang thiết bị hiện đại: Máy tính, máy GPS; - Nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật;
Điểm yếu:
- Thiếu sót trong hệ thống đăng ký giếng khoan nhằm quản lý thông tin giếng khai thác;
- Chưa có các công cụ quản lý hiệu quả NDĐ, hiện các nhà quản lý chỉ quản lý việc khai thác, sử dụng NDĐ tại Vĩnh Châu bằng các văn bản pháp luật và phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word;
- NDĐ nằm sâu trong các tầng chứa nước, khó quản lý và kiểm soát.
Cơ hội:
- Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, là cơ sở cho các nhà quản lý tiếp cận với các công cụ GIS;
- Các dự án quy hoạch TNN sắp được triển khai, cần thiết phải xây dựng các bản đồ quản lý hiệu quả hơn;
- Công cụ GIS đang được Nhà nước phổ biến đến các cấp lãnh đạo địa phương.
Thách thức:
- Nhận thức của người dân về việc bảo vệ NDĐ còn kém, dẫn đến việc khoan giếng trái phép, không đăng ký;
- Sự suy giảm nguồn NDĐ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Kết quả phân tích SWOT được thể hiện trong Bảng 4.6.
38 Bảng 4.6 Kết quả phân tích ma trận SWOT
Cơ hội (O)
(1) Công nghệ thông tin ngày càng phát triển; (2) Các dự án quy hoạch TNN sắp được triển khai; (3) Công cụ GIS đang được phổ biến đến các cấp lãnh đạo địa phương.
Thách thức (T)
(1) Nhận thức của người dân về việc bảo vệ NDĐ còn kém;
(2) Nguồn NDĐ suy giảm.
Điểm mạnh (S)
(1) Được đầu tư trang thiết bị hiện đại;
(2) Nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật;
Tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ, cài đặt công cụ GIS cho cơ quan chức năng địa phương (S1,2O1,3);
Tiến hành lấy tọa độ và thông tin liên quan đến độ sâu và lưu lượng ở các giếng để tiến hành xác định vị trí giếng hỏng để trám lắp hay hạ chế cấp phép cho những vùng mà mật độ giếng cao (S2T2). Điểm yếu (W) (1) Thiếu sót trong hệ thống đăng ký giếng khoan nhằm quản lý thông tin giếng khai thác;
(2) Chưa có các công cụ quản lý hiệu quả NDĐ; (3) NDĐ nằm sâu trong các tầng chứa nước, khó quản lý và kiểm soát.
Ứng dụng công cụ GIS vào việc quản lý NDĐ của cơ quan chức năng địa phương (W2O1,3);
Triển khai các dự án thăm dò, khảo sát địa chất thủy văn nhằm xây dựng các quy hoạch quản lý khai thác, sử dụng NDĐ hiệu quả (W3O2).
Tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật TNN (qua các phương tiện truyền thông) đến người dân; tăng cường hệ thống đăng ký giếng khoan (W1T1,2).
39
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mực NDĐ tại Vĩnh Châu đang ngày càng suy giảm do việc khai thác quá mức phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, chất lượng NDĐ ở đây cũng bắt đầu có dấu hiệu suy giảm do việc khai thác không đúng quy định và do đặc thù vùng ven biển bị xâm nhập mặn.
Nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự biến động của nguồn NDĐ. Tuy nhiên, việc khai thác của con người là yếu tố nhân tạo chính gây ra những biến động này. Việc quản lý chưa hiệu quả, chưa có công cụ hỗ trợ cũng góp phần làm ảnh hưởng đến nguồn NDĐ.
Thông qua các bản đồ chuyên đề, các nhà quản lý có thể dễ dàng lưu trữ, cập nhật cũng như truy xuất dữ liệu về NDĐ (mực nước, chất lượng nước và hiện trạng khai thác), từ đó có thể đề ra các chiến lược quy hoạch, khai thác hợp lý. Điều này cũng chứng tỏ việc ứng dụng GIS cũng như công nghệ khoa học trong quản lý tài nguyên NDĐ là điều cần thiết.
5.2 Kiến nghị
Cần tiến hành mở rộng khảo sát và thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng khai thác và chất lượng NDĐ (độ sâu giếng, tọa độ giếng đang sử dụng và không còn sử dụng, lưu lượng khai thác,..) trên toàn địa bàn thị xã Vĩnh Châu để có một cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn nhằm xây dựng các bản đồ chuyên đề.
Cần có nghiên cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác (lượng bốc hơi, địa hình) tác động đến sự suy giảm NDĐ với chuỗi số liệu chính xác và đầy đủ hơn.
Tập huấn sử dụng công cụ GIS vào việc quản lý NDĐ cho các nhà quản lý.
Tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Tài Nguyên nước cho người dân.
40
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đức Hạ, 2009. Bảo vệ quản lý tài nguyên nước. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 275 trang.
2. Lê Mỹ Hạnh, 2006. Ứng dụng GIS trong quản lý loại đất ngập triều và xâm nhập mặn phục vụ cho quy hoạch đất đai trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ.
3. Lưu Đình Hiệp, Phạm Thị Bích Liên, Trần Vĩnh Trung, Phan Hiền Vũ, Nguyễn Văn Xanh, 2003. GIS đại cương phần thực hành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
4. Võ Quang Minh, 1996. Giáo trình GIS. Bộ môn Khoa học đất, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đai học cần Thơ.
5. Võ Quang Minh, 2006. Bài giảng ứng dụng GIS, GPS, geostatistics trong phân tích đánh giá môi trường. Khoa Nông nghiệp và Sinh Học ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Đức Phương, 2012. Tích hợp GIS và viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên. Luận văn Thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin, Đại học Công nghê.
7. Trần Thị Thanh Sang, 2003. Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khảo sát và phân tích đất vùng ĐBSCL bằng phần mềm MapInfo. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ.
8. Nguyễn Thế Thuận, 1999. Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS. Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Nguyễn Hiếu Trung, 2009. Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đại học Cần Thơ.
10. Nguyễn Hiếu Trung và Trương Ngọc Phương, 2011. Giáo trìnhứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
11. Lê Anh Tuấn, 2008. Bài giảng thủy văn môi trường. Đại học Cần Thơ.
12. Ghassemi F, Brennan D., 2000. Resource profile subproject: An evaluation of the sustainability of the farming systems in the brackish water region of the Mekong Delta. ACIAR Project, Canberra.
13. Shamis, U.M., 2005. GIS application of water, waterwasteand Stormwater system, Tayor and Francis Inc.
14. Bruckner. M and Tetiwat. O, 2008. Use of geographic infomation system Thailand. E- leader Bangkok.
15. Nintin Kumar Tripti, 2000. Principles of GIS Geographic Infomatio System. Asian Intitute of Technology.
41
16. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2010. Báo cáo Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.
17. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2011. Đánh giá tác động của BĐKH và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng,. UBND tỉnh Sóc Trăng.
18. Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi trường Sóc Trăng 2012. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Sóc Trăng năm 2012.
43
44
45
46
47
48