5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.6. Lấy đức phục nhân, biết lấy lòng bá tánh
Không chỉ thế Lưu Bang còn rất biết lấy lòng bá tánh, khi vào Quan Trung ông đã tính đến chuyện hưởng thụ như thế nhưng ông đã nghe lời khuyên của Phàn Khoái, rồi trương Lương đã không ở trong cung mà đã kéo quân ra Bá Thượng, ông còn ban hành những chính sách giảm thuế má, lao dịch và những quy định rất vừa lòng dân. Khi ấy dân chúng đã đem trâu bò, lương thực đến cho nghĩa quân nhưng ông đã không nhận, điều này càng làm cho dân chúng ngưỡng mộ. Rõ ràng điều đó đã chứng tỏ rằng ông rất biết lấy lòng người khác, dù đó có là giả dối đi chăng nữa. Điều đó cũng đã đem đến những thành công cho ông trong việc dành thiên hạ sau này, bởi xưa nay vẫn vậy, được lòng dân thì có thiên hạ và thịnh trị lâu dài, không được lòng dân thì sớm muộn cũng diệt vong. Tần Thủy
Hoàng là một tấm gương điển hình về việc mất lòng dân với những chính sách tàn ác, lao dịch nặng nề, để rồi cơ nghiệp do mình gây dựng đã tan theo mây khói chỉ trong thời gian ngắn. Lưu Bang đã thấy điều đó, chính vì thế Lưu Bang đã không đi theo vết xe đó mà trái lại rất quan tâm và được lòng dân.
3.2.6. Khuyết điểm của Lưu Bang 3.2.6.1. Vong ân bội nghĩa
Hạng Võ vì nghĩa anh em với Lưu Bang, vì là một quân tử chân chính mà thả Lưu Thái Công và Lữ Trĩ, nếu như là kẻ khác thì chắc gì họ đã chăm sóc và không làm hại đến cha và vợ của kẻ thù. Đó cũng xem như là một cái ơn vậy, mặt khác nhớ lại lúc Lưu Bang
gặp khó khăn ai đã cưu mang giúp đỡ cho mình mượn quân, và có được ngội vị Hán
Vương dù không có công lao gì nhiều cho việc đánh Tần. Tất cả những điều đó đều là cái ơn mà Lưu Bang nợ Hạng Võ. Thế nhưng Lưu Bang đã trả cho Hạng Võ như thế nào. Treo giá cho quân lính để họ lấy xác Hạng Võ và gây cảnh đau thương mà Lưu Bang trông thấy cũng rơi nước mắt đó là cảnh mà Hạng Võ dù đã chết mà xác không còn nguyên vẹn mà chia năm, không chỉ thế còn làm cho quân lính của mình tranh nhau mà tàn sát nhau. Lưu Bang chửi Ung Sĩ là kẻ vong ơn bội nghĩa phải tiêu diệt vậy mà bản thân Lưu Bang lại là người vong ơn bội nghĩa. Lưu Bang đã quên đi ngày xưa khi bị đại bại trong tay Ung Sĩ ai đã giúp hắn, quên đi tình anh em, quên đi sự bao dung của Hạng Võ về việc Hạng Võ thả Lưu Thái Công và Lữ Trĩ, quên đi hòa ước.
3.2.7.2. Bất tín
Thiên hạ lại thái bình khi Hạng Võ thả cha và vợ của Lưu Bang ra và kí kết hòa ước chia đôi thiên hạ không giằng co nữa, đó là hòa ước Hồng Câu. Không ai xâm phạm ai. Nhưng khi hòa ước được ký kết Hạng Võ đang kéo quân về Bành Thành thì Lưu Bang lại kéo quân đánh Hạng Võ từ phía sau. Đúng là một hành động bất tín. Vì tờ minh ước chưa
ráo mực mà Lưu Bang đã bội ước, nhưng lẽ ra Lưu Bang cũng kéo quân về Hàm Dương nhưng với lòng tham của mình, cộng thêm sự ngăn cản của Trương Lương và Trần Bình đã khiến cho Lưu Bang phải bội ước tấn công Hạng Võ. Kết quả của sự bội ước là Lưu
Bang đã thảm bại tại Cố Lăng. Theo như quyển 100 người đàn ông có ảnh hưởng đến
lịch sử Trung quốc thì cho rằng hòa ước chỉ là kế quản binh của Lưu Bang, trên thực tế không hề có ý chia đôi thiên hạ. Điều đó lí giải cho sự bất tín của Lưu Bang. Thế nhưng tác giả cũng cho rằng Lưu Bang là hình mẫu không nên học đối với người nắm quyền thống trị vì Lưu Bang là người không biết giữ chữ tín.
3.2.7.3. Bất hiếu bất nghĩa
Khi Lưu Bang cố thủ ở thành Huỳnh Dương, Hạng Võ bất đắc dĩ đã dùng cha và vợ của Lưu Bang để huy hiếp Lưu Bang, muốn Lưu Bang xuất chiến, bởi lẻ với bản tính của mình, Hạng Võ rất mong được giáp mặt đánh nhau chứ không phải là chờ đợi. Thế nhưng điều Hạng Võ mong muốn đã vô hiệu. Nếu như Lưu Bang vì bản thân mình mà không màng đến sự sống còn của hai con, thì giờ đây lại không màng đến cha và vợ của mình.
Lưu Bang nói với Hạng Võ rằng “nếu ngươi muốn bỏ cha ngươi vào chảo để nấu thì hãy
cho ta một chén canh” [16; tr. 324]. Hành động đó của Lưu Bang là quá đáng, bất hiếu. Không có lý do nào để giải thích được cho Lưu Bang về hành động đó. Ngay cả cha Lưu
Bang là Lưu Thái Công cũng phải nói rằng “Lưu Bang thuở nhỏ vẫn là kẻ tham tài hiếu
sắc, không nghĩ chi đến cha mẹ, chỉ lấy phú quý làm trọng” [17; tr. 334]. Nếu như Lưu Bang muốn con mình phải chết để mong có thể chạy thoát, giữ mạng cho mình, như vậy là có hiếu với mình thì giờ đây tại sao Lưu Bang không chết vì cha mình đi, như thế là đại hiếu. Không, không như vậy hành động đó là bất hiếu quá rõ ràng. Chưa hết nghĩa vợ chồng không thể bỏ mặc nhau, Hạng Võ đã bật khóc khi Ngu Cơ liều mình, còn Lưu Bang lại thờ ơ khi người ta chuẩn bị giết vợ mình. Hai hành động đó hoàn toàn trái ngược nhau Hạng Võ chí hiếu dù chỉ là với chú mình, nghĩa nặng với Ngu Cơ, còn Lưu Bang bất hiếu với cha, mà còn bất nghĩa với vợ mình.
Lưu Bang được miêu tả là một người “tham tài háo sắc, nhiều mưu mô có khi còn thể hiện một tác phong vô lại, thô tục thiếu lễ độ. Trong thời tuổi trẻ ông ta chỉ biết rong chơi, không làm lụng chi cả. Ông ta thường uống rượu chịu ở những quán rượu trong vùng, sau đó quỵt nợ luôn” [16; tr.80]. Một con người vô lại, có tác phong vô lại. Lưu Bang đến xin gia nhập quân và mượn quân của Hạng Võ đánh Phong ấp vì Phong ấp của Lưu Bang đã bị Ung Sĩ bạn thân của Lưu Bang chiếm. Chỉ với lần giáp mặt đầu tiên này Lưu Bang đã có những tính toán của một kẻ tiểu nhân “Ông ta nghĩ bụng: mình phải lợi dụng sức mạnh của họ để tranh thủ con đường sống cho mình” [16; tr. 85]. Lại một người muốn mưu cầu lợi ích riêng cho mình.
Nói đến việc háo sắc của Lưu Bang không ai biện minh cho Lưu Bang điều này, Mộng Bình Sơn dù rất ưu ái đối với Lưu Bang nhưng cũng không che dấu sự háo sắc của
Lưu Bang “Bái công lúc còn ở Sơn Đông là một kẻ tham tài hiếu sắc ai cũng khinh bỉ”
[2; tr. 79]. Không chỉ một lần thể hiện sự háo sắc đó mà rất nhiều lần, lần đánh bại Ngụy Báo, Lưu Bang thấy vợ của Ngụy Báo là Quản thị và Bạc thị đều có nhan sắc, Lưu Bang rất thích và lưu cả trong cung. Thật tệ hại, nếu là thôn nữ chưa chồng thì không nói gì, còn đằng này, vợ người ta mà cũng không chừa.
Trong khi Hạng Võ đối đầu với quân đội hùng mạnh của nhà Tần và kéo quân đi cứu Triệu thì Lưu Bang thuận lợi kéo quân vào Quan Trung trên đương đi có Lệ Thực Kỳ đến xin gia nhập, Lưu Bang cũng vốn không xem những kẻ nho sinh không ra gì “có lần, một người nọ đội mũ nho sinh vào ra mắt Lưu Bang đã lột chiếc mão của anh ta xuống rồi tiểu vào trong đó” [16; tr. 169]. Lưu Bang hành xử như vậy cũng không có gì khó hiểu bởi lẻ “Lưu Bang xuất thân hèn kém, quen tánh thô lỗ theo kiểu người phố chợ” [16; tr. 170].
Với cách sống của một kẻ tiểu nhân nên khi tiến vào Quan Trung, khi giang sơn
chưa thống nhất bạo Tần chưa dẹp yên mà Lưu Bang đã tính đến chuyện hưởng thụ “ông
nằm xuống chiếc giường chải gấm, tính toán làm thế nào thay phiên gần gũi với bao nhiêu người đẹp, còn những buổi tiệc thịnh soạn bao giờ mới được cử hành, những buổi ca múa ngày nào mới được ra lệnh tổ chức” [16; tr. 184]. Theo như Khổng Tử đã nói
“người quân tử có chí học đạo, không theo đuổi việc ăn uống no say, không cầu ở thoải mái và sống cuộc đời an nhàn…” [11; tr. 117]. Với cách nói này, há chẳng phải Lưu Bang không phải là một chính nhân quân tử.
Khi chiếm được Bành Thành bản chất thật của Lưu Bang lại bộc lộ khi tiếp tục sa
vào hưởng thụ khi nghiệp lớn vẫn chưa thành “mỗi ngày ông ta bày tiệc rượu ăn mừng,
còn những buổi ca vũ thì không bao giờ chấm dứt, Lưu Bang đã chia người đẹp trong cung ra làm mấy tốp để họ lần lượt thay phiên nhau hầu hạ ông” [16; tr. 268]
Chính vì thế đã đem đến thất bại thảm hại cho bản thân mình dù số quân có đông, kết quả là quân lính tan rã, gia đình ly tán, cha và vợ bị Hạng Võ bắt. Một hành động mà người đời cười chê Lưu Bang là Lưu Bang chạy trốn cùng hai con là Lưu Doang và Lỗ Nguyên cùng Hạ Hầu Anh. Lưu Bang vì sợ quân Hán bắt mà không màng tình cảm cha con đẩy hai đứa xuống xe đến hai lần cho xe ngựa nhẹ hơn “hiện giờ việc bảo toàn tính mạng của ta là quan trọng nhất, vậy còn kể chi đến hai đứa trẻ”[16; tr. 271], đứng trước cái chết Lưu Bang không bằng con thú. Bởi hùm dữ con không nỡ ăn thịt con, có đâu phận làm cha lại vì bản thân mình mà không màng chi đến tính mạnh con mình. Hay Lưu Bang nghĩ rằng theo quan niệm bấy giờ thì cha bắt con chết thì con phải chết, như thế mới là có hiếu. Hay Lưu Bang đã vì đại cuộc, đặt đại cuộc lên trên tình cảm riêng tư.
Vì bản thân, vì tham sống sợ chết hay vì đại cuộc ta hãy dựa vào cảnh Lưu Bang gặp Đinh Công thì có thể hiểu rõ hơn. Nếu như Hạng Võ vì danh dự, vì sợ hổ thẹn mà không về Giang Đông khi đã lâm vào đường cùng, đó là hành động của một anh hùng đầy lòng kiêu hãnh, thì Lưu Bang đứng trước bước đường lâm nguy thù Lưu Bang không hề nghĩ đến danh dự của bậc Hán vương, không biết hổ thẹn mà lại nước mắt giàn giụa van xin Đinh Công tha mạng “Lưu Bang nói đến đây thì nước mắt giàn giụa. Ông năn nĩ hết lời, và đem số vàng bạc còn trong người tặng hết cho Đinh Công” [16; tr. 273]. Anh hùng thà chịu chết không chịu nhục có đâu lại khóc lóc van xin kể thù.
Một điều nữa cần phải nói đến khi đề cập đến Lưu Bang là quân lính của Lưu Bang. Họ cũng tham lam giống như Lưu Bang vậy. Trong khi quân lính của Hạng Võ quyết liều mình cùng Hạng Võ dù họ chỉ là những kỵ binh cuối cùng. Hạng Võ đã quyết phá vòng
vây để họ chạy thoát nhưng họ không đi “chúng tôi xin theo phò Đại Vương cho đến phút cuối cùng” [17; tr. 393], cảm động thay cho những người anh hùng trung thành. Quân Hán thì ngược lại nhút nhát lại tham lam, họ tranh giành xác của Hạng Võ “họ giành giựt nhau mà không kể bất cứ những điều gì có thể xảy ra. Họ đạp lên nhau, thậm chí tàn sát nhau để giành được một phần thi thể đáng giá đó, vì mảnh thi thể này sẽ đem đến vận may cho họ. Đứng trước sự quyến rủ của vàng các tướng sĩ quân Hán người nào người nấy đều hoa cả mắt hung hăng như loài cọp beo, tham lam như chó sói, xảo quyệt như chồn, bộc lộ tất cả hành động và đạo đức trong cuộc giành xác Hạng Võ” [16; tr. 391]. Chúng tôi cũng xin nói thêm rằng, xưa nay người ta vẫn xem Lưu Bang là anh hùng bởi lẻ “Thắng làm vua, thua làm giặc” Lưu Bang là người chiến thắng nên ông thiết nghĩ mình có quyền hưởng thụ, giang sơn, mỹ nữ điều này có thể biện minh rằng Lưu Bang không tham tài háo sắc. Nhưng đâu chỉ khi chiến thắng Lưu Bang mới bộc lộ điều đó, mà ngay từ khi còn là một người bình thường thì tác phong đó đã có trong Lưu Bang. Nếu nói
rằng “Thắng làm vua, thua làm giặc” thì Lãnh Thành Kim đã sai ư? Khi ông cho rằng
“không lấy thành bại mà luận anh hùng”.
3.2.7.5. Sát hại công thần
Những việc làm của Lưu Bang sau khi đã giành được thiên hạ, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc luận công ban thưởng. Nhưng không, không phải là ban thưởng mà là sát hại. Hàn Tín là người có công rất lớn thế mà lúc thành công lại phải chết trong tay Lưu
Bang. Cả Lưu Bang và Hàn Tín đều vì danh lợi mà giết nhau. Trong Hán Sở Tranh Hùng
có nói Hàn Tín sinh lòng phản phúc nên Lưu Bang giết. Lòng phản phúc của Hàn Tín đã có từ trước, khi đã bỏ Sở theo Hán, thì giờ đây Hàn Tín cũng muốn bỏ Lưu Bang vậy, tất cả những điều đó chỉ do danh lợi và quyền lực. Hàn Tín sợ Lưu Bang quên công của mình, rồi sinh lòng phản phúc. Lưu Bang vì muốn giữ danh lợi cho mình mà giết Hàn Tín. Trước kia việc sát hại công thần sau khi đã giành được thiên hạ đã xảy ra nhiều Việt Vương Câu Tiễn giết hại Văn Chủng khi Văn Chủng đã có công rất lớn trong việc đánh bại Ngô Phù Sai nhưng với kẻ đại trí như Hàn Tín sao không biết đến điều đó. Một người được xem là anh hùng như Lưu Bang, một người lấy đức phục nhân lại làm ra những điều
đó. Thiên hạ về tay Lưu Bang là vì cái đức của Lưu Bang, nhưng khi nghiệp lớn hoàn thành thì cái đức ấy đâu mất.
Lúc phong Hàn Tín làm nguyên soái Lưu Bang đã nói với Hàn Tín rằng “Xem quân sĩ như anh em, cùng chia bùi sẻ ngọt, đồng cam cộng khổ” [17; tr. 166]. Thế nhưng bản thân Lưu Bang đã không làm được điều mà mình nói, điều mà khi tranh đoạt thiên hạ mình từng thề thốt. Cùng nhau cộng khổ khi còn nam chinh bắc chiến, đến khi thịnh trị thì không đồng cam, ngọt bùi tự mình hưởng, Lưu Bang là vậy.
Lý giải làm sao đây, khi không chỉ một mình Hàn Tín mà sau đó là Bành Việt rồi Anh Bố. Nếu như nói Hàn Tín sinh lòng phản phúc thế còn Bành Việt và Anh Bố thì sao? Phải chăng chính xác là sát hại công thần, hay tất cả chỉ vì mối nghi ngờ. Lưu bang nghi ngờ họ, giết họ để trừ đi mối lo trong lòng. Họ thì sinh lòng phản phúc vì nghi ngờ Lưu Bang quên công của mình. Chúng ta không phủ nhận cái đức của Lưu Bang, nhưng cái đức ấy chỉ có trong thời chiến loạn mà thôi, khi thái bình thì lại khác. Cũng không phủ nhận cái tài của ba người họ. Cái gì cũng có nguyên nhân và kết quả, cái chết của Hàn Tín, Bành Việt và Anh Bố là kết quả. Nguyên nhân là do chính họ đã không theo Hạng Võ đến cùng để đến chết mang danh bất trung với Hạng Võ, mà còn mang tội có lòng mưu phản với Lưu Bang.
Những việc làm ấy của Lưu Bang đã đủ để chứng tỏ lòng dạ của mình, Trương Lương là người thân tín của Lưu Bang từng có những mưu kế cứu Lưu Bang và có được
đại nghiệp như hôm nay cũng không khỏi lo lắng và than thở “Hàn Tín, Bành Việt, Anh
Bố đã bị giết, nay Tiêu Hà lại bị hạ ngục, đủ biết tâm địa của vua Hán đối đãi với công thần như thế nào rồi” [17; tr. 461]. Trương Lương đã nhận thấy điều đó nên đã sớm rời xa Lưu Bang mà đi ở ẩn. Tiếc thay cho những bậc công thần bị hại đã không nhận thấy điều đó và cũng bởi lòng còn vướng bận công danh phú quý. Về điều này có thể nói Trương Lương thức thời hơn họ, họ đã thấy cái gương của Văn Chủng ngày xưa mà không biết nhìn.
Chúng ta cũng có lý khi cho rằng Lưu Bang là người cộng khổ nhưng không đồng