Hiện trạng khai thác NDĐ

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên nước dưới đất nghiên cứu thí điểm tại thị xã vĩnh châu – sóc trăng (Trang 34)

Thị xã Vĩnh Châu có tổng cộng 12.257 giếng khai thác NDĐ phục vụ cho 18.295 hộ gia đình (Bảng 4.5). Đây là địa phương có số lượng giếng khai thác nhiều nhất trong tỉnh. Các công trình phân bố không đồng đều. Mật độ khai thác so với diện tích của Vĩnh Châu là 26 giếng/km2 và so với số hộ dân là 0,67 giếng/hộ cao hơn mức trung bình của tỉnh.

Bảng 4.5 Số lượng và mật độ công trình khai thác NDĐ theo từng địa phương

TT Huyện, thị, thành phố Diện tích (km2) Công trình khai thác Số hộ sử dụng NDĐ Số lƣợng Mật độ (giếng/km2) Số lƣợng Mật độ (giếng/hộ) 1 Vĩnh Châu 473,4 12.257 26 18.295 0,67 2 Cù Lao Dung 261,4 5.224 20 6.436 0,81 3 Châu Thành 236,3 4.695 20 10.906 0,43 4 Kế Sách 353,0 10.7 30 12.995 0,82 5 Long Phú 263,7 11.215 43 14.185 0,79 6 Mỹ Tú 368,2 4.952 13 15.733 0,31 7 Mỹ Xuyên 371,0 11.141 30 12.658 0,88 8 Ngã Năm 242,2 5.994 25 5.994 1,00 9 TP. Sóc Trăng 76,2 1.304 17 2.103 0,62 10 Thạnh Trị 287,6 6.936 24 8.073 0,86 11 Trần Đề 378,8 5.563 15 24.151 0,23 Tổng 3.311,8 79.981 131.529 Trung bình 24 0,61 (Nguồn: Sở TNMT tỉnh Sóc Trăng, 2010)

Kết quả điều tra cho thấy toàn bộ hộ dân (110 hộ) được phỏng vấn đều sử dụng NDĐ phục vụ cho các mục đích sinh hoạt (104 hộ, chiếm 94,5%), 37 hộ sử dụng cho nông nghiệp (33,6%) và một phần nhỏ (3,6%) cho mục đích khác như dịch vụ. Tuy nhiên, trữ lượng khai thác cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản và kinh doanh lại khá cao (tổng lượng khai thác 7.160 m3/ngày). Đây là lý do làm cho mực nước NDĐ suy giảm.

Việc nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm) là một trong những hoạt động canh tác quan trọng trong sự phát triển kinh tế của người dân Vĩnh Châu, Trong những năm 2001 – 2007, diện tích nuôi tôm tại tăng liên tục (Hình 4.8), dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng (chủ yếu vào mùa khô), trong khi để nuôi tôm thì yêu cầu về nước phải có độ mặn vừa phải nên một số hộ dân phải sử dụng NDĐ để rửa mặn (giúp giảm nồng độ các chất khoáng).

26

Hình 4.8 Diễn biến mực nước và diện tích nuôi trồng thủy sản (2001 – 2010) Do diện tích nuôi thủy sản tăng nên nhu cầu khai thác sử dụng NDĐ để nuôi tôm tăng teo, dẫn đến sự suy giảm mực NDĐ. Cụ thể vào giai đoạn 2001 – 2007 diện tích nuôi tôm liên tục tăng lên (từ 11,320 lên 29,137 ha); mực NDĐ giai đoạn này suy giảm liên tục từ -2,38 m xuống -4,903 m, giảm 2,523 m. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng khá lớn của việc nuôi trồng thủy sản đến sự suy giảm mực NDĐ.

Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng là một yếu góp phần vào sự suy giảm này. Hành tím và rau màu ở Vĩnh Châu được trồng vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5) hàng năm và nguồn nước tưới chủ yếu là NDĐ. Theo kết quả phỏng vấn có đến 40% số hộ sử dụng NDĐ, tỉ lệ này giảm xuống đáng kể (còn 6,4%) trong mùa mưa do người dân rất ít canh tác hoa màu vào mùa này.

27

Hình 4.9 Diễn biến diện tích trồng hành và mực NDĐ qua các năm (2003 – 2010)

Hình 4.9 cho thấy diện tích trồng hành tím tại thị xã Vĩnh Châu tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2003 – 2005, tuy nhiên lại có xu hướng tăng dần từ 4,057 ha lên 6,019 ha trong giai đoạn 2007 – 2010. Sự tăng diện tích trồng hành như trên làm tăng nhu cầu sử dụng NDĐ tưới cho hoa màu. Theo đó, làm mực NDĐ có xu hướng giảm xuống qua các năm, từ 2004 đến năm 2010 mực NDĐ giảm 1,537m.

Tóm lại, nông nghiệp (rau màu, hành tím) và nuôi trồng thủy sản là hoạt động canh tác chính của người dân tại thị xã Vĩnh Châu và là nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm mực NDĐ, do nông nghiệp được xem là ngành sản xuất có nhu cầu về nước (nước ngọt) rất lớn, trong khi Vĩnh Châu là khu vực có nguy cơ thiếu nước nếu không có giải pháp khai thác và quản lý hiệu quả.

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên nước dưới đất nghiên cứu thí điểm tại thị xã vĩnh châu – sóc trăng (Trang 34)