Số phận, bi kịch của người anh hùng

Một phần của tài liệu hình tượng anh hùng trong tác phẩm tây sở bá vương hạng võ (thường vạn sinh) (Trang 75)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.8. Số phận, bi kịch của người anh hùng

3.8.1. Cuộc đối đầu giữa đức và dũng

Trọng tâm của cuộc chiến Hán Sở tranh hùng là cuộc đối đầu giữa Lưu Bang và Hạng Võ. Hạng Võ nổi trội với chữ dũng, Lưu Bang nổi trội với cái đức được người ta ca ngợi. Trong cuộc đời chinh chiến của mình, Hạng Võ với chữ dũng, và dựa vào sức mình đã chiến thắng không biết bao nhiêu trận. Lưu Bang thì thua kém hơn, với cái đức của mình, với sự dựa dẫm vào người khác Lưu Bang cũng đã có những chiến thắng, tuy nhiên cũng do yếu tố dựa dẫm vào người khác mà Lưu Bang đã có những thất bại thảm hại. Nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều đến chiến thắng sau cùng mà Lưu Bang có được. Cái dũng của Hạng Võ thật sự mạnh mẽ đó, đã đem đến những chiến thắng vẻ vang đó nhưng về lâu dài thì cái đức của Lưu Bang lại chiếm ưu thế hơn, điều đó chứng tỏ trong chiến tranh thì bi kịch vẫn xảy ra. Cái dũng của Hạng Võ chưa thật sự mạnh hơn cái đức của Lưu Bang nếu chũng ta dựa vào chiến thắng sau cùng để đánh giá, nhưng nếu xét kĩ hơn về chuyện này thì Hạng Võ chỉ thua một trận, một trận cuối cùng quyết định nhất, và trận thua đó là trận thua trước Hàn Tín. Vì khi Lưu Bang hủy hòa ước thì Lưu Bang vẫn bị đánh bại ở Cố Lăng, nếu không có Hàn Tín thì Lưu Bang đã không thể nào làm bá chủ được. Bởi thế, có thể nói rằng cái dũng của Hạng Võ thua trí của Hàn Tín chứ không hề thua cái đức của Lưu Bang.

3.8.2. Cuộc đối đầu của trí và dũng

Dù là như thế nhưng mưu lược cũng như sự thông minh của Hàn Tín là không thể phủ nhận. Trận đánh với ba bộ hạ của Hạng Võ là Long Thả, Châu Lam và Hạng Quán đã minh chứng cho điều đó, ba tướng đó của Hạng Võ cũng giống như chủ tướng của mình vậy có tài năng, có sức khỏe, lòng can đảm, và có cả sự kiêu căng chủ quan nữa. Rõ ràng Hàn Tín biết sức mạnh của Long Thả với hai mươi vạn quân, nếu đánh nhau trực diện thì

Hàn Tín không thể nào chống đỡ nổi nên Hàn Tín đã dùng kế “dùng chính sách chia cắt họ ra để tiêu diệt từng bộ phận” [1; tr. 341] để đánh bại và lấy được đầu Long Thả.

Trận đối đầu cân sức trong cuộc đời Hàn Tín là cuộc đối đầu với Hạng Võ, cuộc đối

đầu giữ trí và dũng, Hàn Tín dùng trí mà thắng Chương Hàm. Trong khi “Chương Hàm,

một dũng tướng nhà Tần, đã từng đem tài sức mình chấn oai lục quốc, kể về sức mạnh, Chương hàm đã từng thét roi bách chiến, kể vè mưu Chương Hàm đã từng làm kẻ địch điêu đứng” [17; tr. 201]. Chương Hàm lại thua sức mạnh của Hạng Võ đến chín lần. Cuộc đối đầu giữa dũng và trí là một trận chiến có ý nghĩa quyết định nhất vì nếu Hàn Tín bại có nghĩa là Lưu Bang bại và Hàn Tín kém Hạng Võ về mưu lược. Chỉ mưu lược thôi vì trên thực tế về sức khỏe, lòng can đảm Hàn Tín thua xa Hạng Võ. Nhưng điều đó đã không xảy ra, trận đối đầu ở Cai Hạ, Hàn Tín đã bao vây Hạng Võ nhưng cũng xin nói rằng bởi lẻ Hạng Võ đã đang lúc suy yếu, về mặt trí thì Hạng Võ có thua Hàn Tín nhưng về tài chinh chiến và sức mạnh thì không hề thua. Trong Hán Sở Tranh Hùng có miêu tả khi Hàn Tín đối đầu trực diện với Hạng Võ, Hàn Tín không thể bì được sức mạnh của

Hạng Võ, không chỉ thế “trong khoảng một ngày, Hạng vương đánh lui hơn 60 viên

tướng Hán, mà ngọn đao không hề nhụt, ngựa không hề lui” [16; tr. 382]. Đúng là đáng khâm phục. Thế nhưng, dù ai chiến thắng cũng là bi kịch, Hạng Võ chinh chiến cả đời để rồi thất bại trước Hàn Tín, Hàn Tín vì Lưu Bang mà chiến đấu để rồi ôm hận vì Lưu Bang. Đó là những bi kịch mà người anh hùng phải nhận lấy. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn về điều này ngay sau đây.

Theo quan niệm phật giáo, những người tín ngưỡng người ta thường tin vào số phận. Luật nhân quả, kiếp trước như thế nào để rồi kiếp sau phải như thế ấy. Và người ta tin là mình có số phận mà tạo hóa đã sắp đặt và chúng ta không thể nào thay đổi được. Xét về mặt này ai cũng đều có số phận riêng của mình. Thất bại của Hạng Võ là do số phận, thành công của Lưu Bang cũng là số phận.

Trong cuộc sống, bi kịch là điều vẫn hay xảy ra, không trừ một ai, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Với đề tài này chúng tôi chỉ nói đến vấn đề hình tượng anh hùng. Nhưng chúng

tôi cũng xin nói sơ qua về số phận, bi kịch của các nhân vật. Bởi suy cho cùng thì thất bại của họ, cái chết của họ, cũng có sự ảnh hưởng của bi kịch.

Dù rằng Hạng Võ xuất thân quý tộc nhưng cuộc đời của hạng Võ vẫn có những bi kịch. Nhà họ Hạng do có công với nước Sở với nhiều đời là danh tướng nên được phong đất Hạng và lấy họ Hạng. Bi kịch đầu tiên của Hạng Võ là khi còn rất nhỏ “Cha mẹ cậu nối tiếp nhau qua đời. Cậu bé Hạng Võ sớm mồ côi và tâm hồn non dạy của cậu đã bị phủ lên một bóng đen đau buồn”[16; tr. 11]. Mất đi tình thương yêu từ cha mẹ, mất đi sự dạy dỗ của cha mẹ cậu chỉ được chú là Hạng Lương nuôi dạy. Không chỉ thế, không lâu sau đó ông nội của cậu cũng tử trận với quân Tần, bại trận cũng tức là mất nước, gia đình li tán, đây cũng là bi kịch chung của bá tánh nước Sở. Mặt khác khi nước mất nhà tan, cậu phải sống phiêu bạt cùng chú của mình đến Lịch Dương, rồi Ngô Huyện, Cối Kê.

Khi lau vào cuộc chiến chống Tần thì lại gặp thêm một bi kịch nữa là mất luôn người chú đã thương yêu nuôi dạy mình “Sự thất bại ở Định Đào, cũng như cái chết của người chú đã tạo nên nỗi buồn sâu đậm đối với ông”[16; tr. 105]. Hạng Võ luôn cảm thấy bị dày vò, đau khổ. Mặt khác dù có một tình yêu nồng nàn chung thủy với ngu cơ, dù suốt thời gian dài trên đường chinh chiến họ không hề rời xa nhau nhưng rồi hai bi kịch nối tiếp nhau kéo đến với Hạng Võ khi phải sinh li tử biệt với Ngu Cơ lúc bị bao vây ở Cai Hạ, nỗi đau ấy chưa dứt thì thất bại lại đến dù rằng cả đời chinh chiến hơn bảy mươi trận lớn nhỏ và bất bại. Nỗi đau thất bại ấy rất lớn đối với một người luôn xem chiến thắng là sự anh hùng, là lòng kiêu hãnh. Rồi ở Ô Giang lại thêm một bi kịch nữa là lìa xa con ngựa yêu của mình “Ô Truy ơi, người bạn của ta, từ nay đành phải xa cách!” [16; tr. 389]. Kết thúc cuộc đời chinh chiến của mình là cái chết trong sự tức tưởi, tiếc nuối của bản thân cũng như sự tiếc nuối của nhiều người. Cũng như sự tiếc nuối của hậu thế. Chu Hy là người tổng hợp toàn bộ Lý học thời Tống trong khi kể lại và bình luận sự tích của Hạng Võ có viết “khảng khái kích liệt, hữu thiên tải bất bính chi dư phẩn” (dõng dạc hùng hồn, lưu lại sự bực tức, bất bình cho ngàn đời sau)[16; tr. 396].

Lưu Bang là người chiến thắng nhưng trong đời vẫn có những bi kịch thăng trầm. khác với Hạng Võ là dòng quý tộc còn mình là nông dân bình thường, nhưng Lưu Bang

có cha mẹ anh chị em có đầy tử tình thương cũng như sự nuôi dạy của song thân. Khi lau vào chiến tranh cuộc thảm bại tại Bành Thành là bi kịch lớn nhất của Lưu Bang khi năm mươi sáu vạn quân tiêu tan trong nửa ngày. Kéo theo bi kịch ấy, Lưu Bang còn phải xa cách với cha, vợ và hai con của mình suốt thời gian dài. Nhưng với sự bao dung của Hạng Võ tất cả họ vẫn bình yên mà trở về bên cạnh Lưu Bang.

Hàn Tín, có thể nói là người có nhiều bi kịch nhất. Không cha mẹ, đói khát từng sống nhờ cơm phiến mẫu, phải chịu nhục luồn trôn tên bán thịt ngoài chợ, Khi lau vào cuộc chiến thì không được trọng dụng chỉ là một người lính bình thường. Khi được cầm quân làm chủ soái chiến dấu quên mình vì Lưu Bang để rồi chết thảm dưới tay người được gọi là minh quân mà mình trung thành.

Anh Bố, với cuộc sống dưới ách cai trị của nhà Tần, Anh Bố đã bị hình phạt sâm lên mặt. Khi tham gia vào cuộc chiến lập công cho Hạng Võ, nhưng sau đó Phản lại Hạng Võ, chiến đấu vì sự nghiệp nhà họ Lưu để rồi cũng chết oan ức dưới tay Lưu Bang.

Phạm Tăng là người tài cao, tinh thông mưu lược kinh thư nhưng lại không được trọng dụng nhiều khi theo hầu Hạng Võ, cuối cùng bị nghi làm phản, tức bản thân mình, tức Hạng Võ không nghe lời mình nên bệnh và chết trong sự tiếc nuối.

Người ta nói rằng thời thế tạo anh hùng, nhưng không biết rằng thời thế cũng do anh hùng tạo nên. Anh hùng không chỉ thuận theo thời thế mà quan trọng hơn là những con người dám đi trước thiên hạ, nhìn thấy những điều người khác chưa nhìn thấy. Với Hạng Võ, ông có sáu điểm mà khó có ai bì kịp, Lưu Bang cũng không sánh bằng: danh tiếng không bằng, thế lực không bằng, anh dũng không bằng, nhân nghĩa không bằng, tín nghĩa không bằng, yêu thương binh lính cũng không bằng.

Mặc dù không lấy thành bại để luận anh hùng nhưng với thất bại của Hạng Võ được

người ta xếp vào kiểu “anh hùng mạt lộ”. Một anh hùng không ai sánh kịp, nhưng đến

cuối cùng lại phải lâm nguy, kiệt sức. Trong Hạng Võ bản ký khi viết về nhân vật này, Tư Mã Thiên rất đồng tình với Hạng Võ. Ông không giấu nỗi niềm ngưỡng mộ. Ông say sưa miêu tả nhân vật này một cách gián tiếp.

Suy đi nghĩ lại thì người như Hạng Võ vẫn được coi là anh hùng đúng nghĩa dù có một kiêu căng nhưng bù lại Hạng Võ có đầy đủ phẩm chất của người anh hùng: dũng mãnh khí phách, có chí lớn, muốn diệt bạo Tần để dân yên ổn, dù ít hay nhiều cũng có lòng nhân đức, có tài dùng binh …trong khi đó Lưu Bang: tham tài háo sắc bất tài vô dụng tiểu nhân bỉ ổi không biết gì về binh pháp võ nghệ cũng không bằng ai… chắc hẳn Lưu Bang có được thiên hạ là do ý trời và do lòng nhân đức của Lưu Bang được lòng bá tánh nhiều hơn Hạng Võ. Lòng nhân đức của Lưu Bang bộc lộ rõ ra bên ngoài, bản chất con người của Lưu Bang là “nhân nghĩa ở cửa miêng gian trá giấu trong lòng” qua câu nói này ta thấy rõ bản chất của Lưu Bang ngoài miệng thì huynh huynh đệ đệ kể tội Hạng

Võ rồi kí hòa ước nhưng bên trong thì nham hiểm dối trá “đánh úp Hạng Võ khi đã kí

hòa ước” đến khi giành được thiên hạ thì hắn lại đổ hết tội lỗi đó cho Hàn Tín người có thể nói là đại khai quốc công thần dù rằng Hàn Tín tiểu nhân bỉ ổi.

Còn Hạng Võ lòng nhân đức tìm ẩn sâu thẳm bên trong ít ai biết đến, bên ngoài bậm trợn tỏ ra lạnh lùng chôn sống bá tánh ở tương thành nhưng bên trong tìm ẩn cả một tấm lòng. Nhưng chỉ vì người dân còn kém hiểu biết hay nói khác hơn là hiểu biết nông cạn không thấy được tấm lòng của Hạng Võ, họ chỉ thấy những cái tầm thường bé tí tẹo mà Lưu Bang đem lại nhưng họ nào có biết đó chỉ là vẻ bề ngoài.

Rõ ràng chúng ta thấy, Lưu Bang thua xa Hạng Võ về nhiều mặt, nhưng Lưu Bang lại thành công, lý do nào dẫn đến thành công ấy chúng ta có thể trả lời là do may mắn và bởi mệnh trời đã vậy. Do đó cần nói đến kiểu anh hùng thiên mệnh. Anh hùng thiên mệnh

là một kiểu anh hùng do ảnh hưởng bởi thuyết Âm dương ngũ hành của người Trung Hoa.

Nó là sản phẩm của tư tưởng thiên mệnh. Anh hùng thiên mệnh mà theo đó, xuống phàm

trần để lãnh đạo nhân dân theo mệnh trời. Tuy nhiên đây có thể chỉ là cách lí giải thần bí của người xưa, cũng như mơ ước của người dân, khi mà xã hội trở nên loạn lạc, thì việc ước mơ một người do trời sai xuống vì lợi ích của nhân dân mà phấn đấu là điều tất yếu. Trong tác phẩm có nói đến đoạn, khi Lưu Bang chạy trốn ở núi Đảng Sơn trên đường đi có gặp một con rắn to, Lưu Bang đã chém con rắn đứt làm hai. Sau đó có mụ già ngồi ôm con rắn khóc, nói con tôi là con nhà Bạch Đế bị con trai nhà Xích Đế giết chết. Đó là một

thế trong Hán Sở tranh hùng cũng có nhắc đến chân mệnh thiên tử Lưu Bang khi Hạng Võ giết chết Nghĩa Đế trên sông, trước đó Nghĩa Đế đã nằm mơ thấy Kim Đồng, Ngọc Nữ đón và mời mình xuống long cung, họ nói lẻ ra có thể làm chúa trần gian nhưng vì hồng phúc của ông Xích Đế lớn quá nên phải nhường ngôi. Đó lại là một cách lí giải và khẳng định rằng Lưu Bang là con trời. Con đường chinh phục thiên hạ của Lưu Bang gặp rất nhiều khó khăn và biến cố, nhưng Lưu Bang lại có được sự giúp đỡ của các thế lực thần bí. Khi khởi binh gặp khó khăn thì được Hạng Võ giúp, bữa tiệc Hồng môn thì được Hạng Bá cứu, khi bị Hạng Võ bao vây ở Bành Thành thì giữa trưa nắng lại có lóc cát, trời đất tối tâm thế là Lưu Bang thoát, Khi bị Đinh Công bắt thì Đinh Công tha mạng, khi bị Hạng Võ bao vây ở Huỳnh Dương thì Kỷ Tín lại chết thay… Đó không hề là những may mắn ngẫu nhiên. Quá trình lên ngôi của Lưu Bang cũng được khai báo bằng hàng loạt điềm trời, chúng xuất hiện rất nhiều, từ ngoại hình uy nghi đường bệ có vóc dáng của một vị chân mệnh thiên tử đến những giấc mơ mà Tân Thủy Hoàng nằm mơ thấy, báo hiệu Lưu Bang sẽ thay ông trong ngôi vị thiên hạ.

Tuy nhiên cũng không ích lần Lưu Bang thoát nạn là nhờ trước đó có giao du với nhiều bạn hữu, biết dùng nhân tâm thu phục thiên hạ. Từ đó cho ta thấy việc kết giao bạn hữu, và chữ nhân quan trọng đến chừng nào đối với người anh hùng.

Chương 4 NGHỆ THUẬT

Góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm không chỉ là nội dung mà còn nghệ thuật nữa, và vì đề tài của chúng tôi là hình tượng anh hùng, nên chúng tôi chú trọng đến nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Trong đó nổi bậc trong việc xây dựng hình tượng nhân vật thông qua việc miêu tả, nghệ thuật mở đầu truyện, kết thúc truyện, nghệ thuật giới thiệu nhân vật, nghệ thuật kể chuyện.

4.1.Miêu tả

4.1.1. Miêu tả trực tiếp

Như đã nói ở phần trên về hình tượng nhân vật, và cũng như theo Lí luận văn học

do Phương Lựu chủ biên thì nhân vật có thể được miêu tả đầy đủ cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử, hành động.v.v. Tất cả đã được tác giả thể hiện để tạo nên những hình tượng nhân vật, góp phần đem đến cho người đọc sự hình dung về thời kỳ lịch sử đã trải qua.

Thường Vạn Sinh đã miêu tả cụ thể Hạng Võ khi trào đời với những điểm khác thường “đầu tròn to mắt đen và rộng, trán vồ, xương chân mày cao, miệng to môi dày, có một tướng mạo khác thường”[16; tr. 9], cặp mắt thì có hai con ngươi giống vua Thuấn, có tiểu sử là dòng dõi những danh tướng nước Sở, rồi khi mười bảy mười tám tuổi thì có thân hình cao to khỏe mạnh, có khí khái của bậc anh hùng. Mặt khácThường Vạn Sinh

cũng miêu tả khá chi tiết về tính khí của Hạng Võ “Xét bề ngoài thì Hạng Võ là một

Một phần của tài liệu hình tượng anh hùng trong tác phẩm tây sở bá vương hạng võ (thường vạn sinh) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)