tăng GDP 4 quý của khu vực này đã thể hiện một chu kỳ hoàn chình từ năm 2002-2009. Sự không đồng nhất giữa các quốc gia vì thế cũng đủ đề đảm bảo những ước lượng từ phương pháp là đáng tin cậy, trong khi những phép thử trước đây không phủ nhận những giả thiết của chúng tôi trong chương trình. Tóm lại, có đủ sự đa dạng trong khu vực Euro để khai thác toàn bộ chương trình nhưng không quá nhiều khiến nó không thể tổng hợp.
Trong tất cả các thông số, vectơ Yt là tập hợp của 3 nhóm biến: các biến kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP và làm phát), các biên tín dụng và biến chính sách tiên tệ. Chúng tôi xây dựng phép phân tích sử dụng 4 thông số khác nhau. Bằng cách này chúng tôi cân nhắc về sự khả dụng về dữ liệu ở Mỹ và châu âu (dữ liệu chéo giữa thời gian và người vay) và cung cấp các kết quả có thể kiểm tra bằng các thông tin có sẵn trên kênh tín dụng. Cụ thể, chúng tôi xem xét những thông số sau:
• Mô hình 1: các biến tín dụng bao gồm những thay đổi trong tổn cung và cầu các khoản vay kinh doanh.
• Mô hình 2: các biến tín dụng bao gồm tổng cầu và tổng tín dụng khả dụng cho tất cả các loại vay, ví dụ: các tập đoàn phi tài chính, tín dụng tiêu dùng và thế chấp.
• Mô hình 3: các biến tín dụng bao gồm tổng cầu, nguồn cung tín dụng thuần (kênh cho vay ngân hàng) và rủi ro của người vay là các công ty (kênh giá trị tài sản của các công ty)
• Mô hình 4: các biến tín dụng bao gồm tổng cầu, nguồn cung tín dụng thuần (kênh cho vay ngân hàng) và sự rủi ro của người vay ở tất cả các loại vay (kênh giá trị tài sản của các công ty và hộ gia đình)
Các thông số trong mô hình 1 được sử dụng để so sánh với các tài liệu cũ (Lown and Morgan,2006). Các mô hình còn lại giúp ta xác đinh tính chất của rất nhiều thành tố trong kênh tín dụng, cụ thể, mô hình 3 và 4 thực sự đã cô lập nguồn cung của kênh tín dung. Tuy nhiên, vì sự thiếu hụt dữ liệu, các thông số bị giới hạn trong vay kinh doanh (mô hình 3) hoặc trong dữ liệu của riêng khu vực đồng Euro (mô hình 4). Tất cả các thông số đều có hiện tượng trễ cho tất cả các biến.
Để xác định các thay đổi của chính sách tiền tệ, chúng tôi làm theo một cách tiếp cận chuẩn (xem ví dụ trong Christiano, Eichenbaum and Evans, 1999). Không giống như các tài liệu trước yêu cầu phải có các biến tín dụng đi theo các lãi suất chính sách trong mô hình và đưa các biến này vào vectơ Y2t, chúng tôi giả sử rằng cơ quan quản lý phản hồi mọi thông tin hiện thời. Việc xác định các thay đổi trong chính sách này có xem xét việc tiên liệu các thành tố trong cuộc điều tra. Giả định rằng các ngân hàng trung ương không chỉ quan sát tổng sản lượng đầu ra và giá cả hiện tại mà còn cả các phản ứng hiện tại của cá nhân viên tín
dụng khi ngân hàng trung ương quyết định các lãi suất chính sách. Vì thế, tất cả các biến này không đổi ở thời gian t khi có tác động của một thay đổi chính sách ở thời gian t, và lãi suất chính sách được quyết định bởi cả các biến kinh tế vĩ mô và biến tín dụng. Nói cách khác, trong sự thiết lập của chúng tôi tập hợp Y2t là rỗng23. Vì thế mà chúng tôi đã thực hiện một vài kiểm định mạnh sử dụng các tập hợp biến Yt có thứ tự khác nhau và thu được những kết quả rõ ràng giữa các mô hình khác nhau.
Nhằm xác định các thay đổi tín dụng, như đã đề cập ở phần trên, chúng tôi tin tưởng các ngân hàng và coi những đánh giá của họ là những phản ánh trung thực tình hình của thị trường tín dụng ngân hàng. Kết quả, chúng tôi sử dụng (1 cách đột phá) các câu trả lời liên quan đến cầu cho vay làm đại diện cho cú shock cầu tín dụng. Hơn nữa, chúng tôi cũng giải thích được một đột phá về những thay đổi trong tiêu chuẩn cho vay (xảy ra do những thay đổi trong khả năng cân đối các nguồn lực của các ngân hàng và do áp lực cạnh tranh) giống như là một thước đo cho nguồn cung tín dụng (kênh tín dụng ngân hàng), một đột phá khác về thay đổi trong các chuẩn tín dụng (do thay đổi trong khả năng cân đối các nguồn lực của các công ty và hộ gia đình) có thể coi như một thước đo cho chất lượng của người vay vốn (kênh giá trị tài sản của các công ty/hộ gia đình). Tất cả các kết quả trên đều rất mạnh và nhìn chung là vững khi ta thay đổi thứ tự của các biến tín dụng24.
Biểu đồ 1B và 2B thể hiện những thay đổi trong nguồn cung thuần được ước lượng từ mô hình và nguồn cung thuân thực từ bản điều tra (trung bình từ các phản hồi về hạn chế trong cân đối các nguồn lực của ngân hàng và các yếu tố cạnh tranh). Cần lưu